Trả lời bởi Balaji Viswanathan, kỹ sư
—————–
Trước thế kỷ 19 – 20, những khu vực có thời tiết lạnh giá chưa thật sự dẫn trước các khu vực ấm áp hơn về mặt kinh tế. Theo lịch sử, nền văn minh nhân loại tập trung ở những vùng ấm áp, nhiệt đới và cận nhiệt đối. 5 nền văn minh đầu tiên của nhân loại – Sumer, lưu vực sông Nile, lưu vực sông Ấn, thung lũng Hoàng Hà, Norte Chico – đều thuộc khu vực cận nhiệt đới. Theo sau là – Ai Cập, Ba Tư và Rome cũng thuộc cùng khu vực này. [Những vùng cận nhiệt đới tốt hơn so với cùng nhiệt đới bởi vì vùng nhiệt đới thường gần các khu rừng nhiệt đới rậm rạp đầy thú dữ và các dịch bệnh]. Trong suốt chiều dài lịch sử, các khu vực ấm áp phát triển tốt hơn.
Chủ nghĩa thực dân đã thay đổi cục diện này. Tôi sẽ giải thích cho bạn tại sao. Những khu vực có thời tiết lạnh giá có mật độ dân số rất thấp bởi không mấy người thích mùa đông lạnh giá cả. Điều này cho phép các nông dân có nhiều đất đai hơn và nhiều tiềm năng khoáng sản hơn. Mãi cho đến khi thời đại hiện đại, những thứ này rất khó để canh tác.
Khi cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra, công nghệ đã giúp đỡ mạnh mẽ cho những quốc gia thuộc vùng khí hậu ôn đới. Nông nghiệp cơ giới – máy cày và những loại máy móc khác – cho phép canh tác theo quy mô công nghiệp ở những vùng đất này. Điều này cho phép các nông dân trở nên giàu có bởi họ bây giờ đã sở hữu rất nhiều đất đai để khai thác triệt để. Các nhà máy bây giờ cũng có thể khai thác các tài nguyên khoáng sản và cơ sở hạ tầng vì phần lớn lãnh thổ của các quốc gia này vẫn còn được chiếm hữu rất ít. Ngược lại, cách mạng công nghiệp không thể phát triển mạnh mẽ ở những vùng nhiệt đới đông đúc dân cư vốn dĩ đã có sản lượng nông nghiệp cao – nhưng phải chia sẻ đất đai với một số lượng lớn nông dân. Các vùng đất nhiệt đới cũng có quá đông dân cư – có nghĩa là ít tài nguyên hơn và ít không gian hoặc cơ sở hạ tầng hơn.
Một khía cạnh khác của chủ nghĩa thực dân chính là mở rộng thị trường. Anh Quốc có thị trường nội địa nhỏ – dân số cũng ít. Nhưng, thông qua các thuộc địa của mình, Anh Quốc có một thị trường lớn hơn cho công nghiệp nặng và công nghiệp dệt may của mình. Vào thời gian đầu, không có nhiều sự giao thương quốc tế và vì thế những khu vực có dân số thưa thớt không thể hưởng lợi từ những đổi mới của mình.
Vào thế kỷ 21, chúng ta bước vào thời kỳ hậu công nghiệp hóa và con lắc lại một lần nữa có thể chuyển dịch. Mỏ và đất đai không còn quá quan trọng như trong thế kỷ 20. Thời đại bây giờ hoàn toàn xoay quanh số lượng mạng lưới thông tin. Các vùng lãnh thổ nhiệt đới và cận nhiệt đới như California, Singapore, Thượng Hải hay Bangalore lại một lần nữa trở lại với cuộc chơi. Quy mô thị trường nội địa một lần nữa lại trở nên quan trọng – như các công ty khởi nghiệp tại California có thể chứng thực và tương trợ bằng nhiều cách khác nhau cho nền kinh tế thông tin.
________________
Trả lời bởi Benjamin Lucas, lives in Brazil
———————–
Giả thuyết cho rằng môi trường lạnh sẽ thuận lợi hơn cho việc phát triển của một nền văn minh khoa học kỹ thuật tiến tiến được lan truyền rộng rãi vào thế kỷ XIX – XX.
Luận điểm đằng sau việc này là ở vùng khí hậu lạnh sẽ tạo ra nhiều thách thức để tồn tại hơn, do đó phù hợp hơn với quá trình tiến hóa của xã hội. Ở những khu vực nhiệt đới, những nơi “chỉ cần với tay lên” cũng hái được quả ngọt, con người thường sẽ trở nên lười biếng, và không có lý do gì để tiến lên phía trước.
Điều này sai. Có rất nhiều ví dụ về các nền văn hóa phát triển ở khu vực nhiệt đới. Các nền văn minh được biết đến đầu tiên đều được phát triển từ vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới – như nền văn minh Sumer, nền văn minh Ai Cập, và nền văn minh thung lũng Indus.
Ở châu Mỹ, nền văn minh Maya và Aztec hùng mạnh cũng thuộc khu vực nhiệt đới, trong khi người bản địa Canada băng giá và Patagonia không thể đạt được những thành tựu tương tự. Ở Thái Bình Dương, vương quốc Indonesia cũng giàu hơn rất nhiều so với các vương quốc khác ở New Zealand nơi tuyết phủ quanh năm. Và vậy đó: Lịch sử đã chứng tỏ rằng chẳng có gì sai khi ở vùng nhiệt đới cả.
Sự “thụt lùi” của vùng nhiệt đới chỉ xuất hiện trong thời đại Cách mạng Công nghiệp vào thế kỉ 18, khiến cho châu Âu có được lợi thế về công nghiệp và cả quân sự mà họ chưa từng có trước đây. Một cuộc cách mạng sinh ra trong những điều kiện rất đặc biệt, chưa từng tồn tại trước đây, ở châu Á hoặc Bắc Cực.
Sự kiện này có rất nhiều lời lý giải – nhưng cái lạnh không phải một trong số đó. Và sự lan tỏa ra các quốc gia châu Âu khác không phải bởi vì những quốc gia này cũng lạnh, mà là vì các quốc gia này rất gần nhau về mặt địa lý, kinh tế và cả văn hóa.
Trước Cách mạng Công nghiệp, các quốc gia châu Âu chẳng hề bất khả chiến bại tí nào. Chỉ cần nghĩ đến cách mà các cuộc thập tự chinh kết thúc, hết thua trận này đến bại trận kia, và sự thật rằng các quốc gia lớn ở phương Đông chỉ bắt đầu bị thách thức bởi châu Âu từ thế kỷ 18, trùng với thời kỳ công nghiệp hóa.
Theo lời giáo sư lịch sử tại USP, Eduardo Natalino, câu chuyện thú vị này là kết quả của tâm lý thực dân, nhằm biện hộ cho sự thống trị của họ tại các quốc gia nhiệt đới:”Mô hình này, vào thế kỷ 19, tự coi mình là đỉnh cao tiến hóa của loài người.”
Tâm lý này còn gây ra sự trì trệ. Ở Châu Phi, chủ nghĩa thực dân đã phá hủy lối sống truyền thống và các cấu trúc chính trị, ủng hộ một số nhóm hơn những nhóm khác, và gây ra sự thống trị chống thuộc địa, thành phần cho các tập phim bùng nổ cho đến ngày nay. Trong tình trạng chiến tranh liên tục xảy ra, không nền văn minh nào có thể phát triển mạnh mẽ.
Theo: 光賢