MỤC ĐÍCH CỦA TẠI NGOẠI LÀ GÌ? NẾU NHƯ CÓ NGƯỜI KHÔNG NÊN BỊ BẮT GIỮ VÀ NGƯỜI BUỘC PHẢI BỊ BẮT GIỮ, TẠI SAO LẠI SINH RA MỘT KHOẢN TIỀN CÓ THỂ GIÚP HỌ KHỎI PHẢI NGỒI TÙ?

Tiền tại ngoại được nhắc tới khi cá nhân đó chưa phải hầu toà hay bị kết án. Về cơ bản, nó như kiểu một vật thế chấp để đảm bảo cá nhân đó sẽ xuất hiện trong phiên xét xử. Nếu họ không xuất hiện, tiền bảo lãnh sẽ được toà án trưng thu.

_____________________

u/umassmza (1 point)

Để tui bổ sung, tiền tại ngoại thường được quy định khá cao để đảm bảo cam kết về việc xuất hiện trước toà được thực hiện. Người bảo lãnh (trans: một nghề) sẽ trả khoản tiền đó và một người khác sẽ ký cam kết thay cho bạn. Chính vì vậy, nếu bạn không đến phiên xét xử là nhà bay như chơi nha. Người bảo lãnh sẽ ráo riết tìm bạn để đòi tiền, họ có đầy đủ thông tin họ hàng, bạn bè, địa chỉ và hàng tá bức ảnh của bạn để truy lùng bạn.

_____________________

u/drafterman (1 point – x1 helpful)

Vấn đề ở đây không phải là họ nên hay không nên bị giam giữ mà là về việc ràng buộc họ trong tầm kiểm soát và quyết định xem họ có nên bị giam giữ hay không. Khá khó để truy tố ai đó có khả năng di chuyển tự do và không ở gần.

Do đó, chúng t có hai giải pháp chính: giam giữ họ cho tới ngày xét xử hoặc bắt họ khai sự thật (nguyên gốc: honor system)

Cả hai cách đều khá phức tạp và lắm vấn đề nên hệ thống tiền tại ngoại mới ra đời. Hiểu một cách đơn giản thì bạn được yêu cầu đặt một vật thế chấp có đủ khả năng lôi kéo bạn đến toà. Nếu bạn xuất hiện trước toà, bạn sẽ nhận lại số tiền còn nếu không, toà sẽ giữ số tiền đó.

_____________________

u/Nothos927 (1 point)

Một điểm đáng chú ý là Hoa Kỳ là một trong hai nước duy nhất sử dụng tiền tại ngoại. Phần lớn mọi người đều lạ lẫm với nó

Ví dụ, ở Anh, để tại ngoại bạn cần tuân theo một số điều kiện khác như thường xuyên điểm danh hay trong một số trường hợp đặc biệt, bạn phải đeo thiết bị theo dõi.

Nếu bạn bỏ trốn và bị bắt thì không có cơ hội tại ngoại nữa đâu.

_____________________

u/ClownfishSoup (1 point)

ELI5: Bạn vừa mắc lỗi và bị chị gái bắt quả tang, chị bảo bạn ngồi yên trong phòng và đợi bố về để quyết định xem bạn có bị ăn đòn hay không. Bạn không hề muốn ở yên trong phòng. Chị gái bạn kiểu “Oke, mày được ra ngoài nhưng tao sẽ giữ Xbox của mày. Nếu mày không về nhà trước giờ ăn tối và báo cáo chính xác những gì mày đã làm với bố, tao sẽ không trả lại Xbox cho mày”. Trong trường hợp này, “tù” là phòng của bạn, “tiền tại ngoại” là Xbox và “phiên xét xử” chính là lúc bố bạn về nhà.

Bạn có thể lựa chọn ở yên trong phòng, hoặc đưa Xbox cho chị và trở về trước giờ ăn tối. Nếu bạn không thực hiện như đã hứa, Xbox sẽ bị tịch thu.

>u/emelrad12 (1 point)

Để tui chỉ ra điểm chưa đúng ở đây nha: Bà chị bảo rằng điều kiện để bạn được ra ngoài là giao nộp Xbox mà không cần biết bạn có Xbox hay không. Đó cũng là vấn đề với tiền tại ngoại, nếu bạn đang túng thiếu bạn sẽ không thể trả được.

>>u/cavendar (1 point)

Hoặc có thể bà chị yêu cầu $50 từ bạn. Bạn không có $50 nên bạn cho một ai đó mượn Xbox để cho bạn vay $50

Bạn chỉ có thể lấy lại $50 nếu bạn xuất hiện trước giờ ăn và nói chuyện với bố. Bạn chỉ có thể lấy lại Xbox nếu bạn trả

>>u/ElvisJNeptune (1 point)

Thêm một điều nữa, có thể bạn không mắc lỗi và vô tội nhưng vẫn bị buộc tội bởi chị gái. Bạn phải chờ bố về nhà để quyết định xem bạn có tội hay không.

_____________________

u/_Connor (1 point)

Ông bạn hiểu nhầm khái niệm “tại ngoại” rồi. Nó không phải là “trả tiền để tránh bản án”

Trước mỗi phiên toà và buộc tội là một quy trình rất dài, họ cần xác định cần phải làm gì với bạn cho tới lúc bạn hầu toà và cho tới thời điểm đó, bạn vẫn vô tội (innocent until proven guilty). Họ có thể giam giữ bạn cho tới lúc phiên xét xử diễn ra, nhưng điều này nảy sinh rất nhiều vấn đề: Nếu đến cuối cùng, bạn được tuyên bố vô tội thì sao?

Một lựa chọn khác là trả tiền tại ngoại. Khi bạn trả tiền tại ngoại, bạn không phải chịu sự giam giữ từ thời điểm bị bắt cho tới lúc hầu toà. Nhưng nếu bạn không xuất hiện trước toà, khoản tiền đó sẽ được toà giữ lại. Tiền tại ngoại thường khuyến khích cá nhân đó đến xét xử bởi nếu bị toà trưng thu, bạn sẽ mất nó. Chẳng hạn, bạn trả tận $100,000 tiền tại ngoại và con số khá lớn đó sẽ thôi thúc bạn xuất hiện trước toà.

Tổng thể quy trình nó như sau: (1) Bị bắt giữ –> (2) Khoảng thời gian trước phiên xét xử –> (3) Phiên xét xử (quyết định có tội hay không) –> (4) Ra bản án nếu có tội.

Tiền tại ngoại được nhắc tới vào giai đoạn thứ 2. Họ sẽ giữ bạn trong tù, hoặc yêu cầu bạn trả tiền để sống “bình thường” cho tới ngày xét xử. Phiên xét xử diễn ra là bạn hết cơ hội để tại ngoại. Bạn vô tội, bạn ra về. Bạn có tội, bạn vào tù.

_____________________

u/GoodProfession6 (1 point – x1 wholesome)

Rất nhiều người ở đây hợp nhất khái niệm “tiền tại ngoại” và “tại ngoại”. Hoa Kỳ là một trong ba nước (theo như tui biết) sử dụng hệ thống tiền tại ngoại và tôi khá chắc hai nước còn lại (Philippines và Canada trong một số trường hợp) học hỏi từ Hoa Kỳ.

Trong một hệ thống tư pháp bình đẳng, bạn vô tội cho tới khi bị chứng minh có tội. Bạn không thể bị chứng minh có tội cho tới khi bạn ra toà, chứng cứ ủng hộ hoặc chống lại bạn được cân nhắc và một thẩm phán ra phán quyết. Mục đích của tại ngoại là, xác định xem bạn có được tự do hay bị giữ lại cho tới khi phiên toà diễn ra.

Tôi chắc chắn rằng trong trường hợp bạn bị vu khống hoặc bị gài, bạn sẽ không muốn ngồi tù và đợi đến ngày xét xử phải không? Nó như kiểu phải chịu hình phạt cho một lỗi lầm không phải của mình vậy.

Hiến pháp có quy định quyền được xét xử nhanh, tuy nhiên hệ thống tư pháp hình sự ở Mỹ là vô cùng quá tải. Chính vì vậy, hầu hết các bang đều vi hiến trong trường hợp này. Ví dụ ở New York đi, bạn có thể phải đợi hơn 1 năm. Ở Bronx, con số có thể lên tới gần 2 năm. Tiền xét xử, tiền buộc tội,… đủ các thứ. Một trường hợp như vậy đã xảy ra với Kalief Browder và rốt cuộc dẫn tới cuộc cải cách hệ thống tại ngoại ở New York.

Câu hỏi đặt ra ở đây là làm sao để xác định xem ai đó xứng đáng được tự do, hay là một mối nguy hại với cộng đồng và nên bị giam giữ? Ở Mỹ, bạn trả tiền tại ngoại, thường là khoản tiền dựa trên thu nhập của bạn, tội bạn phạm phải,… Khoản tiền nên đủ lớn để bạn muốn lấy nó lại, nhưng không quá lớn tới mức bạn không thể trả. Không may là trên thực tế, một số người phải chịu giam giữ vì không đủ khả năng trả tiền tại ngoại.

Nếu bạn không trả, bạn ngồi tù cho tới ngày diễn ra phiên toà. Bạn sẽ bị gây sức ép để tham gia thoả thuận nhận tội và được ra ngoài. Lưu ý này, bạn chưa bị buộc tội một chút nào cho tới lúc này.

Điều này (việc khó khăn trong trả tiền tại ngoại) làm phát sinh nền công nghiệp trả tiền tại ngoại – một nền công nghiệp xoay quanh việc thúc ép những người phạm tội không đủ khả năng chi trả. Sự tiêu cực này đã dẫn tới cuộc vận động chấm dứt, xoá bỏ tiền tại ngoại ở Hoa Kỳ.

Ở những nơi khác, tại ngoại chỉ đơn giản là việc ai đó có được đi lại tự do cho tới phiên toà xét xử và không hề dính dáng đến tiền bạc ở đây. Thẩm phán xác định bằng tiền án tiền sự của bạn, loại vi phạm pháp luật bạn vừa thực hiện,… Thông thường, bạn sẽ phải check-in đều đặn, hoặc đeo thiết bị theo dõi ở cổ chân nhưng ít nhất không liên quan đến túi tiền của bạn. Ở Hoa Kỳ cũng tồn tại hình thức này nhưng chỉ xuất hiện ở một số bang có hệ thống tư pháp tiến bộ và không phổ biến. Tuy nhiên, hình thức này cũng có những điểm trừ: một thẩm phán vô trách nhiệm có thể sẽ để một người không nên được tại ngoại được tại ngoại (ví dụ như một người vi phạm pháp luật nhiều lần), hoặc bỏ tù hàng tá người vô tội, những người phạm tội ở mức nhẹ.

_____________________

Dịch bởi Thành Vinh

Hình không liên quan

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *