MỘT CUỘC ĐỐI THOẠI “NGẮN”
————-
Có 1 nhà nghiên cứu Võ thuật truyền thống người Trung quốc vào nói với Tớ :”…. Võ Bình Định – Tây sơn của bọn mày là có nguồn gốc từ đám cướp biển người Hoa khét lẹt vùng Nam Hải đầu quân cho nhà Tây sơn và huấn luyện phương pháp chiến đấu cho quân Thuỷ – Bộ Tây sơn . Võ Tây sơn – Bình định từ đó mà ra mang nặng dấu ấn và ảnh hưởng của Võ Tàu !…”
Tớ hỏi các Cụ hoá ra đúng vậy thật !…
————–
???T: ? Lý Tài và Tập Đình là 2 cướp biển vùng từ Nam Hải đến Nam Dương đc thu phục và mang hơn 2.000 quân đầu Tây Sơn là có thật. Nhưng đó ko phải là gốc của võ Tây Sơn.
Vùng đất Bình Định ngày nay xưa là các Phủ Hoài Nhơn (huyện Hoài Nhơn và huyện An Lão), Phủ Tây Sơn (nay là huyện Tây Sơn thuộc Bình và thị xã An Khê tỉnh Gial Lai), phủ Tuy Viễn (vùng Hoài Ân, Phù Cát), Phủ An Nhơn và phủ Tuy Phước.
Trước cuộc khởi nghĩa Tây Sơn nổ ra năm 1771 (đánh dấu bằng việc Nguyễn Nhạc đánh chiếm thành Quy Nhơn – thị xã An Khê ngày nay, rồi đổi tên thành Hoàng Đế) thì các cuộc truy quét các tướng lĩnh các nghĩa quân khởi nghĩa ở Đàng Ngoài (sư phụ của Trần Quang Diệu, Nguyễn Văn Tuyết…), các võ tướng, danh sĩ của các cuộc thanh trừng, đấu đá nội bộ chúa Nguyễn ở Đàng Trong (Ngô Mãnh, Trần Lâm, Trương Văn Hiến, Đinh Hồng Liệt, Tôn Thất Đạm…) hay võ tướng và danh sĩ cựu triều Nhà Minh không thần phục nhà Thanh (chủ yếu đóng góp về quân y học) đã sang vùng đất này “quy tụ” hàng vài thập kỷ trước (đầu những năm thế kỷ 17) bởi có đồng bằng lớn nhất Nam Trung Bộ được bao bọc bởi 3 mặt núi và 1 biển nước sâu, rất hợp xây kinh đô và bố phòng quân sự. Vùng đất này được đánh giá cao về mặt phong thủy ĐẠI CUỘC, nơi đây đã là kinh đô hàng ngàn năm của nhiều triều đại Charmpa (trong đó triều đại tồn tại lâu nhất và thịnh nhất là Vijaya với gần 500 năm) với tên Việt là Thành Đồ Bàn.
Các danh sĩ, võ tướng và thần y này đã tạo lập cho vùng đất này một nền văn hóa khác hẳn văn hóa bản địa (bị người Việt đồng hóa từ những năm 1471 sau khi bị tay kiếm Lê Thánh Tông đạp đổ Trà Bàn): nho học truyền bá, võ học phổ thông (nhà nhà luyện võ) và y học phát triển (đến thời đại ngày nay còn rất nhiều phương pháp y học cổ truyền của vùng đất nay vẫn đc coi là bí truyên trong dân gian và các dòng họ).
Trước khởi nghĩa Tây Sơn khoảng 10 năm, cũng có 1 cuộc khởi ghĩa khác là Khởi Nghĩa Truông Mây của anh hùng Lía vang danh lịch sử, chấn động Đàng Trong. Cuộc chiến này không cân sức do sai lầm sách lược cứu khốn phò nguy (gần giống Lương Sơn Bạc của Tốc Ác Ti bên Tàu), tuy nhiên1 cũng đã kịp diễn ra các trân đánh với hàng gần 10 vạn quân Triều và gần 2 vạn nghĩa quân, với cách bày binh bố trận của Trần Lâm không kém Gia Cát Vũ Hầu bên Thục Hán). Một câu chuyện đầy BI TRÁNG xảy ra sau sự phản bộ của 1 nhân vật lãnh đạo đứng Thứ 4 trong nghĩa quân. Kết thúc khởi nghĩa cũng đã lấy đi khá nhiều tinh hoa của vùng đất này nhưng cũng giúp cho anh em Nhạc Biện tránh đc vết xe đổ về cách gây dựng lực lượng, chuẩn bị khởi nghĩa sau này.
Trong quá trình chuẩn bị lực lượng khởi nghĩa, anh em Tây Sơn Tam Kiệt có gần 10 năm ngầm xây căn cứ trên An Khê, huấn luyện nghĩa quân. Thực hiện sách lược của Trương sư phụ, dưới tài giáo đầu của Huệ (lúc đó chưa đầy 20 tuổi), sự nhiệt thành của Tuyết (hơn Huệ khoảng 10 tuổi), sự tận tâm của Thị Xuân, Văn Lộc, Văn Sở, Đình Tú, Văn Long, Văn Bảo (Đặng), Quang Diệu, Văn Bưu, Văn Hưng… (những người này duy chỉ có Quang Diệu từ Sơn Trà – Quảng Nam vào, còn lại đều same tuổi Huệ và học các cao đồ quanh vùng Quy Nhơn), nghĩa quân Tây Sơn đc huấn luyện bài bản, tập trận thuần thục, trang bị hỏa lực mạnh (sáng tạo ra Hỏa Hồ – một loại ổng phun lửa trang bị cho bộ binh) và thực hiện các trận mở đầu mĩ mãn hơn kịch bản. SAU KHI HẠ QUY NHƠN, BỒNG SƠN, NƯỚC MẶN… thì người Hoa (Lý Tài và Tập Đình) mới đồng ý ủng hộ Nhạc để tranh thủ cơ hội gây dựng sự nghiệp và đội quân này mau chóng CHIA TAY: Tập Đình chạy trốn sau trận thua trước danh tướng Hoàng Ngũ Phúc của quân Trịnh tại Hải Vân quan 1775. Lý Tài chạy vào Sài Côn theo Định vương Nguyễn Phúc Thuần (con Võ vương Nguyễn Phúc Khoát) năm1776, rồi ép Định Vương nhường ngôi cho Phúc Dương, sau bị Đỗ Thành Nhân (1 trong Gia Định tam hùng tiêu diệt). Về cơ bản từ 1776 đã ko còn Hán quân trong Tây Sơn doanh.
Năm 1789, sau Nguyễn Huệ đăng cơ ở Phú Xuân lấy hiệu là Quang Trung Hoàng Đế, đánh tan quân Thanh, bình định Bắc Hà. Quang Trung Hoàng đế muốn xây dựng đội thủy quân mạnh với mục đích thống trị Biển Đông, chuẩn bị quét Nguyễn Anh đang lớn dần ở Sài Côn và Nam Bộ nên Ông đã trưng dụng nhiều dân thuyền dọc ven biển, bức hàng nhiều tàu buôn và cướp biển dọc Nam Hải (bắc Biển Đông, quần đảo Hải Nam) xuống Nam Dương (Biển Mã Lai), đóng nhiều tàu chiến cỡ lớn có bọc đồng, đúng nhiều thần công theo lối Tây phương (có hỏa lực mạnh, tầm bắn xa)… như vậy lúc này thủy quân có sự góp sức của Hán quân nhưng vẫn dưới sự thống lĩnh và quy chế của quân đội Đại Việt và do người Việt làm đô đốc (Đặng Văn Long, Nguyễn Văn Lộc…). Đóng góp của người Hán lúc này là cực kỳ ít và ko có ảnh hưởngu, chủ yếu là chuẩn bị lực lượng..
Kết luận: quan điểm của “Nhà nghiên cứu” kia là duy ý chí, chỉ là “lấy điểm tả diện” mà không phải bản chất.
Trân trọng!
???Tác giả:? Đường Lang Cư Sĩ Nhà Sử học kiêm Võ học lừng danh của Tớ có thể chứng minh được sự không liên quan và ảnh hưởng của Võ Tây sơn và Võ Tàu được không khi mà tất cả mọi kthuat Thân , Tấn , Quyền ,cước …- Binh khí lẫn lời Thiệu đều trông có nét lai giữa Võ Việt với võ Tàu?
???T: Ái chà… sư huynh lại đặt vấn đề khác rồi à nha…
Em phủ nhận phương pháp tác chiến, huấn luyện và võ thuật Tây Sơn (cụ thể trong bài nội dung của anh là phong trào Tây Sơn và triều đình Tây Sơn) là từ đội quân cướp biển người Hoa và cộng đồng người Hoa cũng như vai trò tham chiến của Hán quân. Chứ không phủ nhận các giá trị mà Người Hoa mang sang (như y học và võ thuật), nhưng sự tác động là gián tiếp thông qua các thế hệ trước và một số tướng lĩnh Tây sơn trong vai trò thụ huấn và tiếp thu văn hóa.
Càng không phải ảnh hướng của Cướp biển phương Bắc.
?Về võ học cổ truyền nước Nam ta thì trong khoảng gần 300 năm nay hầu như sử dụng ảnh hưởng của Bắc phương thông qua các phong trào di dân xuống phương nam của các tộc người phương Bắc do không thần phục và phản đối triều “ngoại bang Mãn Thanh”. Sự trao đổi VÕ VIỆT và VÕ TÀU đã tạo ra một dòng võ mới của các gia/phải cổ truyền ngày nay, và trong hơn 100 năm nay sự “sính ngoại” của dân ta, sự khép mình của các gia/phái trong nước đã làm mất dần đi gốc “cổ truyền” của chính mình.
Và Võ Tây Sơn, Võ Sài Gòn (gần như toàn bộ) bị ảnh hưởng nhiều nhất do các yếu nhân Bắc phương thường sang đây tập kết và lập nghiệp (đúng ra là còn ở Quảng Nam nữa, nhưng Tây Sơn đã diệt Phố Hội và truy bắt nhiều người Hoa khi mới bình định xong đất Quảng năm 1775-1776).
???Tien Lẻ: Đường Lang Cư Sĩ giá như anh có thể cho cái nguồn để nghiên cứu. Song theo quan điểm riêng tôi thì giữa sự sôi động của lịch sử thì sự giao thoa và ảnh hưởng là đương nhiên. Nó như chọn lọc tự nhiên và cái phù hợp là cái tồn tại được.
???T: Tien Lẻ: Kiến thức tổng hợp từ nhiều nguồn dữ liệu, chủ yếu là các trước tác lịch sử và các tiểu thuyết dã sử: Việt Sử xứ Đàng Trong; Sài Gòn dư địa chí; Nội chiến 300 năm; Gia Long: vĩ nhân hay tội đồ; bộ Tây Sơn Tam Kiệt (3 tập); Sông Côn mùa lũ; Công nữ Ngọc Du; Hoàng Lê nhất thống chí… đặc biệt là những chuyến chu du và xâm nhập vào dân gian Bình Định, Sài Gòn…
Tư liệu Sử Việt dưới góc nhìn của các phe chính trị trong các thời điểm khác nhau không thiếu, giờ đc xuất bản rất nhiều (nhất là các vựa sách cũ trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, đoạn giáp ranh Quận 1 bà Quận 3).
?P/S: Anh em có ai có nguồn sử liệu hay và đính chính những dữ liệu trên cho mình tham khảo với nhé. Cùng nhau chia sẻ để:
“Dân ta phải biết sử ta
Cho tưởng gốc rễ giống nòi Việt Nam”
Để cho:
– Quang Trung và Nguyễn Huệ không còn là bạn chiến đấu ?.
– Trần Hưng Đạo và Trần Quốc Tuấn không còn là hai anh em ?, không còn là hai bố con ?.
– Bà Trưng Trắc và bà Trưng Nhị là hai mẹ con ?
– Lê Lợi và Lê Nin là hai anh em ?
—-