Sĩ diện được thúc đẩy bởi sự bất an chứ không phải cảm giác tự cao tự đại hay là cái lỗ rốn của vũ trụ, theo một nghiên cứu mới nhất

Sĩ diện được thúc đẩy bởi sự bất an chứ không phải cảm giác tự cao tự đại hay là cái lỗ rốn của vũ trụ, theo một nghiên cứu mới nhất. Người sĩ diện đối phó với cảm giác bất an này bằng cách khoe khoang đến lố bịch, về lâu về dài làm người khác không có cảm tình với họ, nó làm càng trầm trọng thêm sự thiếu tự tin của họ. Dẫn đến một vòng lẫn quẫn các hành vi khoe khoang quá lố.

_____________________

Có phải tui là người duy nhất ngạc nhiên khi thấy chữ “flexing – khoe khoang quá lố” được sử dụng trong tài liệu khoa học không? Có vẻ những từ ngữ thông dụng rất nhanh chóng được mang vào khoa học

>u/jamie_plays_his_bass (532 points)

Các nhà nghiên cứu nên dùng từ “posturing – làm bộ làm tịch”, gần nghĩa hơn với biểu hiện của narcissistic – sĩ diện. Chỉ là mặt ngữ nghĩa thôi, nhưng nó làm bài báo ít đáng tin cậy hơn.

Tôi đánh giá cao bài báo này do nó liên hệ với kinh nghiệm lâm sàng của tôi khi làm việc với những người sĩ diện. Loại người này tìm kiếm cách trị liệu và cái tính sĩ diện khiến họ bị cuốn vào vòng xoáy độc hại: cần người khác nhưng lại đẩy họ ra xa bằng hành vi lồi lõm của mình. Họ thường xuyên đau đớn với nỗi bất an này, đồng thời cảm thấy bất lực và không nhận thức được vòng lẩn quẩn này.

Các đặc điểm tính cách không thích nghi hay mơ mộng quá mức là một thứ khủng khiếp.

>>u/train4Half (46 points)

Tại sao họ lại không thấy được vòng lẩn quẩn này? Họ bị thiếu cơ chế tự phản chiếu hay họ không hiểu người khác? Giống như họ thiếu đi phản hồi từ xã hội để tự điều chỉnh các hành vi hay tương tác trong tương lai. 

>>>u/thenewmook (115 points)

Tôi ly dị với một người bị rối loạn nhân cách ái kỷ

( NPD)… giống như họ cảm thấy bất an để chấp nhận rằng họ quá bất an. Tôi có những vấn đề về chứng hoang tưởng và lo lắng khủng khiếp. Tôi biết vợ mình nói dối và thao túng mọi thứ để giúp cổ kiểm soát được nhiều hơn. Một phần của sự thao túng này là luôn đóng vai NẠN NHÂN thậm chí còn đi xa đến mức biến đối phương trở thành kẻ thủ ác để phù hợp với nhà tù tâm thần của họ. Sự bất an của họ như là một con thú không bao giờ thỏa mãn được. Triệu chứng này xảy ra với hầu hết các rối loạn. Nếu bạn không thể nghĩ đến hướng mới, hãy chấp nhận và thừa nhận bạn đang bị ám ảnh. Cảm giác quá yên tâm đến nổi khiến họ thấy bực bội, khó chịu mơ hồ (rối loạn lo âu). Họ vừa có thể bị tách rời khỏi cảm xúc nhưng họ cũng hoàn toàn cai trị cảm xúc cùng một lúc. Đó là thành tố quan trọng dẫn đến sự phủ nhận.

>>u/AnyoneButDoug (203 points)

Vài người mô tả nó với tôi là “những người sĩ diện yêu bản thân nhưng đấy là một tình yêu đơn phương.” Họ nghĩ rằng đã nắm bắt rất tốt sự phức tạp cảm xúc của bản thân (khá chắc đúng vì tôi có ít nhất một người bị sĩ diện trong gia đình). Dường như đúng trong kinh nghiệm lâm sàng của bạn nhỉ?

>>>u/nobrow (161 points)

“Ghét bản thân trong khi đồng thời nghĩ rằng bạn tốt hơn tất cả thẩy mọi người”

>>>u/jamie_plays_his_bass (76 points)

Họ tin rằng (với các mức độ chính xác khác nhau) chả ai thèm quan tâm, đoái hoài gì đến họ. Sau đó, có tiếng vọng từ bên trong họ, đanh thép mạnh mẽ nói là họ VÔ GIÁ. “Giọng nói” ái kỷ dần dà phát triển để chống lại và trong một số trường hợp, nó tạo nên một phần không thể thiếu trong tính cách của họ.

Cứ xem đó là ví dụ rất đơn giản

_____________________

u/rparvez (276 points)

Điều này đã được biết đến từ lâu trong cộng đồng phân tâm học và tâm lý học. Tôi rất vui vì nó đã được chứng minh bằng chứng.

_____________________

u/JavarisJamarJavari (1.0k points)

Nếu đúng vậy thì sĩ diện có thể chữa bằng cách khiến họ cảm thấy an tâm, nhưng có khả thi không nhở?

>u/Valirony (1.1k points – x1 silver – x1 hugz)

Tôi làm việc với những bệnh nhân có phổ rối loạn nhân cách ái kỷ. Hoàn toàn có thể tìm thấy sự chữa lành, nhưng đó là công việc lâu dài. Hầu hết bệnh nhân đều nghĩ họ là một kẻ lạc lối và tôi nghĩ một phần do chứng rối loạn bị kỳ thị, ngay cả bởi các nhà trị liệu.

Dù sao. Một nhà trị liệu có kỹ năng lành nghề sẽ biết họ đang chống lại điều gì và có thể giúp người bị Rối loạn nhân cách ái kỷ (NPD) phát triển những cảm giác an toàn hơn sâu thẩm trong bản thân họ.

>>u/TardGenius (371 points)

Tôi tò mò là những người sĩ diện quyết định đi trị liệu hay chấp nhận rằng mình bị bệnh tâm thần

>>>u/Valirony (770 points – x1 silver – x1 helpful – x1 coin gift)

Họ thường là những người rất không hạnh phúc, họ tuyệt vọng để cảm thấy bản thân tốt hơn. Một nhà trị liệu cần có một ranh giới nhỏ giữa bày tỏ sự đồng cảm vững chãi đối với trải nghiệm của họ và cũng khẳng định họ phải chịu trách nhiệm về hành động của mình. Đôi khi, bạn phải mất nhiều năm chỉ với phần đồng cảm trước khi đối chất với họ về cái cách họ làm tổn thương người khác.

Chứng người sĩ diện hay ái kỷ thường được nuôi dưỡng bởi những bậc cha mẹ hoàn toàn bỏ rơi và / hoặc lạm dụng họ về mặt tình cảm. Họ cũng từng ngày khám phá trải nghiệm nội tâm. Không phải thứ mà họ cho thế giới thấy, mà là những cảm xúc sâu thẳm bên trong họ chôn giấu, vừa xấu hổ vừa khiếp sợ.

Nghe có vẻ tức giận khi nghĩ rằng một người sĩ diện cần được đối xử nhẹ nhàng và nhiều, rất nhiều tình yêu vô điều kiện. Nhưng đó là lý do tại sao các nhà trị liệu có thể nuôi dưỡng tâm hồn họ. Bạn phải có ranh giới chắc như thép, sức mạnh bản ngã đáng kinh ngạc và tất cả những điều đó được truyền tải thông qua sự đồng cảm vững chắc. Đó là công việc bền bỉ và vô cùng khó khăn.

Chỉnh sửa: ngoài ra, như tôi đã trình bày ở trên, Rối loạn nhân cách ái kỷ (NPD) và rối loạn nhân cách tồn tại trên một phổ. Donald Trump không phải là đại diện cho tất cả những người mắc chứng rối loạn này. Ngoài ra, những người tự ái kín đáo / dễ bị tổn thương dường như cởi mở với liệu pháp hơn là NPD trầm trọng

>u/Nikcara (153 points)

Tôi không nghĩ một thế lực bên ngoài nào đó có thể làm cho ai đó cảm thấy an tâm trong đầu họ. Có những liệu pháp hữu ích nếu người đó sẵn sàng chấp nhận sự giúp đỡ, nhưng những người sĩ diện nổi tiếng là không sẵn sàng chấp nhận sự giúp đỡ. Vì thế nó liên quan đến việc thừa nhận rằng có điều gì đó không ổn đang xảy ra trong chính con người họ.

_____________________

u/AFourEyedGeek (58 points)

Những người sĩ diện biết họ bị bệnh tâm thần không?

Nhưng nếu bạn là loại người đó và không nhận ra thì sao? Giống như những người điên nhận ra họ điên hay những kẻ khốn nạn nhận ra họ là những tên khốn

>u/Oh_No__Im_Just_Lame (33 points)

Một số người sĩ diện nhận thức được, một số thì không bồ ơi.

Nhưng họ có lý do cho hành động của mình như bất kỳ ai khác. Khi ai đó chỉ cho họ có gì đó sai sai ở đây, họ sẽ không thấy gì bất thường hoặc kỳ quặc về hành vi của mình. Nếu có gì khác nữa, họ chỉ tặc lưỡi nói: Ầyyyy, ai cũng như tao cả mà, khác gì đâu. Đối với họ, hành động của họ đều có ý nghĩa

_____________________

u/autocommenter_bot (43 points – x1 helpful)

Khoe khoang tự hủy hoại bản thân

_____________________

u/Smoothfromallangles (54 points)

Tôi muốn nói là bài báo này khá đúng. Tôi đã và đang là một người sĩ diện cả đời mình. Không dễ dàng lúc nào cũng giữ nó trong tầm kiểm soát. Mất một thời gian dài để nhận ra mình là loại người đó. Tôi từ từ nhận ra nó có hại thế nào với những mối quan hệ thân thiết quanh tôi và tại sao chúng dường như không bao giờ đi theo cách mà tôi muốn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *