Trò chơi Oẳn tù tì (Đá, Giấy, Kéo) được chơi như thế nào trước khi “Kéo” được sáng chế ra vậy?
Đáng nhẽ tui nên đặt ra một câu hỏi tương tự cho “Giấy” nữa, còn “Đá” thì không có gì để bàn luận thêm. Để dễ dàng cho mọi người trả lời hơn thì đại khái tui hơi tò mò về nguồn gốc của trò chơi này bắt đầu ở đâu, có khi nó chẳng tồn tại trước khi có kéo nữa.
Và tui cũng thắc mắc rằng giữa các nền văn minh khác nhau thì trò chơi này có những phiên bản nào và có chung luật chơi hay không.
Sao tui lại không nghĩ đến câu hỏi này nhỉ, thú vị ghê! Sau một hồi đào bới thông tin thì đây là những gì tui thu nhặt được, mong là nó hữu ích với bồ nha.
Trò chơi Oẳn tù tì, tên mà chúng ta hay gọi ngày nay, được ghi nhận xuất hiện sớm nhất vào thời nhà Minh trong quyển Ngũ tạp tô của tác giả Tạ Triệu Chiết (những năm đầu 1600). Tuy nhiên, chính bản thân Triệu Chiết cũng đã khẳng định rằng trò chơi này được phổ biến sớm hơn trước đó nữa, cụ thể là hơn là trong triều đại nhà Hán 1400 năm trước. Ở Trung quốc, nó được gọi là “shoushilling”. Dù thế thì nguồn thông tin về phiên bản này của Oẳn tù tì vẫn khá khan hiếm. Sau này nó đã đi vào nền văn hóa của Nhật Bản, trở thành một phần của trò “sansukumi-ken”
Phiên bản du nhập từ Trung Quốc được gọi là “mushi-ken”, trò chơi này bảo gồm ếch (ngón tay cái), sên (ngón út) và rắn (ngón trỏ). Quy tắc là ếch thắng sên, sên thắng rắn, rắn thắng ếch. Tuy nhiên, dân gian tin rằng có một sự hiểu sai ở đây, con sên trong trò chơi này đáng lẽ phải là rết. Ngay cả thế, phiên bản này của Oẳn tù tì vẫn không phổ biến bằng “kitsune-ken”, trò Oẳn tù tì của người Nhật, gồm cáo, trưởng làng và thợ săn. Thợ săn bắt cáo, cáo sát hại trưởng làng và trưởng làng tóm được thợ săn. Không giống như bản hiện đại, kitsune-ken dùng cả hai tay để chơi. Ở Nhật, hình thức của Oẳn tù tì bây giờ được cho rằng ra đời đâu đó giữa thời Edo hoặc Minh Trị – ước đoán trong khoảng từ năm 1603 tới 1912, mặc dù các nhà lịch sử học (điển hình là Sepp Linhart trong tác phẩm Ken No Bunkashi của ông năm 1998) chuộng giả thuyết thế kỷ 19 mới thật ra là thời gian chính xác.
Đồng thời, ta cũng nên lướt qua một chút về lịch sử của chiếc kéo. Dù bồ có tin hay không, những chiếc kéo đầu tiên được phát minh bởi cư dân Lưỡng Hà, làm bằng đồng và có một dải kim loại cùng chất liệu được uốn cong để nối hai lưỡi kéo lại. Mãi cho đến khi 100 năm trước công nguyên, người La Mã đã cải tiến nó thành kiểu dáng hiện tại như bây giờ (cây kéo có một điểm chốt giữa lưỡi và tay cầm) được làm bằng sắt. Thiết kế này đã từ từ đi vào Nhật Bản cũng như các nước châu Á lân cận, không khó để tìm được sự liên kết giữa cả hai; hơn nữa, một cái tên khác của Oẳn tù tì, “rochambeau”, có gì đó tương đồng với cách phát âm phiên bản tiếng Nhật của trò chơi này “jan-ken-pon”, tui nghĩ đây chỉ là một sự kéo dài âm tiết.
Bên cạnh đó, Oẳn tù tì đã đặt dấu vết lên đất nước Mỹ vào khoảng những năm đầu 1900, còn chính xác là khi nào vẫn là một điều bí ẩn gây tranh cãi. Tờ The New York Times đã giải thích quy tắc chơi vào 1932, điều này cho thấy Oẳn tù tì có vẻ không quen thuộc với phần lớn người dân nơi đây, nhưng hai cuốn tiểu thuyết vào khoảng giữa các năm 1910 đã đề cập đến nó như một cách ẩn ý rằng độc giả đã được biết về cách chơi.
Có lẽ trong khi khái niệm Oẳn tù tì đã tồn tại suốt hơn 1800 năm qua (bằng một nửa số năm cây kéo được ra đời và sử dụng), trò chơi đã không được định danh mãi cho đến những thập niên 1900. Hy vọng nó đã giúp bồ giải đáp thắc mắc phần nào!
Ở châu Á, tụi tui xài ngón cái (voi), ngón trỏ (người) và ngón út (kiến) để chơi Oẳn tù tì.
Voi thắng người, người thắng kiến và kiến thắng voi.
Oẳn tù tì mà tui biết thì nó là một phép chơi chữ với động từ trong tiếng Quảng Đông, “Bọc, cắt và giã”, đây là bản dịch không chuyên của tui, còn câu hỏi của chủ thớt có ý nghĩa hơn trong bối cảnh ngôn ngữ Anh. (Đừng hiểu sai ý tui nha, nó vẫn là một câu hỏi xịn đấy).
Notes:
Có một vài người gọi Oẳn tù tì là Roshambo hoặc Rochambeau. Bắt nguồn từ một giả thuyết cho rằng nó dựa trên cái tên Comte de Rochambeau, một quý tộc người Pháp đã hỗ trợ đánh bại quân Anh trong cuộc Chiến tranh giành độc lập Mỹ. Tuy nhiên, không có một bằng chứng nào cho thấy sự liên hệ giữa trò chơi và tên ông ấy.
Theo Hiệp hội Thế giới Oẳn tù tì (World Rock Paper Scissors Association), các phiên bản của nó bắt nguồn ở Trung Quốc và lan rộng tới Nhật Bản vào đâu đó khoảng năm1600, dưới tên gọi là “jan-ken-pon”. Và trò Oẳn tù tì bản Nhật đi đến châu Âu vào đầu thế 20 và đặt chân tới nước Mỹ vào những năm 1930.