Ai là nhà khoa học tha hóa và vô pháp nhất từng được biết đến?

Trả lời: Jack Fraser, Nhà vật lý học đang theo học tại Đại học Oxford (2014-2018)

.

Có lẽ nhà khoa học tha hóa nổi tiếng nhất là Andrew Wakefield.

Wakefield ĐÃ từng là một bác sỹ chuyên về đường ruột và một nhà nghiên cứu y sinh học.

.

Ông có được sự nổi tiếng trên thế giới khi công bố một bài báo trên The Lancet (hoặc ít nhất, đã tuyên bố là công bố như vậy) vào năm 1998 về một mối liên hệ giữa vắc-xin MMR và sự gia tăng các căn bệnh về đường ruột cũng như chứng tự kỷ (thật thú vị – chỉ 12 đưa trẻ được đưa vào nghiên cứu, và tám trong số đó bị coi là đã có những rối loạn về hành vi. Đó là nhóm kiểm tra có số lượng nhỏ một cách điên khùng, và lại có một tỷ lệ rất cao: nếu điều này chính xác, hơn 20 triệu người có thể đã bị tử kỷ bởi MMR trước năm 1998)

.

Chúng tôi phát hiện bệnh liên quan đến đường tiêu hóa và sự mất nhận thức ở một nhóm trẻ từng bình thường trước đó, căn bệnh này thường liên quan chặt chẽ với các kích thích môi trường có thể xảy ra[1]

Vâng – gã này là người đầu tiên trong phong trào hiện đại chống lại tiêm chủng (“antivaxxers”).

Mặc dù bản thân tờ báo không nói rõ các trường hợp mắc chứng tự kỷ là do MMR, Wakefield đã tự làm một số cuộc họp báo trong đó ông đã đưa ra các mối liên hệ đáng ngạc nhiên. Điều này đã gây ra sự ồn ào trong cộng đồng khoa học – và được coi là “khoa học bằng họp báo”.

.

Chính những cuộc họp báo này (chứ không phải bản thân bài báo, mặc dù người ta đã sử dụng bài báo này để biện hộ sau này) đã mang lại sự hồi sinh rất lớn cho phong trào chống tiêm chủng và phản đổi việc tiêm chủng cho trẻ em.

Sau đó, thông tin bắt đầu rò rỉ ra và từ tờ báo đó, mọi thứ đều có vẻ khác trước.

Luật sư đã ghé thăm nhiều gia đình trong nghiên cứu đó để chuẩn bị một vụ kiện chống lại các công ty sản xuất MMR. Hm … có vẻ như đây là xung đột về lợi ích, phải không? Việc này quả thực khá tinh ranh.

Sau đó, người ta mới biết rằng các luật sư nói trên đã trả Wakefield hơn 400.000 Bảng Anh [2](700.000 USD), ông ta đã không tiết lộ điều này. Điều này đặt ra một câu hỏi nghiêm túc về động cơ của Wakefield: làm sao bạn có thể mong một bài báo được xuất bản bởi ai đó được tài trợ bởi những người kiện các nhà sản xuất vắc-xin MMR phải vô tư khi nói về vắc-xin MMR?

.

Khi việc này bị lộ ra, tờ The Lancet đã xem xét lại bài báo và nhận thấy rằng nó họ không còn hài lòng về nó với tư cách một nghiên cứu thực sự – và họ đã ban hành sự thu hồi chính thức:

“Chúng tôi muốn nói rõ rằng trong bài báo này không có mối liên hệ rõ ràng nào giữa vắc-xin (đó) và chứng tự kỷ, vì dữ liệu không thỏa mãn. Tuy nhiên, khả năng về việc có một mối liên hệ như vậy đã được nâng cao, và các sự kiện sau đó đã có những ám chỉ lớn dành cho sức khoẻ của cộng đồng. Theo quan điểm này, chúng tôi cho rằng bây giờ là thời điểm thích hợp và chúng ta nên chính thức rút lại lời giải thích dựa trên những phát hiện này trong bài báo này, theo tiền lệ.”

.

Sau đó, vào năm 2004, người ta lại biết rằng, trước khi công bố bài báo vào năm 1998, Wakefield đã xin đăng ký cấp bằng sáng chế cho một phương pháp thay thế vắc-xin MMR[3] chỉ vài tháng trước khi ông bắt đầu viết bài báo năm 1998 nói rằng vắc-xin này không an toàn!

Chẳng có điều gì có thể ảnh hưởng đến cá kết luận của ông ta trong bài báo đó, phải không?

________________________________________

Ồ – bạn nghĩ như vậy sao? Không, câu chuyện này vẫn còn tiếp tục!

________________________________________

.

Sau việc đó, một cựu sinh viên xuất hiện và nói rằng Wakefield thường bỏ qua dữ liệu từ phòng thí nghiệm.

Trong khi đó, những nghiên cứu độc lập khác cuối cùng đã thất bại trong việc tái tạo lại những kết quả ban đầu này[4], và nhiều nghiên cứu trong đó bắt đầu đặt câu hỏi về các phương pháp nghiên cứu của Wakefield.

Vào năm 2007, Hội Đồng Y Khoa Anh Quốc đã bắt đầu quá trình khởi kiện Wakefield trước những cáo buộc[5]:

• “Đã nhận tiền để tiến hành nghiên cứu từ các luật sư đại diện cho những phụ huynh tin rằng con cái của họ đã bị MMR làm tổn hại”.

• Đã tiến hành các cuộc nghiên cứu mà “không có những trình độ cần thiết về nhi khoa”, bao gồm nội soi đại tràng, sinh thiết ruột và chấn thương cột sống (“tủy sống”), tiến hành các đề tài nghiên cứu của ông ta mà không có sự đồng ý của ủy ban đạo đức của phòng mạch và đi ngược lại lợi ích lâm sàng của trẻ em, trong khi các xét nghiệm chẩn đoán này lại không được chỉ định bởi các triệu chứng của trẻ em hay lịch sử y học.

• “[Đã] Hành động ‘không trung thực và vô trách nhiệm’ khi không nói rõ… làm thế nào để chọn các bệnh nhân cho nghiên cứu đó

• “[Đã] Tiến hành nghiên cứu đó trên cơ sở không được ủy ban đạo đức của bệnh viện phê chuẩn.”

• Mua những mẫu máu – mỗi mẫu 5 Bảng Anh – từ những đứa trẻ có mặt trong bữa tiệc sinh nhật của con trai mình, Wakefield đã nói đùa về điều này trong một bài thuyết trình sau đó.

• “[Cho] thấy sự vô cảm với bất kỳ nỗi đau nào mà những đứa trẻ đó có thể phải chịu

GMC ủng hộ tất cả những cáo buộc này – và Wakefield bị đánh bại từ ngay vòng ngoài (điều tồi tệ nhất mà GMC có thể làm).

.

Trong quá trình xét xử này, Brian Deer (người từng dành sức khám phá ra nhiều điểm bất hợp lý trong công việc của Wakefield), đã phát hiện ra bằng chứng chỉ ra việc không chỉ những kết quả thí nghiệm là rất tệ hại mà dữ liệu còn bị sửa đổi một cách cẩn thận — và nhấn mạnh sự khác biệt giữa ghi chép của bệnh viện về dữ liệu năm 1998 và dữ liệu được công bố trong bài báo đó, điều này cho thấy có sự thao túng đáng kể.[6]

.

Ôi Chúa ơi, còn nữa cơ mà

Sau đó, người ta phát hiện ra rằng cha của một đứa trẻ trong nghiên cứu năm 1998 đã sở hữu một bằng sáng chế sẽ thu được lợi từ việc người ta sợ MMR/chứng tự kỷ[7], và chính Wakefield đã dự đoán rằng họ có thể “kiếm trên 43 triệu USD một năm từ bộ dụng cụ chẩn đoán” ,[8] trong đó “thị trường ban đầu được chẩn đoán sẽ được thử nghiệm theo cách điều trị cho bệnh nhân bị AE [viêm tủy tự kỷ, một căn bệnh chưa được xác minh bị khơi nên bởi Wakefield]”.

.

Do đó, tờ The Lancet đã một lần nữa đính chính lại bài báo ban đầu – thay vì kết luận mà tôi nhắc đến ở trên, họ đã nói:

“Các tuyên bố trong bài báo ban đầu cho thấy rằng những đứa trẻ “bị viện dẫn một cách liên tục” và rằng các cuộc điều tra đã được ‘phê duyệt’ bởi ủy ban đạo đức địa phương đã được chứng minh là sai lầm.”[9]

.

Sau đó là một loạt các bài báo của Wakefield bị thu hồi – nhiều bài trong số đó đã tìm cách thiết lập mối liên hệ giữa việc tiêm chủng và bệnh tật.

________________________________________

Có vẻ như là một kết thúc có hậu ư, không hề? Ông ta bị bắt – và cộng đồng đã từ chối những ý tưởng của ông ta sau một quá trình xem xét nghiêm túc. Đó chính xác là cách làm khoa học đúng đắn , đúng không?

.

Trong khi cộng đồng khoa học đang bận bình luận về báo cáo năm 1998 của Wakefield – đã có một thiệt hại về người.

Bạn thấy đấy, người ta không thực sự quan tâm đến số việc kiện tụng của GMC – và họ cũng không để ý đến việc thu hồi trong các tạp chí y khoa đâu. Nhưng khi một người đàn ông trong bộ áo choàng của phòng thí nghiệm đứng lên và nói “Vắc-xin gây nên chứng tự kỷ!” – họ sẽ chú ý đến điều đó.

Kể từ năm 1998, đã có một sự gia tăng rất lớn trong phong trào “antivaxxer” – những người tin vào những tuyên bố của Wakefield[10]. Nhiều người nổi tiếng đứng ra ủng hộ phong trào này, bao gồm Jenny McCarthy (thậm chí tôi còn chẳng muốn nhắc đến), và Jim Carrey [11], chỉ muốn nói đến hai người thôi.

.

Sự sợ hãi này đã dẫn đến việc một số lượng lớn trẻ em không được tiêm chủng, gây tổn hại đến tính miễn dịch của cộng đồng[12], và đã dẫn đến một số lượng lớn trẻ em chết vì những bệnh mà chúng sẽ tránh được nếu được tiêm chủng.

Tôi không thể đảm bảo 100% cho các phương pháp của website này (mặc dù chắc chắn họ có rất nhiều nguồn chính từ CDC[13][14], điều này rất hứa hẹn), trong đó có một số lượng các loại bệnh có thể phòng ngừa được (ở Mỹ) và ngăn ngừa những cái chết do không tiêm phòng.

.

Tổng số hiện tại là 152.763 ca bệnh và 9028 ca tử vong có thể được phòng ngừa. 

Hãy nhắc lại điều này.

9028 người đã chết (chủ yếu là trẻ em) vì phong trào chống vắc-xin này.

Trang web đó cũng chứa một bộ đếm “số ca bị chẩn đoán tự kỷ do liên quan đến tiêm chủng”.

Đoán xem con số là bao nhiêu nào?

0. Không. Không. Không.

.

________________________________________

Thông thường, tôi sẽ tránh đưa ra các tuyên bố có tính công kích như vậy – nhưng khi biết rằng tôi có những nguồn, trích dẫn dự phòng rất rộng – và thực tế là điều này đã được thử nghiệm tại phiên tòa nhiều lần (Wakefield chưa bao giờ thắng một vụ kiện về xúc phạm danh dự), do đó tôi cảm thấy khá tự tin trong việc khẳng định điều này:

.

Andrew Wakefield là nhà khoa học tha hóa nhất trong lịch sử. Ông ta có thể phải chịu trách nhiệm về cái chết của gần 10.000 con người, vì những nghiên cứu lừa đảo và phi đạo đức của mình.

.

Ông ta đã làm điều này vì mong muốn tạo ra lợi nhuận – và làm vậy ông ta đã thỏa hiệp tất cả những giá trị mà một nhà khoa học, và thậm chí là một con người, nên bảo vệ.

.

Kiện tôi xem. Thách bạn đấy.

Theo: Vũ Cường

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *