Thường có người khuyên bạn uống nhiều nước ấm, nhưng rất ít người khuyên bạn nên đi đọc sách.
Hôm nay tôi đề cử cho các bạn mấy cuốn sách bảo bối mà tôi cất giấu bấy lâu nay nhé.
Nói hơi khoa trương thì một cuốn sách thật sự có thể chiếu sáng những năm tháng âm u tối tăm, cùng bạn vượt qua những quãng thời gian khó khăn, thậm chí có thể thay đổi cuộc đời bạn.
10 cuốn sách sau đây vừa có độ thâm sâu, cũng rất dễ thương, cùng tồn tại sự thú vị và trí tuệ. Nó đã giúp tôi phát triển bản thân rất nhiều. Bên cạnh đó, nó nhất định cũng sẽ đưa đến cho bạn những dẫn dắt và sự thay đổi tốt đẹp.
(Mình chỉ liệt kê những cuốn sách có thể tìm đọc tại Việt Nam)
I/ 【AI RỒI CŨNG CHẾT – ATUL GAWANDE】
Chúng ta là một tộc người không có sự chuẩn bị gì cho cái chết!
Lần đầu trải nghiệm sâu sắc nhất về cái chết có lẽ là năm tôi 8 tuổi, bà nội tôi bị xuất huyết não và qua đời.
Lúc tôi bị đưa đến giường bệnh của bà, chẳng ai nói với tôi là bà đang hấp hối. Tôi hoàn toàn không biết đó là lần cuối cùng tôi gặp bà.
Tôi vội vã bị đem đi, như cách tôi vội vã bị đưa đến vậy. Tôi thậm chí chẳng kịp nói tạm biệt với bà nữa.
Ai có thể đoán trước được đâu? Sự chia xa trên nhân gian này giống như một đám mây đen vừa dày vừa nặng, khiến tôi phải dùng 20 năm cuộc đời mình để xua tan. Thậm chí dù tôi đã trưởng thành, tôi vẫn luôn canh cánh trong lòng cách làm trước kia của cha mẹ.
Đáng sợ hơn là tôi chẳng biết làm cách nào để đối diện với cái chết – thứ ác ma khủng bố ấy. Tôi sợ một ngày nào đó nó sẽ cướp đoạt người thân của tôi đi mất, tôi lại chẳng thể chấp nhận nổi mà sụp đổ.
Đến tận khi đọc được cuốn sách này, tôi mới có thể xua tan những suy nghĩ về cái chết.
Tác giả Atul Gawande dùng ngòi bút lưu loát kết hợp kinh nghiệm nhiều năm làm bác sĩ phẫu thuật của mình để kể ra một câu chuyện đầy thương cảm cũng khiến người đọc tỉnh ngộ, càng thêm tỉnh táo và tìm kiếm “ý nghĩa của việc già đi ở thế kỷ 21”.
Lý do tôi đề cử quyển sách này rất đơn giản: quyển sách muốn nói với bạn rằng “Muốn cuộc sống sau này càng có ý nghĩa, có thể làm gì thì nên làm cái đó”.
Chúng ta đều muốn đối diện với giới hạn của nhân sinh, vậy sẽ cho các bạn vài gợi ý quan trọng.
Nếu như một ngày nào đó chúng ta chẳng sợ hãi gì mà bàn luận chuyện sinh tử, thay vào đó chúng ta tôn trọng và hiểu rõ tử vong. Làm những việc có thể làm, cũng buông bỏ những việc không nên làm, như vậy khi đối mặt với tử vong mới không còn gì hối tiếc. Chúng ta cũng có thể hòa nhã, không có gì hối tiếc mà nói một câu:” Đừng buồn, chúng ta hãy nói tạm biệt nhé”
II/ 【HOÀNG TỬ BÉ – ANTOINE DE SAINT-EXUPÉRY】
Lần đầu tôi đọc là năm tôi học tiểu học. Lúc đó tôi đọc nhưng không hiểu, cho rằng đây chỉ là một cuốn truyện cho thiếu nhi, giống như mấy câu chuyện về hoàng tử bình thường khác.
Sau khi trưởng thành, tôi đọc lại vài lần mới có thể hiểu được ý nghĩa mà tác giả muốn truyền đạt. Giống như lời tựa có nói: quyển sách này viết cho đứa trẻ trước kia của chúng ta.
Có lúc chúng ta mê mang khổ sở, thật ra không phải bởi vì chúng ta biến thành những người lớn “buồn cười”, mà là chúng ta chưa thật sự trưởng thành.
Bạn thử nghĩ xem, nếu bạn khổ sở chỉ vì bạn là người trưởng thành, vậy có thể do bạn đã ngừng suy nghĩ, ngừng học tập, cũng ngừng cảm nhận.
Quyển sách này nhẹ nhàng thoải mái, thú vị, cũng tràn đầy sức sáng tạo. Sau khi đọc bạn nhất định sẽ quay lại like cho xem.
III/ 【MẶT TRĂNG VÀ ĐỒNG SÁU XU – WILLIAM SOMERSET MAUGHAM】(cuốn này mình chỉ tìm thấy Ebook)
Khi đọc cuốn sách này tôi lập tức nghĩ tới một câu thoại trong phim :
“He lives at another level”
Trong cuộc sống thường ngày có rất nhiều người như thế này: tôi thích vẽ tranh hơn, tôi thích học tiếng anh hơn, tôi thích sáng tác hơnSau đó kiên trì vài hôm đã bị hiện thực quật ngã rồi.
Trong mắt tôi thì không phải Charles (nhân vật chính) chọn giấc mơ, mà là giấc mơ chọn ông ấy.
Dùng chính lời nói của ông ấy thì: “Tôi nói với cậu rằng tôi phải vẽ. Tôi không biết làm cách nào khác. Khi một người ngã xuống nước, hắn bơi như thế nào, giỏi hay kém, chẳng quan trọng; hắn phải ngoi lên để khỏi chết đuối”
Nếu nói ông ấy có gì khác những người khác, thì có lẽ ông ấy phục tùng “số mệnh” hơn bọn họ.
Ước mơ diêm dúa lẳng lơ cỡ nào, sắc bén cỡ nào, và bọn kinh hoàng chạy trốn. Họ chạy trốn theo công danh, hoặc lợi lộc, hoặc oán hận vì cầu mãi chẳng thấy.
Tuy nhiên Charles đã từ chối trở thành một trong “bọn họ”.
“Trên đất toàn là đồng sáu xu, nhưng hắn lại ngẩng đầu nhìn ánh trăng”
Dù bạn đang ở đâu trong thời đại xốc nổi này, tôi hy vọng bạn có thể dừng lại bước chân vội vã, ngẩng đầu nhìn ngắm ánh trăng.
IV/ 【THIÊN TÀI BÊN TRÁI, KẺ ĐIÊN BÊN PHẢI – CAO MINH】
Quyển sách này thật sự rất đau não. Để hiểu rõ hơn thì tôi đã phải học thêm rất nhiều kiến thức về tương quan nhận thức và giới thiệu về sinh lý học, tâm lý học, tôn giáo, vật lý học và khoa học. ( tôi khổ quá mà)
Quyển sách dùng phương thức phỏng vấn ghi lại sinh hoạt của một nhóm người như bệnh nhân tâm thần, bị cản trở tâm lý vv.. Để chúng ta có thể hiểu được thế giới nội tâm của thiên tài hoặc kẻ điên.
Mỗi lần đọc xong não tôi đều nhảy ra một câu:” Vừa vô tình động não đã biến thành bệnh tâm thần rồi”
Tôi thấy giá trị của cuốn sách này không chỉ đơn giản là vạch trần cuộc sống sinh hoạt của bệnh nhân tâm thần, càng không phải đề cử cho bạn mấy tin đồn thú vị. Quyển sách giúp độc giả luôn có lòng hiếu kỳ về thế giới, dũng cảm mở rộng não bộ, tò mò nhìn qua những điều thú vị ở thế giới bên ngoài.
V【RỪNG NA UY – MURAKAMI HARUKI】
Cuốn sách này tôi giấu kỹ nhất trong bảo tàng của tôi đó!
Lúc đi học tôi đã đề cử Murakami Haruki cho bạn học của mình và nói: “Chắc chắn cậu sẽ thích”
Bởi vì sự hiểu rõ về nhân tính, sự cô độc, những suy nghĩ về tình cảm, văn vẻ ví von kỳ dị, cũng như sự thưởng thức của Muramaku với âm nhạc đều đáng để bạn đọc đi đọc lại.
Tôi vô cùng yêu thích Muramaki cũng bắt đầu từ tác phẩm :
• Đàm luận về sinh tử: Cái chết không phải đối lập với sự sống, mà là một bộ phận vĩnh tồn của sự sống.
• Đàm luận về cảm nhận sự cô độc: Chẳng ai thích cô đơn cả. Tớ chỉ là không cố kết bạn, vậy thôi.
• Đàm luận về sự dũng cảm đối mặt: Đừng bao giờ đồng tình bản thân, đây chỉ là việc làm của những người hèn nhát.
Rất nhiều các trích dẫn triết lý khác nhau, nhưng tôi xin được nhắc đến một chi tiết nhỏ:
Có một lần, Midori hỏi Watanabe vì sao không hút thuốc, Watanabe đã trả lời:”Tôi không muốn bị thứ gì đó trói buộc”
Lúc tôi đọc câu nói đó, trong lòng chấn động.
Trong cuộc sống, chúng ta luôn trầm mê trong những thứ an nhàn. Vẫn còn nhớ lúc tốt nghiệp, từ Ivory Tower* cho đến xã hội, tôi và rất nhiều người đều giống nhau. Lúc đầu đúng là không thấy thoải mái lắm, bị mắc kẹt trong vòng tròn của sự thoải mái đã lâu, tự nhiên sinh ra các ý nghĩ trốn tránh. Thậm chí tôi còn muốn chọn đại một chuyên ngành nghiên cứu nào đó, tiếp tục những ngày tháng ở trường học.
*Ivory Tower: Được dịch từ tiếng Anh-Một tòa tháp ngà là một nơi ẩn dụ, hay một bầu không khí, nơi mọi người vui vẻ rời khỏi thế giới để ủng hộ những mưu cầu của chính họ, thường là những người tâm thần và bí truyền. Wikipedia (tiếng Anh)
May mắn rằng tôi đã kịp thoát khỏi và từ từ đưa cuộc sống về đúng quỹ đạo!
Như vậy, nếu bạn không biết bản thân có khả năng tự chủ tốt không thì không nên thử mấy thứ gây nghiện như thuốc lá, rượu bia vân vân!
Nếu bây giờ bạn đang bị ràng buộc bởi những thói quen không tốt, vậy bạn hãy nghĩ xem bản thân có muốn trở thành thứ tiêu khiển của đồ vật không? Nếu không, mời bạn ép bản thân một chút, rời khỏi vùng thoải mái đó. Tôi biết như vậy rất khó, nhưng khi bạn cảm thấy khó nghĩa là bạn đã từ từ tốt lên rồi.
Những quyển sách này đều là bảo bối của tôi, tôi rất vui mừng vì đã gặp nó, hy vọng nó cũng có thể gặp các bạn.