Việt Nam – Đại học trọng điểm Quốc gia Việt Nam

Đại học trọng điểm quốc gia Việt Nam là những đại học (cấp quốc gia và cấp vùng), trường đại học, và học viện định hướng nghiên cứu, hàng đầu của quốc gia, được chính phủ ưu tiên giao quyền tự chủ như: được tự in và cấp bằng tiến sĩ; được toàn quyền cử cán bộ đi học nước ngoài, trừ những trường hợp du học bằng ngân sách nhà nước; được chủ động mời và tiếp nhận giảng viên, sinh viên nước ngoài đến học và giảng dạy; được đề xuất mở những ngành đào tạo chưa có trong danh mục đào tạo. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng sẽ quyết ngân sách đầu tư thiết bị và xây dựng cơ bản mà không phải thông qua Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.

Hiện nay, ở Việt Nam có 19 cơ sở giáo dục đại học được chọn xây dựng thành đại học trọng điểm quốc gia bao gồm 02 đại học quốc gia, 03 đại học vùng và 14 trường đại học, học viện theo các lĩnh vực và ngành trọng điểm quốc gia (sư phạm, y- dược, kinh tế, nông nghiệp, công nghệ, kỹ thuật quân sự, quân y, hàng hải, báo chí – truyền thông).

Theo kế hoạch của chính phủ, sẽ xây dựng các trường đại học nghiên cứu trọng điểm quốc gia có trình độ đào tạo và nghiên cứu tiên tiến làm đầu tàu cho sự phát triển mạng lưới các trường đại học Việt Nam. Về đội ngũ giảng viên sẽ có trình độ tiến sĩ >75%.

19 hệ thống đại học, trường đại học, học viện thuộc nhóm Đại học trọng điểm quốc gia gồm:

  • Đại học Quốc gia Hà Nội: Hệ thống trường đào tạo và nghiên cứu khoa học cơ bản & ứng dụng hàng đầu miền Bắc Việt Nam.
  • Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh: Hệ thống trường đào tạo và nghiên cứu khoa học cơ bản & ứng dụng hàng đầu miền Nam Việt Nam
  • Đại học Huế: Đại học vùng, lớn nhất Bắc Trung Bộ
  • Đại học Đà Nẵng: Đại học vùng, lớn nhất Nam Trung Bộ
  • Đại học Thái Nguyên: Đại học vùng, lớn nhất khu vực Trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam.
  • Trường Đại học Cần Thơ: Trường đại học vùng, lớn nhất khu vực Tây Nam Bộ Việt Nam.
  • Trường Đại học Vinh: Trường đại học vùng, khu vực Bắc Trung Bộ Việt Nam.
  • Trường Đại học Kinh tế Quốc dân: Trường đại học đầu ngành khối các trường kinh tế và quản lý ở miền Bắc Việt Nam.
  • Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh: Trường đại học đầu ngành khối các trường kinh tế và quản lý ở miền Nam Việt Nam.
  • Trường Đại học Sư phạm Hà Nội: Trường đại học đầu ngành khối các trường sư phạm ở miền Bắc Việt Nam.
  • Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh: Trường đại học đầu ngành khối các trường sư phạm ở miền Nam Việt Nam.
  • Trường Đại học Y Hà Nội: Trường đại học đầu ngành khối các trường y-dược ở miền Bắc Việt Nam.
  • Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh: – Trường đại học đầu ngành khối các trường y dược ở miền Nam Việt Nam.
  • Trường Đại học Bách khoa Hà Nội: Trường đại học đầu ngành khối các trường kỹ thuật và công nghệ của miền Bắc Việt Nam.
  • Học viện Kỹ thuật Quân sự: Trường đại học đầu ngành khối các trường kỹ thuật và công nghệ quân sự, công nghiệp quốc phòng Việt Nam.
  • Trường Đại học Hàng hải Việt Nam: Trường đại học đầu ngành khối các trường giao thông vận tải và logistics của Việt Nam
  • Học viện Nông nghiệp Việt Nam: Trường đại học đầu ngành khối các trường nông nghiệp và lâm nghiệp của Việt Nam
  • Học viện Quân y: Trường đại học đầu ngành về y dược học quân sự Việt Nam.
  • Học viện Báo chí và Tuyên truyền: Trường đại học đầu ngành khối các trường về ngành báo chí và truyền thông.

Các học viện, trường đại học đang xây dựng đề án vào danh sách trường đại học trọng điểm quốc gia:

  • Trường Đại học Quy Nhơn
  • Trường Đại học Xây dựng, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • Học viện Cảnh sát Nhân dân, trực thuộc Bộ Công an
  • Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
  • Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *