“ho-bien”-nha-bo-hoang-giua-thu-do-thanh-khong-gian-song-tien-nghi,-ai-xem-cung-phai-ngo-ngang

“Hô biến” nhà bỏ hoang giữa Thủ đô thành không gian sống tiện nghi, ai xem cũng phải ngỡ ngàng

“Hô biến” nhà bỏ hoang thành không gian sống tiện nghi  - Ảnh 1.

Ngôi nhà đẹp nằm trong một con hẻm sâu tại Hà Nội, là minh chứng cho tốc độ đô thị hoá và gia tăng dân số nhanh của khu vực. 

Căn nhà của người chủ cũ trên mảnh đất 80m2 được tách làm hai nửa, một phần đã được cải tạo thành nơi ở cho một gia đình trẻ. Phần còn lại đang bị bỏ hoang khi KTS tiếp cận dự án.

“Hô biến” nhà bỏ hoang thành không gian sống tiện nghi  - Ảnh 2.

Chủ sở hữu mới – một người độc thân muốn cải tạo nó thành một ngôi nhà đẹp có chất liệu bằng kính, nhỏ nhưng sáng sủa, thoáng mát và phù hợp với ngân sách.

Nhà nằm trong ngõ sâu nên có thể phát sinh chi phí vận chuyển phế thải phá dỡ. Hơn nữa, việc phá dỡ có thể ảnh hưởng đến tính bền vững của phần ngôi nhà đã được cải tạo bên cạnh. Do đó, gia chủ và KTS đã quyết định cải tạo thay vì phá bỏ nó để xây dựng một cái mới.

“Hô biến” nhà bỏ hoang thành không gian sống tiện nghi  - Ảnh 3.

“Hô biến” nhà bỏ hoang thành không gian sống tiện nghi  - Ảnh 4.

Tầng trệt được phân chia thành một phòng ngủ, khu vệ sinh và phòng bếp. Lối tiếp cận từ hẻm vào không gian bên trong qua hành lang như một khoảng đệm, khác biệt lớn so với các ngôi nhà ống xung quanh.

“Hô biến” nhà bỏ hoang thành không gian sống tiện nghi  - Ảnh 5.

“Hô biến” nhà bỏ hoang thành không gian sống tiện nghi  - Ảnh 6.

Lầu 1 bao gồm phòng làm việc, khu giặt và một khoảng sân áp mái nhiều cây xanh. Cầu thang sắt lỗ được tạo ra để kết nối Tầng trệt và Lầu 1, nhưng vẫn đảm bảo ánh sáng lọt xuống khu bếp vào ban ngày.

“Hô biến” nhà bỏ hoang thành không gian sống tiện nghi  - Ảnh 7.

Bản vẽ công trình trước khi cải tạo.

“Hô biến” nhà bỏ hoang thành không gian sống tiện nghi  - Ảnh 8.

Bản vẽ công trình sau khi cải tạo.

Một nửa mái chéo được làm từ tấm lợp trong suốt để lấy ánh sáng cho các khoảng xanh và tạo cảm giác không gian được mở rộng. Mái nhà và các mặt bao che trước sau được ví như một chiếc áo mưa, trùm lên khối nhà cũ, bảo vệ phần tường, sàn khỏi xuống cấp do thời tiết.

Do phần hiện trạng đã được xây dựng khá lâu và xuống cấp, “áo” bao che được thiết kế với trọng lượng nhẹ nhất, bao gồm sắt, tấm lợp và gỗ – các vật liệu phổ biến ở địa phương.

“Hô biến” nhà bỏ hoang thành không gian sống tiện nghi  - Ảnh 9.

Mô hình ngôi nhà sau khi cải tạo.

Tổng mức đầu tư đã được giảm bớt do kết cấu vì mái kéo và nội thất được làm từ gỗ xoan tại vườn quê. Ông bà của chủ nhà đã trồng các cây xoan từ nhiều năm và không ngờ chúng trở thành món quà cho ngôi nhà của cháu nội.

KTS đã khai thác không gian và ánh sáng, phần vật tư hoàn thiện không quá trau chuốt. Sau khi hoàn thiện, ngôi nhà mang lại cảm giác ngạc nhiên, thích thú từ chính chủ nhà và cả những người hàng xóm.

(Thiết kế: S.LA architecture)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *