Lúc nhỏ tôi chẳng viết được bài văn nào ra hồn đâu.
Đề bài bảo tôi kể lại chuyến đi picnic, tôi bảo tôi không đi picnic, không kể được. Mẹ tôi cũng bó tay.
Lúc đó giáo viên chủ nhiệm kiêm giáo viên ngữ văn của tôi còn đến tận nhà hỏi thăm.
Mẹ bảo tôi chưa từng đi picnic thì kể làm sao được?
Cô hỏi tôi: “Bình thường con hay đọc sách gì?”
Tôi trả lời: “Con đọc Harry Potter”
Cô hỏi tiếp: “Tác giả là người quen của Harry Potter nên mới viết được đúng không?”
Tôi bảo: “Đương nhiên không”
Cô lại hỏi: “Vậy truyện về Harry Potter là thật hay giả?”
Tôi từng bước tiến đến cái bẫy cô đào sẵn: “Là giả, cả thế giới phép thuật cũng là giả”
Cô phản bác lại tôi ngay: “Không, là thật, Harry Potter là thật”
Tôi đờ người luôn.
Cô không đợi tôi tỉnh táo đã nói tiếp: “Truyện Harry Potter xuất bản sách, sản xuất phim, chế tác hẳn bộ xếp hình đắt đỏ. Vừa nhắc đến Harry Potter không ai là không biết, so với thần tượng trên tivi còn nổi tiếng hơn, tại sao không thể là thật?”
Tôi hoang mang: “Nhưng thế giới hiện thực không có Harry Potter!”
Cô giáo vẫn không nao núng: “Tuy thế giới hiện thực không có, nhưng trong đầu con có mà! Trong đầu con có từng câu chuyện, từng chuyến phưu lưu mạo hiểm của Harry, cớ sao không thể là thật?”
Tôi không hiểu: “Trong đầu có là thật? Vậy chẳng lẽ con bịa cái gì cũng được?”
Cô giáo lại vòng tay lái sang ngõ rẽ khác: “Nếu con bịa chuyện không ai tin, thì đó là giả. Nhưng nếu con bịa chuyện tất cả mọi người đều tin, thậm chí còn xem đó là tín ngưỡng, dựng phim, chế tác đồ chơi, mong muốn được vào thế giới con bịa ra trải nghiệm ít lâu thì đó đương nhiên là thật”
Lúc đó tôi vẫn chưa hiểu: “Vậy rốt cuộc, cái con viết là bịa, hay là thật?”
Cô giáo dùng một câu hỏi khác để trả lời tôi: “Tại sao con thích Harry Potter? Cái đó cũng là bịa mà”
Tôi bảo: “Bởi vì con đọc thấy hay, thần chú cũng ngầu nữa”
Cô giáo đúc kết cho tôi nghe: “Đấy, cái con quan tâm là truyện có hay không, chứ con đâu quan tâm Harry có phải là thật không? Cho nên, con cảm thấy cô sẽ quan tâm con đã từng đi picnic chưa à?”
Đột nhiên như có tiếng chuông chùa đánh thức sự ngu muội của tôi…
Cuối kỳ, tôi viết bài văn kể về hộp đồ chơi của mình, điểm khá cao.
Đương nhiên, nhà tôi không có đồ chơi, cô giáo cũng không quan tâm tôi có chơi thật hay không…Văn tôi viết ra hay là được…
Đây mới gọi là giáo dục chứ, cô giáo nói hay và giải thích vấn đề rõ ràng, khơi gợi khả năng sáng tạo của trẻ. Để đứa trẻ hiểu bản chất của vấn đề và cách giải quyết nó. T nghĩ nếu t là đứa trẻ chắc chắn lúc đó t sẽ như đc mở ra một chân trời mới, khám phá mới và sáng tạo hơn, niềm tin vào cô cũng tăng lên :)))
Ờ thì bản chất cái cớ ko có là của mấy đứa lười thôi, chứ viết văn là học cách diễn đạt, ko phải bắt học sinh phải nói dối, nhưng mục đích học diễn đạt vẫn là chính, nên đành chịu thôi.
Còn ngày xưa trường mình học mấy thầy cô cũng khá tinh tế, ko bao giờ ra những đề bắt tả chính xác bố/mẹ/ông/bà mà chỉ là người thân trong gia đình thôi.
Hồi cấp 1 mình hay được dạy mấy văn mẫu như thế này:
+ Trường em nằm nép mình ở bên đường quốc lộ
+ Ông ngoại hiền từ, ánh mắt sáng như sao, râu tóc bạc phơ
+ Bà ngoại em móm mém nhai trầu, mặt cười phúc hậu,
Lúc đấy vẫn nghĩ trong đầu: ông bà ngoại của mình có thế này đâu? Rồi những ai ông bà mất rồi thì tả sao?
Lúc đó nếu cô giải thích cho mình thế này, hoặc tương tự vậy nhưng dễ hiểu hơn thì chắc mình đã không phải mông lung trong đầu lâu đến thế.
Nghe thì thấy hay, nhưng ngẫm lại thì thật sự nguy hiểm, cô đang dạy đứa trẻ trở thành kẻ lừa đảo nguy hiểm. Thủ pháp hiệu quả nhất của lừa đảo luôn là đánh vào cảm xúc, khi cảm xúc đủ mạnh thì con người ta không còn phân biệt được thật giả nữa. Và đứa trẻ này đã được dạy rằng, sự thật không quan trọng, tính hấp dẫn của câu chuyện mới quan trọng.
Câu nói cuối cùng của Harry khi gặp cụ Dumbledore trong “ngã tư vua” trong cái đầu cậu khi bị Voldemort cast the spell Avada ở những chương cuối của cuốn 7: “thưa thầy, tất cả những chuyện này là có thật, hay là nó chỉ xảy ra trong cái đầu của con?” – và cụ Dumbledore trả lời: “dĩ nhiên là chúng chỉ xảy ra trong cái đầu của con, nhưng vì cớ gì điều này lại có nghĩa là chúng không có thật?” >> một kết thúc xuất sắc cho bộ truyện – trả lời câu hỏi tiềm ẩn của tất cả mọi người đọc và khiến cho bộ truyện này trở thành một bộ truyện vĩ đại bất hủ.
Đúng, thi ai eo sừ cũng thế, chả ai quan tâm mình nói điêu hay ko, ngta đang kiểm tra năng lực sử dụng ngôn ngữ của mình mà.
Lý do những đứa trẻ ngoan ngoãn sống theo khuôn mẫu đa phần thua thiệt mấy đứa nghịch ngợm ấy. Điều chúng ta cần trong cuộc sống là ứng biến linh hoạt, miễn là ko phạm pháp thì nó sẽ mang đến nhiều sự tốt đẹp hơn bạn tưởng. Đạo đức dạy nói thật nhưng rõ ràng có những lúc câu chuyện nửa thật nửa giả lại khiến cho người ta tin tưởng hơn.
Thế thì đáng nhẽ nên để đề bài là tả con chó con mèo con gà mà em thích, em từng thấy, chứ cứ “nhà em” thì vô tình lại làm khó trẻ con ra. Kể cả bịa giỏi thì cũng là nói dối, cũng chẳng hay ho gì.
Hồi cấp 1, có đề văn là tả bà em. Tui tả về bà tui. Chỉ được 5đ nhưng không phải vì sai chính tả, chữ xấu, viết văn lủng củng mà là vì văn mẫu là bà thì phải tóc bạc, da nhăn, cười móm mém, còn bà tui thì không như vậy. Bà tui tóc dài, đen mượt, da trắng hồng, hay mặc áo dài, đi guốc. Và tất nhiên tui không phục “văn mẫu” của cô. Bố mẹ tui cũng không đồng ý kiểu sáng tạo bóp méo cảm nhận thật của đứa trẻ như tui. Nên cho đến giờ, tui vẫn kiên định quan niệm viết văn là tôn trọng suy nghĩ, góc nhìn, cảm nhận của người viết. Mọi đánh giá chỉ dựa trên câu chữ, cách dẫn dắt, cách lồng ghép câu chuyện và nhân sinh quan của người viết. Chứ văn không thể áp đặt kiểu con chó thì phải sủa gâu gâu, biết giữ nhà, còn chuyến đi chơi thì phải vui vẻ. Con chó có quyền không sủa, không thể giữ nhà. Chuyến đi chơi có thể rất buồn.