Tại sao rồng lại có sở thích thu thập vàng bạc châu báu về dự trữ? Chúng có dùng được đâu

Tôi ví dụ rồng là một loài động vật có thật như các miêu tả trong sách cổ và truyền thuyết nha.
Đầu tiên, là một loài động vật to lớn có thể bay lượn trên không trung, tốc độ trao đổi chất của chúng sẽ không thấp đâu.
Từ góc độ vật lý mà nói, tốc độ trao đổi chất cao, nhiệt năng của chúng cũng sẽ cao, nhưng dưới sự hạn chế của diện tích bề mặt cơ thể, tản nhiệt trở thành một vấn đề lớn với họ nhà rồng đấy.
Lúc bay lượn trên bầu trời thì không nói rồi, đối lưu c ư ỡ n g b ứ c và không khí lạnh ở trên cao sẽ giúp chúng hạ nhiệt nhanh chóng. Nhưng rồng là loài ưa ngủ, làm thế nào để dẫn nhiệt và tản nhiệt lúc chúng nghỉ ngơi và lười biếng cũng là vấn đề nan giải.
Mà vừa hay, khả năng dẫn nhiệt của vàng đứng hàng thứ 3 trong giới kim loại. Nếu để một lượng lớn vàng nguyên chất trong ổ, họ nhà rồng hoàn toàn có thể yên tâm ngủ ngon mà không lo bị nóng trong người.
Ngoài ra, rồng thường được miêu tả là thích sống trong hang động. Nếu chất vàng thành nệm như vậy cũng giúp giảm tiếng ồn và khả năng mài mòn các loại vật chất khác do nước chảy nhỏ giọt gây ra.
Tiếp theo, tôi sẽ nói về độ thoải mái khi lót vàng khối làm nệm.
Nguyên lý cũng giống như những chiếc túi đậu được nhồi bằng hạt xốp ấy. Các hạt cứng được xếp chồng lên nhau, khi có ngoại lực tác động, chúng sẽ di chuyển và có thể đáp ứng mọi kiểu ngồi, nằm với đầy đủ tư thế khác nhau của họ nhà rồng.
Trong những truyền thuyết về rồng, có phải bạn thường bắt gặp hình ảnh, câu chuyện về việc rồng thở phì 1 cái, mọi vật xung quanh biến thành bã trong nháy mắt không?
Nếu dùng khoa học để giải thích thì tôi đoán, trong hơi thở của rồng có lưu huỳnh hoặc các hợp chất của lưu huỳnh. Cho nên, hầu hết các vật liệu trong tự nhiên sẽ bị oxi hóa nhanh chóng, mà khả năng chống oxi hóa của vàng thì rất mạnh, họ nhà rồng chẳng phải cật lực thay nệm mỗi ngày.
Còn nếu xét về mặt địa chất thì với sinh vật có thể hình lớn và thích đào hang như rồng, khả năng chúng làm sụt lở đồi núi rất cao và có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Đặc biệt là trong thời kỳ giao phối, sinh hoạt hằng ngày của chúng chắc chắn không khác gì động đất đối với cong người, nên các lớp vàng chồng chất như vậy sẽ giúp giảm lực đùn và ma sát đấy.
Từ góc độ sinh vật học thì có một số loài vật thông minh thường có thói quen giống nhau, cũng có loài chim thích tìm những bộ lông lộng lẫy về làm đẹp cho tổ, nên việc rồng chọn vàng hoặc các viên ngọc có màu sắc lộng lẫy để trang trí cho tổ ấm của mình là hoàn toàn bình thường và hợp tự nhiên.
Chưa kể, theo y học thì vàng là kim loại có độ tương thích sinh học khá cao, thường không gây ra một số vấn đề về sức khỏe như dị ứng hay gây hại mãn tính.
Tôi nói nhiều thế thôi chứ có khi truyền thuyết yêu vàng bạc châu báu của rồng là lời nói dối của những kẻ làm giàu bất chính, muốn giải thích số tài sản mình bỗng có được bằng những điều kì diệu, may mắn để chẳng ai phải lấy làm lạ rồi điều tra ngọn ngành.
Dù gì cũng không biết rồng có thật không, mà có thật thì chúng lại chẳng hiểu tiếng người, phân bua kiểu gì được, mặc người đời vo ve thôi.

Rồng phương đông đâu có yêu thích tích trữ vàng đâu, tụi nó là quan chức cấp cao được cung phụng còn ko hết mà.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *