CÓ CHUYỆN NÀO MÀ RẤT NHIỀU NĂM SAU BẠN ĐỘT NHIÊN HIỂU RA KHÔNG?

Ví dụ như ý nghĩa của những hành động vô tình của người khác, mục đích sử dụng khó hiểu của các đồ vật, lý do chia tay, những thứ mà ta thích hoặc ghét, những hiểu lầm về người khác…
Giống như hôm nay tôi bất ngờ nhận ra rằng mình thích ăn tôm. Trước đây, tôi luôn cảm thấy những món ăn có tôm rất sang trọng và ngon miệng, nhưng chưa bao giờ tôi nghĩ rằng mình thích ăn tôm.
Một ví dụ khác là khi còn trẻ, tôi đã bị từ chối khi theo đuổi một đàn anh. Đàn anh đó rất quyết đoán, lúc đó tôi nghĩ anh ấy thật vô lý nhưng sau này tôi nhận ra anh ấy đã làm đúng.
Tôi đã từng tức giận với giáo viên mẫu giáo của mình, nhưng khi lên mười mấy tuổi, tôi nhận ra rằng việc chăm sóc nhiều đứa con nít như vậy thật không dễ dàng. Cô ấy cũng chỉ là một người bình thường.
Trước đây chỉ là cảm thấy không thoải mái với người mình ghét, nhưng sau nhiều năm, cuối cùng tôi cũng có thể tuyên bố: tôi không thích anh tacô ta và tôi không muốn quá thân thiết với anh tacô ta.
Hơn nữa, tôi nhận ra rằng mình mắc chứng nghiện sạch sẽ. Tôi không thích người khác ngủ trên giường của mình vì ngại bẩn, không thích chó mèo vì không chịu được cảm giác bị chúng liếm, và cũng tương tự với việc không muốn chạm vào điện thoại của người khác,…

1. Người dùng ẩn danh

Lúc còn bé
Tôi vô tình làm hỏng con chuồn chuồn gỗ trong ngăn kéo của cha
Ông không nói một lời
Chỉ là sau đó im lặng với tôi trong một thời gian rất dài
Khi đã lớn
Con tôi làm vỡ chiếc vòng tay mà cha tặng tôi
Ngắm nhìn món đồ duy nhất cha để lại
Lúc đó tôi mới hiểu được sự im lặng của cha khi ấy

2.

Mối quan hệ thoải mái nhất giữa người với người là khi chúng ta có thể thẳng thắn trò chuyện với nhau.
Sự thờ ơ đúng mực ngược lại có thể mang lại niềm vui.
Quan tâm đến ý kiến của người khác là gốc rễ của mọi tai họa.
Tiêu chuẩn của sự trưởng thành: Không có cảm giác tội lỗi sau khi từ chối người khác.
Chỉ cần không có xung đột lợi ích, thông thường không nên phản bác những gì người khác nói.
“Trở nên tốt hơn” là phong trào về sự cống hiến và kỷ luật.
Việc lựa chọn nhẫn nhịn nhiều hơn không biến bạn trở thành người tốt.
Càng ít kinh nghiệm thì kinh nghiệm học được càng quý giá.
Lòng trung thành thật sự đều là âm thầm xảy ra.
Không tranh luận với người khác là một biểu hiện của yêu bản thân.
Một số người không thích bạn vì bạn không đủ giả tạo; nhiều người thích bạn vì bạn đủ chân thành.
Cuối cùng rồi ai cũng sẽ rời đi. Học cách sống một mình là kỹ năng cơ bản để tồn tại.
Nhất định phải giữ liên lạc với những người có thể khai thác điểm mạnh của bạn.
Bị phớt lờ còn tệ hơn bị ghét, được tôn trọng còn quan trọng hơn được yêu thích.
Hãy tin tưởng vào trực giác của mình. Ở một mức độ nào đó, nó còn hiểu bạn hơn chính bản thân bạn.
Không ai quan tâm bạn tốt nghiệp đại học từ trường nào cho đến khi bạn có thể thực sự giải quyết vấn đề.
Đừng bao giờ cảm thấy tội lỗi vì làm những việc có lợi hoặc mang lại niềm vui cho bản thân.
Đừng nghĩ đến việc trả thù ai đó, cũng đừng nghĩ đến việc tranh luận với ai đó, chỉ cần im lặng block họ là được.
Hãy dũng cảm quay lưng rời đi, sớm muộn họ cũng sẽ nhận ra họ đã đánh mất những gì. Đôi khi giá trị của một người chỉ có thể thể hiện thông qua việc rời xa.
Kể từ khi bước chân vào xã hội, tôi chưa từng có một bức tường đáng tin cậy để dựa vào, vì vậy tôi phải tự mình trở thành một ngọn núi vững chắc.
Nhiều người cho rằng, bên cạnh công việc hàng ngày và giao tiếp xã hội, còn tồn tại một bản ngã thật sự khác của bản thân. Nhưng sai rồi, những gì bạn làm hàng ngày chính là những yếu tố tạo nên cuộc sống của bạn, và cái mà bạn cho là một chiếc mặt nạ chính là hình dáng thực sự của bạn.

“Nỗ lực đến cùng sẽ có kết quả xứng đáng” không áp dụng với chuyện tình cảm.

Điều mà sau rất nhiều năm tui mới nhận ra là không ai ở bên mình cả đời. Tình thân cũng vậy, mà tình bạn hay tình yêu cũng thế. Trước cứ nghĩ một khi người ta bước vào đời mình rồi thì chẳng bao giờ rời đi, nhưng làm gì có chuyện đó. Cái cây cũng cần nuôi dưỡng hàng ngày mới phát triển khỏe mạnh, mà có chăm tốt đến cỡ nào thì cũng có ngày nó già rồi chết đi. Sau này ngoại trừ người nhà, ai tới thì tui trân trọng, nhưng đã muốn rời đi thì tui cũng không ép buộc mình phải níu giữ người ta khư khư nữa.

Nhiều năm như vậy mới biết được những chuyện giải quyết được bằng tiền đều là chuyện nhỏ quan trọng vẫn là phải có thật nhiều tiền.

Ngày trước, bà tui có mái tóc rất đẹp, dài qua thắt lưng và óng ả. Khi còn sống, ông thường tự tay nấu nước sả, gội đầu và chải tóc cho bà. Sau khi ông mất, bà bỗng dưng quyết định cắt ngắn lên đến tận cổ và còn uốn dợn sóng. Lúc đó, tui không hiểu, chỉ nghĩ là bà muốn thay đổi hoặc cố tìm vui (giống như tụi con gái mình hay đi đổi kiểu tóc khi không vui). Nhưng đến 1 ngày, bà buột miệng nói rằng ông đi rồi, mái tóc dài của bà cũng đã theo ông. Và tui chợt hiểu ra bà cắt tóc ngắn vì ông không còn đồng nghĩa người đàn ông gội đầu cho bà cũng đã không còn. Bà chỉ muốn duy nhất ông gội đầu và nhìn ngắm mái tóc dài của bà.

Suy nghĩ càng thoáng thì cuộc sống càng dễ thở.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *