Tiểu quốc Jhansi là 1 tiểu quốc tồn tại trong suốt thời kỳ Ấn Độ thuộc Anh trên khu vực bang Uttar Pradesh ở miền Trung Ấn Độ.
Tiểu quốc này có lẽ sẽ trở nên vô danh trong lịch sử Ấn Độ nếu như nó không là nơi bắt đầu huyền thoại về nữ hoàng Manikarnika Tambe hay nổi tiếng hơn là Rani (Hoàng hậu) Lakshmi Bai trẻ tuổi trong giờ phút tồn vong của vương quốc đã vận nhung trang, cưỡi chiến mã hiên ngang xung trận đánh nhau nhiều trận với quân đội Công ty Đông Ấn của Anh cho đến khi hi sinh oanh liệt ngày 18 tháng 6 năm 1858 khi mới 29 tuổi
Huyền thoại về anh thư Ấn Độ Lakshmi Bai cưỡi trên lưng chiến mã dẫn đầu đoàn quân xung phong ở tuyến đầu trong cuộc khởi nghĩa Sepoy 1857-1858 vẫn tiếp tục sống mãi trong lịch sử của Ấn Độ theo thời gian ngay cả sau khi Lakshmi Bai đã hi sinh
Jhansi là 1 vương quốc tách ra từ đế quốc Maratha
Nguyên thủy là Jhansi thuộc xứ Bundelkhand song vào khi Bundela bị quân đội đế quốc Mughal lăm le bờ cõi thì vua xứ này đã liên hợp lực lượng với đội quân của Maratha do tể tướng (Peshwa) kiêm danh tướng Baji Rao (Rao tương đương Vương trong khi Rajah thì ở 1 số hình thức chính là hoàng đế) Đệ Nhất nổi danh là chưa từng bị thua 1 trận chiến nào trong suốt cuộc đời binh nghiệp kéo dài 20 năm của mình (1720-1740)
Lực lượng liên hợp sau đó đánh tan tành quân Mughal và để đổi lại cho sự ứng cứu từ Baji Rao Đệ Nhất cũng như lực lượng Maratha thì tiểu vương xứ này đã cắt 1 phần quốc thổ trong đó đã bao gồm Jhansi cho Baji Rao Đệ Nhất cũng như gả luôn con gái là công chúa Mastani làm người vợ thứ 2 của danh tướng Baji Rao Đệ Nhất
Baji Rao Đệ Nhất trước khi mất đã hoàn trả thái ấp mình được nhận lại cho chủ là vua đế quốc Maratha
Đế quốc Maratha sau đó binh bại trong cuộc chiến lần thứ 2 với công ty Đông Ấn Anh dù lần 1 thì họ trên cơ người Anh
Tận dụng cơ hội chiếm ưu thế trước đế quốc Maratha, người Anh đã móc ngoặt với 1 số tướng lĩnh Maratha để cho họ tự do ly khai khỏi đế quốc Maratha đang tàn tạ
Năm 1804, Rao Shiv Rao Hari Bhau đã trở thành người cầm quyền thực tế của Jhansi và tự xưng là quốc chủ của Jhansi cũng như mở đầu triều Newalkar ; thế là tiểu quốc Jhansi ra đời từ đó với sự chống lưng của người Anh
Tiểu quốc Jhansi có diện tích 4,059 cây số vuông
Sau khi hoàn toàn đánh bại đế quốc Maratha trong cuộc chiến Anh Maratha lần thứ 3 vào năm 1818 thì Anh buộc đế quốc Martatha từ bỏ hoàn toàn quyền sở hữu vùng Bundelkhand (bao gồm tiểu quốc Jhansi) vốn do danh tướng Baji Rao Đệ Nhất trải nhiều trận mang về 1 thế kỷ trước đó
Các đời quốc chủ Jhansi tiếp tục tồn tại dưới cái bóng của người Anh cho tới đời quốc chủ Maharaja (Đại vương) Gangadhar Rao khi Gangadhar Rao kết hôn với Manikarnikar a.k.a Lakshmi Bai
2 người có chung 1 người con là Damodar Rao nhưng đứa nhỏ lại chết yểu nên 2 người nhận 1 đứa nhỏ khác là Anand Rao làm con thừa tự và đổi tên thành Damodar Rao 1 ngày trước khi Gangadhar Rao băng hà
Dù việc nhận con nuôi cũng như truyền lại quyền thừa kế hoàng tộc cho con thừa tự khi quốc vương còn thoi thóp có sự chứng kiến của viên chức Anh cũng như giấy tờ viết tay của quốc vương để chứng minh, xác nhận sự việc song người Anh lại bội phản khi từ chối quyền thừa kế của mẹ góa con côi Lakshmi Bai sau khi Gangadhar Rao băng hà
Nữ vương Lakshmi Bai sau đó đã được người Anh chi trả khoản tiền hàng năm là 60,000 đồng rupee cho việc nữ vương cùng ấu tử rời khỏi cung điện và từ bỏ quyền làm chủ Jhansi để chính quyền Anh sát nhập vào đất thuộc địa song Lakhsmi Bai đã không đồng ý và kiện cáo để giữ quyền thừa kế ngôi vị của Damodar Rao song vụ kiện bị từ chối
Thay thế cho sự xóa bỏ xứ Jhansi khỏi bản đồ là sự xuất hiện của tiểu quốc Khaniadhana
Tuy là bị người Anh đòi xóa bỏ tiểu quốc song nữ vương Lakshmi Bai vẫn tiếp tục sống tại cung điện cùng con trai như trước
Năm 1857, khởi nghĩa Sepoy (binh lính người Ấn chiến đấu trong quân đội Anh) với cớ sự là việc người Anh bắt các binh sỹ Ấn theo đạo Hindu hay đạo Hồi dùng các loại đạn có lớp giấy bôi trơn bằng mỡ heo, mỡ bò vốn sẽ được các binh sỹ dùng miệng và răng tách bỏ lớp giấy bọc khỏi viên đạn mỗi khi cần dùng đạn cho chiến sự
Điều này hiển nhiên là vi phạm cấm kỵ 2 tôn giáo Hindu và Hồi Giáo nên các binh sỹ nhao nhao nổi dậy
Trước tin tức có khởi nghĩa thì nữ hoàng Lakshmi Bai đã đề nghị người Anh cho bà lập đội quân có vũ trang để bảo vệ cho bà và người Anh đã đồng ý
Dù đang giữa vùng đất chiến loạn song nhịp sống trong thành Jhansi vẫn an yên
Tuy nhiên nữ vương đã tổ chức lễ Haldi Kumkum (nghi lễ mà các phụ nữ có chồng sẽ tụ họp và bôi len nhau bột nghệ và chu sa nhằm để cầu chúc phu quân họ trường thọ) và trong nghi lễ thì bà đã thuyết phục hội phụ nữ là không cần ngán người Anh vì quân Anh rất bạc nhược
Dù vậy thì nữ chúa Lakhsmi Bai vẫn miễn cưỡng với ý định nổi dậy cho tới tháng 6 năm 1857 khi Trung đoàn bộ binh Bengal 12 tấn công pháo đài nơi các sỹ quan người Tây Dương (40-60 người) đang đồn trú cùng gia đình và tàn sát những người này sau khi giả vờ cho họ đầu hang và sống sót ra đi
Quân nổi dậy sau đó được nữ chúa Lakshmi Bai cho tiền để tiễn đi nơi khác
Nữ chúa Lakhsmi Bai sau đó còn phải dẹp 1 cuộc nổi dậy ủng lập cháu trai của chồng mình lên hoàng vị
Bên cạnh đó thì ngôi hoàng vị của tiểu quốc giàu có lại đang nắm giữ bởi mẹ góa con côi đã khiến 2 tiểu quốc Orchha và Datia đang là đồng minh của người Anh them muốn và khiến họ cất quân lăm le bờ cõi Jhansi
Trước mối đe dọa của quân xâm lược thì nữ chúa Jhansi đã cầu xin viện trợ thì người Anh song người Anh cho rằng nữ chúa có liên quan đến vụ đồ sát các sỹ quan đồn trú trong thành nên họ bỏ mặc bà tự lo liệu
Giai đoạn từ tháng 8 năm 1857 tới tháng 1 năm 1858 thì Jhansi vẫn còn hòa bình trong khi quân Anh đàn áp khởi nghĩa một cách mệt mỏi
Người Anh sau đó để mua chuộc lòng tin nữ chúa đã đánh tiếng rằng họ sẽ gửi quân tới tương trợ nhưng kỳ thực không có ai nên cuối cùng nữ chúa cùng quần thần quyết định họ sẽ tự do hành động
Quân dân Jhansi sau đó đã tái thiết lại thành trì cũng như lắp đặt đưa các khẩu pháo vào vị trí phòng khi quân Anh kéo tới
Tháng 3 năm 1858, quân Anh kéo tới Jhansi và họ phát hiện là thành Jhansi đã được gia cố kiên cố với pháo có thể nã xuống vùng thôn quê lân cận thành
Chỉ huy quân Anh ra tối hậu thư cho Jhansi đầu hàng song nữ chúa Lakshmi Bai đã quyết định chiến đấu chống lại người Anh
Ngày 23 tháng 3 năm 1858, quân Anh bắt đầu vây hãm Jhansi và tới ngày 24 thì họ pháo kích vào thành song bị phản pháo dữ dội.
Lực lượng Jhansi đã cầu viện sự trợ giúp từ 1 thủ lĩnh chỉ huy quân Sepoy khởi nghĩa là Tatya Tope
20,000 quân do Tatya Tope chỉ huy đã kéo tới đánh nhau với quân Anh đang vây hãm thành trì để giải vây song họ bị thất bại
Ngày 2 tháng 4 năm 1858, quân Anh phá vỡ được tường thành và tràn vào giáp lá cà ác liệt với quân khởi nghĩa trên từng con phố, ngõ ngách
Mọi người trong thành, kể cả người già và trẻ em họ đều tham gia chiến đấu song người anh từng bước thắng thế
Trận chiến trong thành sau đó biến thành cuộc thảm sát khi người Anh tàn sát phần lớn dân cư trong thành (khoảng 5000 người) sau khi thành phố thất thủ
Trước tình thế này thì Nữ hoàng Lakshmi Bai đã rút từ cung điện sang pháo đài phòng thủ thành phố để tiếp tục kháng cự cho tới khi dưới sự cố vấn của các thuộc hạ là việc phòng thủ thành Jhans đã trở nên vô ích thì bà cùng con trai và quân đội của mình rút ra ngoài thành
Theo truyền thuyết thì nữ hoàng Lakshmi Bai địu con trai Darmodar Rao trên lưng đã nhảy từ pháo đài xuống con ngựa chờ sẵn bên dưới
Kết quả là họ không hề hấn gìnhưng con ngựa thì chết sau cú nhảy
Lực lượng Lakshmi Bai rút tới Kalpi và tại đây thì họ đã bị người Anh 1 lần nữa đánh bại khiến họ phải lùi tới Morar trong xứ Gwalior
Ngày 16 tháng 6, quân Anh kéo tới tấn công Morar
Ngày 18 tháng 6, nữ chúa Lakshmi Bai chỉ huy quân xung phong tìm cách chọc thủng trận tuyến của người Anh
Trong trận chiến này thì nữ chúa Lakhsmi Bai đã bị trọng thương do bởi nhát kiếm từ quân Anh
Chưa dừng lại ở đó, trong khi nữ chúa Lakshmi Bai ngồi bên vệ đường vì vết chém thì bà phát hiện ra 1 tên lính Anh đang tiến về phía mình nên đã rút súng lục ra giải quyết trong khi tên lính Anh ăn đạn cũng phản đòn bằng súng cacbin
Vì không muốn người Anh có được thi thể của mình nên nữ chúa Lakshmi Bai trong cơn hấp hối đã nhờ 1 tu sỹ khổ hạnh hỏa tang xác mình sau khi chết và người ta đã thực hiệ di nguyện của bà
Sau 3 ngày chiến đấu thì người Anh cuối cùng cũng chiếm được Morar
Về phần con trai Darmodar Rao thì tiếp tục chạy trốn khỏi người Anh cho tới khi ra đầu hàng vào tháng 5 năm 1860
Người Anh sau đó đã cấp cho cho Darmodar Rao 1 khoản 10000 đồng rupee cùng 7 tùy tùng và phải sống dưới sự giám hộ của thầy giáo người Kashmir là Munshi Dharmanarayan
Năm 1861, Jhansi cùng các địa bàn phụ cận đã được trao cho tiểu quốc Gwalior. Tiểu quốc Jhansi tới đây là chấm dứt
Thật ngưỡng mộ những vị nữ anh hùng trong lịch sử