Phần 2: Công cuộc cải cách Mindon ( 1853-1885):
link Phần 1:
Cuộc canh tân được nhà vua Mindon phát động từ năm 1853 ( sớm hơn Minh Trị duy tân đến 15 năm), dưới sự giúp sức của người em trai Kanaung ( linh hồn của cuộc duy tân) cùng một số trí thức như Pho Hlaing, U Gaung. Cả trưởng hoàng hậu cũng ủng hộ ông [ bà yêu thích khoa học và chiêm tinh, đã học cách sử dụng niên giám hàng hải của Anh để tính toán] Dù trong tình thế như đã nói ở trên, giới lãnh đạo Miến vẫn cố gắng làm những gì có thể. Cụ thể, các đề mục cải cách họ đưa ra bao gồm:
– GIÁO DỤC:
+ Gửi các học giả và những người thông minh sang phương Tây ( bao gồm Anh, Pháp, Ý và Mỹ) để mở mang tầm mắt và học tập về cuộc cách mạng công nghiệp và kỹ thuật quân sự.
+ Mở trường dạy học cho con em quan lại và quý tộc.
+ Vào đầu những năm 1870, lớp học sinh đầu tiên hưởng nền giáo dục phương Tây bắt đầu tham gia chính trường.
+ Gửi các học giả và những người thông minh sang phương Tây ( bao gồm Anh, Pháp, Ý và Mỹ) để mở mang tầm mắt và học tập về cuộc cách mạng công nghiệp và kỹ thuật quân sự.
+ Mở trường dạy học cho con em quan lại và quý tộc.
+ Vào đầu những năm 1870, lớp học sinh đầu tiên hưởng nền giáo dục phương Tây bắt đầu tham gia chính trường.
– NGOẠI GIAO:
– Thi hành ngoại giao đa phương. Theo ông bạn Miến của tôi thì cụ thể là tăng cường quan hệ với Mỹ, Pháp, Ottoman và Mãn Thanh để kìm chân Anh. Dù nhà vua cũng không tin vào người Pháp, nhưng ông nhận thức rõ là Miến Điện cần có nhiều đồng minh trên trường quốc tế.
– Thi hành ngoại giao đa phương. Theo ông bạn Miến của tôi thì cụ thể là tăng cường quan hệ với Mỹ, Pháp, Ottoman và Mãn Thanh để kìm chân Anh. Dù nhà vua cũng không tin vào người Pháp, nhưng ông nhận thức rõ là Miến Điện cần có nhiều đồng minh trên trường quốc tế.
– CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH:
+ Củng cố chế độ tập quyền trung ương ( cần nhớ là Miến vốn theo chế độ phong kiến phân quyền: vương quốc bao gồm 1 vua và nhiều chư hầu). Ban hành chế độ tiền lương nhằm giảm quyền lực và thu nhập của quan lại.
+ Nỗ lực chuyển đổi Miến Điện sang hình thái quân chủ lập hiến [ chỉ mới nằm ở dạng học thuyết do Pho Hlaing đề xướng].
+ năm 1871, Pho Hlaing viết luận thuyết chính trị Mahasamatavinicchaya nói về mối quan hệ giữa nhà vua và thần dân. Trong đó, ông cho rằng quyền cai trị của nhà vua không được xác lập bởi các quyền lực siêu nhiên [ ý trời] mà là từ quyền thừa kế [ birthright].
+ Năm 1878, Pho Hlaing xuất bản Rajadhammasangaha, một luận thuyết có tính cách mạng. Dựa trên những ảnh hưởng từ Phật giáo, ông đặt ra 7 tiêu chí cho một nhà nước khuôn mẫu:
1/ Consultation of a body [ không biết dịch là gì luôn]
2/ Thống nhất trong hành động
3/ Cư xử tuân thủ pháp luật.
4/ Tôn trọng những lời răn dạy của người trên.
5/ Không áp bức phụ nữ.
6/ Kính trọng những lễ nghi thờ cúng Nat [ tương tự thành hoàng ở VN] của các làng xã địa phương.
7/ Bảo vệ sư sãi.
+ Củng cố chế độ tập quyền trung ương ( cần nhớ là Miến vốn theo chế độ phong kiến phân quyền: vương quốc bao gồm 1 vua và nhiều chư hầu). Ban hành chế độ tiền lương nhằm giảm quyền lực và thu nhập của quan lại.
+ Nỗ lực chuyển đổi Miến Điện sang hình thái quân chủ lập hiến [ chỉ mới nằm ở dạng học thuyết do Pho Hlaing đề xướng].
+ năm 1871, Pho Hlaing viết luận thuyết chính trị Mahasamatavinicchaya nói về mối quan hệ giữa nhà vua và thần dân. Trong đó, ông cho rằng quyền cai trị của nhà vua không được xác lập bởi các quyền lực siêu nhiên [ ý trời] mà là từ quyền thừa kế [ birthright].
+ Năm 1878, Pho Hlaing xuất bản Rajadhammasangaha, một luận thuyết có tính cách mạng. Dựa trên những ảnh hưởng từ Phật giáo, ông đặt ra 7 tiêu chí cho một nhà nước khuôn mẫu:
1/ Consultation of a body [ không biết dịch là gì luôn]
2/ Thống nhất trong hành động
3/ Cư xử tuân thủ pháp luật.
4/ Tôn trọng những lời răn dạy của người trên.
5/ Không áp bức phụ nữ.
6/ Kính trọng những lễ nghi thờ cúng Nat [ tương tự thành hoàng ở VN] của các làng xã địa phương.
7/ Bảo vệ sư sãi.
– KINH TẾ – THUẾ MÁ:
+ Tái cơ cấu hệ thống tài chính.
+ Cải cách hệ thống thu thuế nhằm tăng cường nguồn thuế thu trực tiếp.
+ Dỡ bỏ rào cản thương mại.
+ Trong thời gian Nội Chiến Mỹ, giá sợi bông tăng vọt [ phe Miền Nam bị cấm vận]. Mindon đã lợi dụng cơ hội này đẩy mạnh xuất khẩu bông để kiếm tiền chi trả cho cuộc canh tân.
+ Đẩy mạnh buôn bán sợi bông, lụa, trà và bạc với Trung Quốc qua đường Vân Nam.
+ Thành lập một đội 10 chiếc tàu hơi nước nhỏ để đẩy mạnh buôn bán với người Anh.
+ Vào cuối cuộc canh tân, Pho Hlaing trong các luận thuyết của mình còn đề cập đến những sáng kiến như: cắt giảm lương và chi tiêu của hoàng gia, thiết lập ngân hàng quốc gia, đề ra chính sách khuyến nông và khuyến thương.
+ Tái cơ cấu hệ thống tài chính.
+ Cải cách hệ thống thu thuế nhằm tăng cường nguồn thuế thu trực tiếp.
+ Dỡ bỏ rào cản thương mại.
+ Trong thời gian Nội Chiến Mỹ, giá sợi bông tăng vọt [ phe Miền Nam bị cấm vận]. Mindon đã lợi dụng cơ hội này đẩy mạnh xuất khẩu bông để kiếm tiền chi trả cho cuộc canh tân.
+ Đẩy mạnh buôn bán sợi bông, lụa, trà và bạc với Trung Quốc qua đường Vân Nam.
+ Thành lập một đội 10 chiếc tàu hơi nước nhỏ để đẩy mạnh buôn bán với người Anh.
+ Vào cuối cuộc canh tân, Pho Hlaing trong các luận thuyết của mình còn đề cập đến những sáng kiến như: cắt giảm lương và chi tiêu của hoàng gia, thiết lập ngân hàng quốc gia, đề ra chính sách khuyến nông và khuyến thương.
– LUẬT PHÁP:
+ Thành lập lực lượng cảnh sát.
+ Cố định phí toà án, thay đổi toàn diện hệ thống hình phạt.
+ Năm 1873: ban hành “ 17 điều” – bộ luật sớm nhất Đông Nam Á về quyền tự do.
+ Thành lập lực lượng cảnh sát.
+ Cố định phí toà án, thay đổi toàn diện hệ thống hình phạt.
+ Năm 1873: ban hành “ 17 điều” – bộ luật sớm nhất Đông Nam Á về quyền tự do.
– KỸ THUẬT: nói chung chủ trương đẩy mạnh việc phổ biến kỹ thuật châu Âu vào mọi lĩnh vực.
+ Hiện đại hoá quân đội.
+ Lần đầu tiên giới thiệu máy đúc tiền ở Miến Điện.
+ Mua nhà máy để tự chế tạo súng đạn và đại bác.
+ cho đến năm 1866, toàn nước Miến có 50 nhà máy và công xưởng các loại. Các nhà máy này chế tạo từ đồ thuỷ tinh, vải vóc đến súng đạn,…
+ Các sách vở phương Tây về sinh học, y học, hoá học,… được dịch và bày bán công khai. Ví dụ:
* Yaw Min Gyi dịch và giới thiệu các sách về hoá học.
* Năm 1868, Pho Hlaing dịch tác phẩm Lilavati – sách toán của nhà toán học Ấn Bhaskara II, viết vào thế kỉ 12 – sang tiếng Miến.
* Năm 1869, Pho Hlaing biên dịch cuốn Lipidipika viết về kỹ thuật điện báo, có kèm thêm một số sáng kiến của riêng ông. Vào năm sau, tuyến điện tín đầu tiên được hoàn thành, nối liền Mandalay và Ragoons cùng các thị trấn Thượng Miến khác. Hệ thống mã dành riêng cho Miến cũng được phát minh cùng năm đó.
+ Năm 1875, Pho Hlaing viết Kayanupassana, 1 luận văn về ngành giải phẫu học.
+ Hiện đại hoá quân đội.
+ Lần đầu tiên giới thiệu máy đúc tiền ở Miến Điện.
+ Mua nhà máy để tự chế tạo súng đạn và đại bác.
+ cho đến năm 1866, toàn nước Miến có 50 nhà máy và công xưởng các loại. Các nhà máy này chế tạo từ đồ thuỷ tinh, vải vóc đến súng đạn,…
+ Các sách vở phương Tây về sinh học, y học, hoá học,… được dịch và bày bán công khai. Ví dụ:
* Yaw Min Gyi dịch và giới thiệu các sách về hoá học.
* Năm 1868, Pho Hlaing dịch tác phẩm Lilavati – sách toán của nhà toán học Ấn Bhaskara II, viết vào thế kỉ 12 – sang tiếng Miến.
* Năm 1869, Pho Hlaing biên dịch cuốn Lipidipika viết về kỹ thuật điện báo, có kèm thêm một số sáng kiến của riêng ông. Vào năm sau, tuyến điện tín đầu tiên được hoàn thành, nối liền Mandalay và Ragoons cùng các thị trấn Thượng Miến khác. Hệ thống mã dành riêng cho Miến cũng được phát minh cùng năm đó.
+ Năm 1875, Pho Hlaing viết Kayanupassana, 1 luận văn về ngành giải phẫu học.
– TRIẾT HỌC:
+ Năm 1871, Pho Hlaing xuất bản cuốn Vimuttirasa [ “ mùi vị của tự do”]. Đây là một cuốn sách tập hợp các bài phê bình về triết học, những luật thuyết về so sánh các tôn giáo [ Comparative religion].
+ Năm 1877, Pho Hlaing viết “ Nhìn thấu 10 trạng thái Vipassana”, 1 luận văn bàn về khái niệm Vipassana trong Phật giáo.
+ Năm 1871, Pho Hlaing xuất bản cuốn Vimuttirasa [ “ mùi vị của tự do”]. Đây là một cuốn sách tập hợp các bài phê bình về triết học, những luật thuyết về so sánh các tôn giáo [ Comparative religion].
+ Năm 1877, Pho Hlaing viết “ Nhìn thấu 10 trạng thái Vipassana”, 1 luận văn bàn về khái niệm Vipassana trong Phật giáo.
Trên đây là một số thông tin sơ bộ về cải cách Mindon mà tôi tìm ra được [ dựa theo nguồn tiếng Anh]. Hẳn nhiên thông tin vẫn còn thiếu sót [ nói quá ít về Kanaung, người được xem là trụ cột của cuộc canh tân]. Nhưng qua đó, chúng ta có thể hình dung và đánh giá phần nào về cuộc canh tân 30 năm này.
Giai đoạn này để lại nhiều mẩu chuyện xúc động về tinh thần khẩn trương của giới lãnh đạo Miến. Người ta nói rằng người em trai Kanaung thường đến thăm nhà máy kể cả vào những buổi sớm mùa đông lạnh để hỏi han về tình trạng máy móc, trong khi chỉ quấn có một tấm chăn quanh thân. Hay một câu chuyện khác kể rằng khi ông thử nghiệm nổ mìn trên sông nhằm chuẩn bị cho tình huống chống tàu chiến Anh trong tương lai, thì một trưởng tăng đoàn chạy ra phản đối, bảo làm như thế là…sát sinh ( tôm cá dưới sông).
Thực sự cải cách Mindon đã thực hiện rất nhiều ý tưởng mà Nguyễn Trường Tộ từng đề xướng [ không phải tất cả]. Ở 1 số lĩnh vực, họ còn đi xa hơn nhiều. Điển hình ở những chi tiết sau:
+ Nguyễn Trường Tộ chỉ mới dừng ở mức dâng sớ, Mindon đã thực sự tiến hành duy tân.
+ Mindon bắt đầu cải cách từ tận 10 năm trước khi Nguyễn Trường Tộ dâng bản điều trần đầu tiên [ 1863].
+ Nguyễn Trường Tộ ban đầu khuyên vua tin tưởng và giao luôn việc quốc phòng cho Pháp để tập trung canh tân. Đến khi Pháp trở mặt muốn chiếm hết Nam Kỳ [ 1864], ông tá hoả quay sang nhiệt liệt ca ngợi người Anh [ bảo là người Anh “ tâm lượng rộng rãi, giúp cho ai cũng đều có ân có hậu”, “ thường giữ lễ nghĩa, không phản phúc bất thường như Pháp”] và khuyên Tự Đức…tin tưởng họ. Mindon không ngây thơ như vậy, ông chủ trương đa phương hoá ngoại giao.
+ Nguyễn Trường Tộ từng viết 1 bản điều trần dài [1864] hiến kế “ dùng rợ trị rợ”, khuyên vua tìm cách li gián cho Anh…xâm lược Pháp rồi “ ngồi xem thành bại, không mất một mũi tên”. Mindon không ảo tưởng như vậy, ông chỉ muốn có thêm đồng minh để tăng cường tiếng nói trên trường quốc tế.
+ Nguyễn Trường Tộ có nói đến việc mở cửa thông thương, đem hàng hoá ra nước ngoài bán kiếm tiềm. Mindon thì đã dỡ cả rào cản thương mại, tậu đến 10 chiếc tàu hơi nước phục vụ buôn bán [ Tự Đức chỉ mua tàu chiến gunboat, nhưng mới tới chiếc thứ 4 đã kiệt quệ, phải thôi]. Thậm chí ý kiến thành lập ngân hàng quốc gia thì Nguyễn Trường Tộ còn không hình dung được.
+ Nguyễn Trường Tộ có nói đến việc kén chọn mười mấy người cho sang Tây học nghề, hay cho người Tây đến Việt Nam mở xưởng thuê nhân công, hòng để người Việt làm việc lâu ngày thạo kỹ thuật mới. Mindon đã nghĩ đến việc xây dựng hệ thống giáo dục để lĩnh hội kiến thức phương Tây 1 cách bài bản [ du học và mở trường] tuy cũng chỉ mới nhắm đến tầng lớp lãnh đạo chứ đưa hướng đến toàn dân.
…
Với nỗ lực 32 năm ròng, người Miến đã đạt được một số thành tựu đáng lưu ý: 50 nhà máy, mở cửa thông thương, hệ thống cảnh sát, và đặc biệt là đào tạo được 1 đội ngũ lãnh đạo có xu hướng cấp tiến để phục vụ đất nước. Theo cái lí lẽ của người Việt mình, lẽ ra Miến đã “ hùng mạnh như Nhật”, “ chiếm cả Châu Á”. Thế nhưng dù thời gian canh tân diễn ra lâu hơn cả Minh Trị duy tân [ chỉ 27 năm], thực tế là họ vẫn sụp đổ trước cuộc xâm lăng của người Anh vào năm 1885.
+ Nguyễn Trường Tộ chỉ mới dừng ở mức dâng sớ, Mindon đã thực sự tiến hành duy tân.
+ Mindon bắt đầu cải cách từ tận 10 năm trước khi Nguyễn Trường Tộ dâng bản điều trần đầu tiên [ 1863].
+ Nguyễn Trường Tộ ban đầu khuyên vua tin tưởng và giao luôn việc quốc phòng cho Pháp để tập trung canh tân. Đến khi Pháp trở mặt muốn chiếm hết Nam Kỳ [ 1864], ông tá hoả quay sang nhiệt liệt ca ngợi người Anh [ bảo là người Anh “ tâm lượng rộng rãi, giúp cho ai cũng đều có ân có hậu”, “ thường giữ lễ nghĩa, không phản phúc bất thường như Pháp”] và khuyên Tự Đức…tin tưởng họ. Mindon không ngây thơ như vậy, ông chủ trương đa phương hoá ngoại giao.
+ Nguyễn Trường Tộ từng viết 1 bản điều trần dài [1864] hiến kế “ dùng rợ trị rợ”, khuyên vua tìm cách li gián cho Anh…xâm lược Pháp rồi “ ngồi xem thành bại, không mất một mũi tên”. Mindon không ảo tưởng như vậy, ông chỉ muốn có thêm đồng minh để tăng cường tiếng nói trên trường quốc tế.
+ Nguyễn Trường Tộ có nói đến việc mở cửa thông thương, đem hàng hoá ra nước ngoài bán kiếm tiềm. Mindon thì đã dỡ cả rào cản thương mại, tậu đến 10 chiếc tàu hơi nước phục vụ buôn bán [ Tự Đức chỉ mua tàu chiến gunboat, nhưng mới tới chiếc thứ 4 đã kiệt quệ, phải thôi]. Thậm chí ý kiến thành lập ngân hàng quốc gia thì Nguyễn Trường Tộ còn không hình dung được.
+ Nguyễn Trường Tộ có nói đến việc kén chọn mười mấy người cho sang Tây học nghề, hay cho người Tây đến Việt Nam mở xưởng thuê nhân công, hòng để người Việt làm việc lâu ngày thạo kỹ thuật mới. Mindon đã nghĩ đến việc xây dựng hệ thống giáo dục để lĩnh hội kiến thức phương Tây 1 cách bài bản [ du học và mở trường] tuy cũng chỉ mới nhắm đến tầng lớp lãnh đạo chứ đưa hướng đến toàn dân.
…
Với nỗ lực 32 năm ròng, người Miến đã đạt được một số thành tựu đáng lưu ý: 50 nhà máy, mở cửa thông thương, hệ thống cảnh sát, và đặc biệt là đào tạo được 1 đội ngũ lãnh đạo có xu hướng cấp tiến để phục vụ đất nước. Theo cái lí lẽ của người Việt mình, lẽ ra Miến đã “ hùng mạnh như Nhật”, “ chiếm cả Châu Á”. Thế nhưng dù thời gian canh tân diễn ra lâu hơn cả Minh Trị duy tân [ chỉ 27 năm], thực tế là họ vẫn sụp đổ trước cuộc xâm lăng của người Anh vào năm 1885.
Chúng ta sẽ thử lí giải nguyên nhân thất bại trong phần 3 tới.
Nguồn: Phach Ho Nguyen
Tư liệu cho bài viết:
* Các trang wiki về Mindon, Kanaung, Pho Hlaing.
* Sách “ River of the Lost Footsteps: History of Burma” của Thant Myint U
Tư liệu cho bài viết:
* Các trang wiki về Mindon, Kanaung, Pho Hlaing.
* Sách “ River of the Lost Footsteps: History of Burma” của Thant Myint U
Phần 3: https://trainghiemsong.vn/cai-cach-mindon-phan-cuoiphan-1-n-2-sup-do-va-nguyen-nhan-2/