Hệ tuần hoàn máu đã thích ứng với đoạn chi như thế nào?

Ví dụ như bạn bị cưa chân đi, toàn bộ mạch máu đi đến chân đều thành ngõ cụt hết thì máu không còn có thể lưu thông bình thường được.

Làm thế nào mà máu còn có thể đi và về tim khi mà đường nối đã bị cắt đứt?

_____________________

Để tôi giải thích cho nhé.

Hãy tưởng tượng 1 con phố hình cánh tay với những ngôi nhà hai bên lề dẫn đến 1 ngõ cụt. Những ngôi mà đại diện cho những bó cơ, mô mỡ và các mô khác ở tay.

Tất nhiên là con phố này phải có đường dẫn nước và cống xả thải chạy ngầm ở dưới rồi, những đường ống được nối với từng nhà. Hệ thống đường ống này giống như hệ thống tuần hoàn máu ở tay vậy. Nước (máu) đi vào phố (tay) thông qua đường ống nước sạch chung (động mạch). Từ đây, mỗi căn hộ đều có đuờng dẫn nước về nhà riêng (động mạch nhỏ). Trong nhà, nước được phân phối đến từng phòng qua ống dẫn (tiểu động mạch) và nước được dẫn vào các thiết bị trong nhà như bồn tắm, chậu rửa, toilet (mao mạch). Từ đây, nước thải được thải ra (tiểu tĩnh mạch), về đường nước thải chung của cả nhà (tĩnh mạch nhỏ) và rồi xả ra đường cống chung của phố (tĩnh mạch)

Khoan, dừng khoảng chừng là 2s để vẽ ra toàn cảnh nước chảy trong hệ thống đi. Nó đi từ đường nước chính này, về từng nhà, qua từng phòng, và rồi chảy qua đường nước thải để về cống chính.

Giờ thì phía cuối con phố bị “cắt cụt”… những ngôi nhà bị san phẳng, những con đường và đường ống bị phá tan hoang. Phải làm sao để cung cấp nước cho con phố đây? Thật bất ngờ là chẳng có gì thay đổi nhiều. Đường nước và cống thoát nước thì phải bịt đầu lại kẻo nước chảy hết ra. Nhưng chẳng có gì phải lo lắng về cái ngõ cụt cả và chả có vấn đề gì với hệ thống nước cả vì những nhà nào còn sống thì vẫn tiếp cận được với đường ống nước như thường và nước thì khôn bao giờ chảy trực tiếp từ ống nước sạch sang cống nước thải mà không đi qua bất kì ngôi nhà nào cả.

Đây cũng chính là cách mà máu vẫn lưu thông trong quá trình phẫu thuật đoạn chi. Ngoài việc bạn phải bịt đầu những mạch máu lớn để hạn chế mất máu ra thì chả phải làm gì quá phức tạp. Đấy là vì máu không bao giờ chảy trực tiếp từ động mạch vào tĩnh mạch cả, luôn luôn phải đi qua các mô, các mao mạch, và nó vẫn luôn luôn diễn ra như thế đối với tất cả những mô nằm phía trên đoạn cắt chi (và phần còn lại của cơ thể). Những mô này vẫn hoàn toàn được cung cấp máu vì chúng nối ống với động mạch và thải đi qua tĩnh mạch ở ngay cạnh đấy. Ngay từ đầu, máu đi qua những mô trên rồi thì sẽ không đi xuống những mô cuối cánh tay nữa, như kiểu nước chảy vào ngôi nhà đầu phố thì không bao giờ chảy xuống cuối phố nữa ấy.

>u/lavachat (17 points)

Ui giải thích siêu hay luôn!

Tôi bổ sung thêm về vấn đề cục máu đông nhé. Theo dõi hiện tượng có cục máu đông trong vài tháng sau khi phẫu thuật đoạn chi là cả một quá trình, bệnh nhân cần đi vật lý trị liệu hàng tuần và được dạy cách tập thể dục hàng ngày. Tập luyện giúp mạch máu tái cấu trúc lại ở đầu cụt, quá trình này diễn ra tự nhiên trong khi vết thương lành lại và hình thành mô sẹo. Và chỉ sau vài tuần, nguy cơ bị cục máu đông được giảm xuống mức như bình thường (nếu vị trí đoạn chi không quá xa khớp khỏe mạnh gần đó).

Nếu như vị trí cắt ở mãi đầu xa của chi, cơ chỗ đó sẽ bị teo do không còn khớp mà vận động cơ đó. Nguy cơ có cục máu đông tĩnh mạch chỗ cơ bị teo luôn ở ngưỡng cao, vì sự vận chuyển máu trong tĩnh mạch là nhờ vào các cơ xung quanh đẩy máu lên. Hầu hết các chi giả cũng làm hạn chế máu lưu thông. Bệnh nhân có thể học cách kiểm tra các dấu hiệu cảnh báo về có cục máu đông, phù nề và huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT) cũng như thực hiện các bài tập để giúp chống lại những điều đó và chống teo cơ – nhưng không phải ai cũng có thể làm điều này lâu dài.

____________________

Dịch bởi Pigeon

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *