Ngày 2/9/1936 Toàn quyền Pháp Réne Robin và Hoàng đế Bảo Đại tự tay đặt những mảnh đường ray cuối cùng nối liền 2 đầu Bắc-Nam của tuyến đường sắt xuyên Đông Dương.

Đường ray trục xuyên Đông Dương đã hòa làm một tại điểm nối ray nằm ở Km 1.221, cách ga Hảo Sơn 1km về phía Nam và cách Sài Gòn 509km về phía Bắc. Vua Bảo Đại mặc quốc phục cùng Toàn quyền Pháp cầm cờ-lê làm động tác siết bulông nối ray, chính thức công nhận trục đường sắt Đông Dương đã hoàn thành.
Tính đến thời điểm này, toàn mạng lưới đường sắt Việt Nam đã có trên 2.600 km. Để có được tuyến đường sắt xuyên Bắc – Nam này, người Pháp đã mất 55 năm kể từ khi khởi công tuyến đường sắt đầu tiên Sài Gòn – Mỹ Tho vào năm 1881. Vào cuối tháng đó, khi kết thúc nhiệm kỳ của mình, René Robin cùng gia đình đã trở thành những hành khách đầu tiên trải qua toàn bộ hành trình của tuyến đường sắt Bắc Nam, kéo dài tổng cộng 42 giờ đồng hồ, từ Hà Nội vào Sài Gòn, trước khi lên đường rời Đông Dương về Pháp. Năm 1928, cũng chính René Robin lúc đó là Thống sứ Bắc Kỳ quyết định xây dựng lại Bệnh viện Lây Bạch Mai. Đến năm 1935, Bệnh viện mang tên mới là Bệnh viện René Robin, nay là Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội).

Page: Góc nhìn An-Nam.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *