Tại sao nhiều người lại lên án nạn nhân của các vụ hiếp dâm?

1. Tháng 8 năm ngoái, lúc ba, bốn giờ sáng, tôi nhận được email từ cảnh sát trưởng Harvard. Đại ý là cách đây không lâu, một nữ sinh Harvard đã bị cưỡng hiếp khi đang đi bộ qua Harvard Yard, tất cả sinh viên trong trường nếu có tin tức hãy báo cáo kịp thời. Xin hãy cẩn trọng vv.. Lúc đó tôi đang chuẩn bị thi đậu tiến sĩ, đem tin tức này nói cho bạn mình. Câu đầu tiên anh ta nói với tôi là: “ Tại sao đêm muộn vậy còn lang thang ở bên ngoài ?” – Vừa dứt lời, anh đã biết mình lỡ lời rồi. Tuy nhiên, có thể thấy thói quen “đổ lỗi cho nạn nhân” trong các vụ hiếp dâm đã ăn sâu từ lâu.

2. Khi tôi thực hiện các cuộc phỏng vấn ở Pakistan, một trong những câu hỏi mà tôi đã hỏi các cô gái địa phương là tại sao họ lại mặc áo dài tay, khăn trùm đầu. Nhiều cô gái đã nói với tôi rằng: phụ nữ giống như thanh kẹo, không cẩn thận bao bọc thì tự nhiên sẽ bị ong, ruồi tới đốt.

Ở đây, không đánh giá bất kỳ nền văn hóa, tôn giáo và phong tục nào khác nhau, tôi chỉ muốn nói rằng đó là một diễn ngôn đa văn hóa về việc coi ham muốn và xung động tình dục của nam giới là “quyền tự nhiên của con người” và “không thể tránh được.”  Các học giả nghiên cứu về Tình dục học cho rằng văn hóa thường xây dựng tính dục nam là “tự nhiên” và “hung hăng”, do đó, trong bối cảnh này, phụ nữ phải tự ngăn cách bản thân, nếu không, nếu bị xâm hại tức là tự tìm.

3. Đến những năm 1950-1960, ở Mỹ và Canada, “có hay không kháng cự ” vẫn là một trong những điều kiện để xác lập vụ án hiếp dâm.  Cho đến nay, thực tế thì các học giả vẫn còn thông qua phân tích ngôn ngữ học và xã hội học của hồ sơ tòa án để xét xử tội hiếp dâm, phụ nữ vẫn bị “xét xử quá mức” trong các phiên tòa.  Những câu hỏi rõ ràng và ẩn ý là “Tại sao không chống cự dữ dội hơn?” “Tại sao về nhà muộn như vậy?” Hoặc “Tại sao lại ăn mặc hở hang?”

 ——Cũng giống như, sau vụ Lý Thiên, có người hỏi: “Tại sao lại xuất hiện trong hộp đêm hay gì đó?” Hoặc “Phụ nữ yếu đuối đến mức không thể đánh lại những kẻ đó thật sao?”

 ——Cũng giống như sau vụ Dương Vũ, một phóng viên đã hỏi Dương Vũ, “Tại sao ngay lúc đó cô không đứng lên?” Thậm chí mẹ già của Dương Vũ còn mắng cô ấy là “đồ vô dụng”.

 ——Khi các nạn nhân bị thẩm vấn quá mức, và dư luận tập trung vào một loạt các vấn đề như nạn nhân là ai và họ có chống cự hay không, thì sự chú ý của chúng ta sẽ chuyển hướng khỏi thủ phạm.  Trong tất cả những điều này, nếu cần phải thẩm vấn, thì không phải thủ phạm mới là người nên bị thẩm vấn ư?

 4. Sự vô lý của “logic nạn nhân” thực sự rất dễ bị phơi bày: Nếu bị mất trộm, cướp giật, bạn sẽ phản ánh “Không trách bọn trộm cướp, đều tại tôi có tiền, đều tại ví của tôi quá cũ” sao?

Đau lòng nhất là trường hợp nữ nạn nhân bị nam hung thủ là đàn ông đã có gđ h*m h*i thì vợ của mấy lão đó lại hết lòng bảo vệ cho chồng và lại đổ thừa nạn nhân là hồ ly tinh quyến rũ chồng mình, còn muốn kiện ngược trở lại nữa cơ !😥

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *