Control freak/Tính cách thích kiểm soát: là những người có tâm lý muốn kiểm soát mạnh mẽ, trạng thái tâm lý không giống người bình thường, có thói quen đặt suy nghĩ và quan niệm của bản thân lên mọi người và mọi việc để bản thân có thể khống chế.
Mong muốn kiểm soát mang lại nhiều vấn đề về tâm lý, chẳng hạn như tự ti, trầm cảm, hoang tưởng, lo lắng, sợ hãi, tự kỷ, tự phụ, …
Những người có mong muốn kiểm soát mạnh mẽ thường kiểm soát bạn như thế nào? Sau đây là tổng hợp các phương pháp kiểm soát tâm lý thường được các nhà tâm lý học áp dụng.
1. Thu thập thông tin:
Người có tính cách kiểm soát thích thu thập thông tin cá nhân và lưu trữ để sử dụng sau. Họ cũng sẽ chủ động sử dụng mị lực của mình để lôi kéo người khác chia sẻ thông tin bí mật, đặc biệt là những chi tiết có khả năng gây bối rối cho đối phương. Sau đó, họ sẽ sử dụng thông tin này như một mối đe dọa để kiểm soát tâm trí của bạn.
2. Phóng đại lỗi lầm:
Những người thích kiểm soát rất giỏi trong việc phát hiện ra lỗi lầm của người khác, họ luôn tích cực phê bình, chỉ trích để làm mất sự tự tin của bạn từ đó làm bạn nghi ngờ bản thân, mất đi sự cân bằng trong nội tâm, không tìm thấy được bản thân của lúc trước. Cũng từ đó, họ phát hiện ra sơ hở trong tâm trí của bạn và sử dụng nó để kiểm soát bạn tốt hơn. Nhưng một khi hành vi này bị đối phương phát hiện, họ thường ngụy biện để biện minh cho mình.
3. Chuyển dời trách nhiệm:
Bất cứ khi nào họ làm sai điều gì, họ sẽ đẩy trách nhiệm sang cho người khác, hoặc giảm thiểu trách nhiệm của bản thân. Bởi vì cách này giúp họ duy trì hình tượng lập trường một cách hoàn hảo, đồng thời có thể tấn công hình tượng của người khác để tạo dựng hình ảnh bản thân.
4. Xem bạn là trẻ con để nói chuyện:
Họ luôn nói chuyện với bạn bằng giọng điệu dùng cho trẻ con, hành vi này thực chất đang tự đề cao bản thân và xem thường bạn, tạo thành một loại ám thị tâm lý: bản thân mình chưa trưởng thành, họ là người trưởng thành và đáng học hỏi hơn, từ đó khiến bạn dựa dẫm và phụ thuộc vào họ.
5. Trói buộc đạo đức:
Họ giỏi đứng trên đạo đức chỉ trích người khác, tự cho rằng bản thân là chuẩn mực của đạo đức hoặc giống như thần linh, từ đó không ngừng nâng cao địa vị của bản thân, đồng thời hạ thấp nội tâm của bạn. Song song đó, con người đều có tâm lý tin tưởng vào quyền lực, thế nên họ sẽ luôn dùng quyền lực đánh bóng bản thân, bồi đắp thêm cho hình tượng vĩ đại cho bản thân, sau đó có thể đứng trên cao khống chế tâm lý của người khác.
Trên thực tế, loại dục vọng khống chế này đến từ sự thiếu an toàn, tự ti, … Đem lòng tự ti và mặc cảm trong nội tâm. Đẩy cảm giác không an toàn và tự ti này cho người khác để tăng thêm cảm giác an toàn của bản thân, đồng thời khống chế người khác để lấp đầy sự mặc cảm của bản thân.
6. (So sánh) Thiết lập bản thân:
Họ sẽ luôn đem những lĩnh vực mà họ giỏi ra để so sánh với bạn, điều này công kích sự tự tin của bạn, làm bạn hình thành cảm giác “mình không bao giờ đủ giỏi”. Họ cũng hạn chế tối đa việc sử dụng thành tích của người khác so sánh với sự kém cỏi của bản thân.
7. Giả vờ đáng thương – thu thập sự đồng tình từ người khác:
Một trong những biện pháp phổ biến nhất được sử dụng bởi những kẻ thao túng là kiểm soát người khác bằng cách giả vờ đáng thương và khơi dậy sự đồng cảm. Bằng cách này, họ có thể để bản thân đứng trên đỉnh đạo đức.
Mỗi người đều có khả năng gặp phải những việc bất hạnh, người bình thường sẽ dùng lí trí đối mặt chứ không phải biến nó thành công cụ để lợi dụng. Nhưng những kẻ thao túng đều biết trong mỗi người đều có sự đồng cảm, vì vậy họ khéo léo sử dụng sự đồng cảm của người khác để điều khiển đối phương theo mục đích của mình.
VD: Sau khi li hôn, mẹ của Lili vì muốn khống chế con gái nên mỗi ngày đều kể về những thứ mà bà đã bỏ ra cho gia đình, than trách bố của Lili chẳng giúp được gì, con gái có được cuộc sống như bây giờ đều do một tay bà nỗ lực. Mẹ của Lili nói như vậy vì sợ con gái rời bỏ mình mà đi theo bố, bà hi vọng có thể dùng cách này tìm kiếm được sự đồng tình từ con gái.
Có thể nói, người thao túng sẽ tận dụng sự đồng cảm của người khác để khiến đối phương cảm thấy có lỗi và sẵn sàng nghe lời họ. Nhưng kiểu kiểm soát này khiến Lili tổn thương rất nhiều, bởi vì cô không thể thiết lập quan hệ thân thiết với người bố của mình.
8. Hạ thấp người khác – Nâng cao bản thân:
Người thao túng thường giỏi trong việc hạ thấp người khác, mục đích để đối phương có cảm giác sai lệch rằng người thao túng luôn cao hơn họ một bậc. Hơn nữa những người này còn biến những điểm tốt của người khác thành khuyết điểm. Thông qua việc hạ thấp đối phương, cố ý nâng cao bản thân, khiến đối phương mất đi tự tin, làm họ dựa dẫm và gắn bó với mình hơn.
VD: Chồng của Tiểu Vũ là một người thích kiểm soát, anh ta thường xuyên để Tiểu Vũ ở nhà, khiến Tiểu Vũ trở nên tự ti và nghe lời. Mỗi lần Tiểu Vũ muốn làm việc gì, chồng của cô sẽ không kiềm chế được mà chê bai, phê bình cô những việc nhỏ nhặt cũng không làm xong, không có ưu điểm gì cả. Tiểu Vũ bị chồng chỉ trích nhiều sẽ dần dần mất đi tự tin vào năng lực của bản thân.
Người thao túng thích lợi dụng cách này để công kích tự tin của người khác, từ đó khiến họ biến thành phụ kiện của bản thân. Họ quen với việc hạ thấp đối phương, không ngừng lặp đi lặp lại công kích, từ từ hủy diệt lòng tự tin của người khác. Nếu muốn thoát khỏi mục đích bị thao túng, chúng ta cần xem xét đánh giá của họ có thực sự đúng đắn hay không.
Về mặt tâm lý, những người thao túng thích chỉ trích người khác chủ yếu vì phóng chiếu nội tâm của chính họ. Giống như một đồng nghiệp của tôi chia sẻ rằng sau khi mẹ cô ấy li hôn, bà đã trải qua cú shock và cảm thấy đàn ông trên đời không có người nào tốt. Sau này khi cô ấy đến tuổi gả chồng, bà luôn nghĩ cách để ngăn cản con gái yêu đương, đây cũng là vì nội tâm của bà đã từng bị tổn thương, cũng sợ con gái sẽ gặp những chuyện giống như mình.
Vì vậy, nếu chúng ta có thể nhận ra đối phương là người thích thao túng, chúng ta có thể tìm hiểu quá trình trưởng thành của đối phương, tìm hiểu nguồn gốc vấn đề và tại sao tư tưởng của họ lại như vậy, chúng ta có thể triệt để né tránh bị khống chế.
9. Cố ý gây chia rẽ:
Cách mà những kẻ thao túng thích sử dụng là cố tình reo rắc mối bất hòa. Bằng cách chia rẽ li gián, giảm bớt bạn bè của đối phương, từ đó khiến đối phương mất đi vui vẻ và phương hướng. Nếu như họ muốn khống chế bạn, họ sẽ không muốn để bạn kết giao với người khác. Họ nói xấu người đó hoặc cố tình tạo ra sự rạn nứt trong mối quan hệ của hai người để bạn cắt đứt với người kia.
Một sinh viên từng tâm sự rằng trước khi kết hôn, cô ấy có rất nhiều bạn bè. Nhưng sau khi kết hôn, cô càng ngày càng xa cách với bạn bè chỉ vì chồng mình. Mỗi lần cô rủ bạn bè tới nhà chơi, chồng cô sẽ tỏ ra rất không vui, khiến bạn bè cảm thấy xấu hổ. Ngày hôm sau, chồng cô ấy sẽ nói đạo lý với cô ấy, và kể lể những khuyết điểm của bạn cô ấy. Tiếp đến, anh ta lấy danh nghĩa vì muốn tốt cho cô, sợ những người bạn đó khiến cô hư hỏng, trở nên tục tĩu, ép cô ấy phải rời bỏ bạn bè của mình. Sau khi cô phát hiện đây là chiêu trò quen thuộc của chồng, cô quyết định phản kích lại, bởi vì với cô ấy bạn bè là 1 phần quan trọng của cuộc sống. Sau khi chồng cô ấy phát hiện bản thân không thể khống chế vợ mình, mối quan hệ không bình thường giữa hai bọn họ dần dần kết thúc, mà cô sinh viên ấy cũng cảm nhận được một sự tự do chưa từng có – hạnh phúc của chính bản thân.