Trong Chúa Ruồi của William Goulding có ba hình ảnh nổi bật – Hình ảnh ngọn lửa & cá…

Trong Chúa Ruồi của William Goulding có ba hình ảnh nổi bật – Hình ảnh ngọn lửa & cái tù và, Hình ảnh những khuôn mặt vẽ vằn vện, và Hình ảnh cái đầu heo rừng – có thể ví như những nguyên mẫu thể hiện quy luật của xã hội loài người.

Ngọn lửa đại diện cho sự hy vọng. Ngọn lửa không chỉ là ngọn lửa, đối với lũ trẻ, ngọn lửa là mọi thứ – thứ để sưởi ấm, thứ để nướng thịt, và quan trọng nhất là thứ để nuôi niềm hy vọng được cứu. Niềm hy vọng là thứ liên kết bọn trẻ lại, giúp bọn nó nhìn về cùng một hướng, tuân thủ luân lý, và trung thành với một tầm nhìn chung.

Hành động vẽ mặt vằn vện không còn nhận ra chính bản thân mình là hành động tước bỏ phần nhân cách trước đó của bản thân. Jack đầu truyện không dám giết một con heo nhỏ bị mắc bẫy. Jack sau khi vẽ vằn vện có thể giết được một con heo mẹ đang kiếm ăn cho lũ heo con. Jack sau khi không rửa lớp vằn vện có thể giết được người.

Hình ảnh đầu heo với đám ruồi bu xung quanh tượng trưng cho Chúa Ruồi – Beelzebul, vị chúa của sự tha hoá. Vua Solomon miêu tả Beelzebul như là nguồn cơn gây ra sự phá huỷ thông qua các bạo chúa, khiến loài người thờ phụng quỷ dữ, khiến linh mục bị cám dỗ bởi dục vọng, gây ra sự ganh tỵ trong thành phố, và mang chiến tranh đến.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *