2 đứa nhóc nhà tôi (11 và 8 tuổi) đang bắt đầu học chơi cờ vua. Liệu tôi có nên đánh thắng tụi nhỏ vài trận để không khiến chúng tự phụ không?

A: Gordon Miller, Doanh nhân và Nhà đầu tư

ĐỪNG BAO GIỜ để bọn nhỏ thắng!

Tất cả những đứa con của tôi đều chơi cờ vua, bao gồm cả ở đội tuyển cờ ở trường và chúng cũng thường đánh với tôi. Ngày nọ, đứa lớn nhất (lúc đó là 10 tuổi) hỏi tôi, “Bố, khi nào thì con mới thắng được bố một ván đây?”. Tôi trả lời “Khi con ngừng việc mắc những lỗi ngu ngốc và học cách để kiểm soát ván đấu, con sẽ thắng”. Chúng tôi sau đó nói chuyện với nhau về chiến lược đánh cờ và tập trung vào cách làm sao để đi trước đối phương 2-3 bước. Và rồi cậu nhóc đã thực sự bắt đầu học cách “chơi cờ”, không chỉ vì chơi cho vui nữa.

Và rồi ngày đó cũng đến – lúc đó nó tầm 12 tuổi – sau hơn 100 ván toàn thua trong 2 năm qua, nó cuối cùng cũng đã đánh bại được tôi. Cu cậu rất khoái chí. Chúng tôi có chơi vài ván trước ván này và cậu nhóc đã cầm hoà được tôi, nhưng lần này nó đã thắng luôn. Sau đó nó hỏi “Bố cố tình để con thắng à?”. Tôi bảo “Không đâu con trai, cố tình để con thắng sẽ chẳng dạy được con điều gì cả, điều đó còn cướp đi của con sự háo hức để biết cảm giác chiến thắng nữa. Con đã rất cố gắng trong 2 năm qua và dù thua hơn cả trăm ván trước khi con thắng bố. Nhưng rồi con đã thắng đó thôi. Đời là thế đó. Nó không phải là số lần con bị đánh bại, mà là số lần con bị đánh bại và cố gắng hết lần này đến lần khác đển khi con thực sự chiến thắng. Chúc mừng con!”

Đó cũng là một trong những ván đấu cuối cùng giữa chúng tôi, vì nó đã thắng tôi nên nó không cảm thấy thích chơi như trước nữa, nhưng đó là một bài học giá trị cho nó. Hiện tại cậu nhóc đã 17 tuổi đầu rồi, nó được điểm A liên tục và ở đường đua 4×400, nó luôn luôn là người dẫn đầu. Tất cả là bởi vì nó đã hiểu được cảm giác thế nào là một chiến thắng thực sự vào năm 12 tuổi. Vậy nên, ĐỪNG…đừng bao giờ để tụi nhỏ thắng.

———————————————-

A: Jason Eisner, bố của hai đứa con

Đứa nhóc 6 tuổi của tôi rất buồn khi tôi chơi cờ thắng nó. Vậy nên tôi nghĩ rằng nó sẽ học hỏi được nhiều hơn nếu được thấy những nước đi tốt hơn. Giải pháp của tôi như sau: “Con có thể đổi bên với bố bất cứ khi nào con muốn. Nên nếu con cảm thấy đang bí nước đi, chỉ việc xoay bàn cờ của bố về phía con. Bằng cách này con có thể nhìn cách bố giải quyết nước đi mà con đang bí”

Và điều này thực sự hiệu quả! Tôi đã nghĩ chúng tôi cần phải dùng cách xoay bàn cờ trong một vài năm, nhưng con trai tôi ít khi đổi bên (mặc dù nó có làm 3 lần trong ván đầu tiên của chúng tôi với luật mới này). Nhưng việc cậu nhóc biết mình có “lối thoát” này đã khiến nó không bị áp lực. Còn với tôi (một tay nghiệp dư), thì điều này giúp ván cờ giữa chúng tôi kết thúc nhanh hơn vì tôi thường bị bắt đưa nằm vào thế khó mà.

Cuối cùng, điều luật này cũng khá là thân thiện, nó giúp mấy đứa nhỏ chủ động hơn và cũng nhấn mạnh rằng bố và nó đang cùng chiến tuyến, chúng ta cùng nhau học hỏi.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *