A: JEFFREY WANG
——————————
Trong Thế Chiến II, đội nghiên cứu khoa học của Đức Quốc xã đã phân tích được điều kiện thời tiết ở London dựa vào tiếng chuông tháp Big Ben trong chương trình “phát thanh tự do” của đài BBC.
Suốt cả cuộc chiến, BBC thường xuyên phát thanh các chương trình của mình đi khắp châu Âu. Không chỉ là một nguồn tuyên truyền hiệu quả, các buổi phát thanh còn giúp gửi đi những thông điệp về hy vọng, những tin tức chính xác nhất cho người lính đang ngày đêm chiến đấu nơi hầm sâu trên khắp các vùng Đức chiếm đóng.
Đức Quốc xã không thể chặn được các buổi phát thanh thế này, còn BBC thì cứ tiếp tục làm việc hiệu quả.
Đặc biệt, mỗi buổi phát thanh luôn đi kèm với tiếng chuông – phát trực tiếp – từ tháp Big Ben.
Và thế là đội nhóm khoa học của Đức đã phát hiện ra một lỗ hổng: tần số âm thanh của tiếng chuông tháp bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, sương mù v.v), giả như London có một trận mưa lớn, tiếng mưa chắc chắn ít nhiều cũng lọt vào buổi phát thanh.
Bằng cách tận dụng những khác biệt rất nhỏ này, phía Đức có thể phỏng đoán chính xác thời tiết ở London để phục vụ các mục đích chiến thuật.
Hãy nhớ rằng thời đó chưa có hệ thống vệ tinh để biết chính xác thời tiết ở đâu thế nào, nên đây có thể coi là lợi thế rất lớn giúp Không quân Đức ném bom nước Anh hiệu quả hơn. Chỉ một buổi trời nhiều mây và một cơn mưa lạnh cũng khiến thế trận rất khác biệt rồi.
Cơ mà Tình báo Anh đã dò ra chuyện mấy nhà khoa học Đức đang theo dõi.
Sau đó BBC cứ đến phần phát thanh tiếng chuông thì đổi sang mấy cuộn băng thu âm sẵn.
Theo: Đinh Hữu Thế Anh