Một cô gái đến xin giúp đỡ, hy vọng có thể níu kéo bạn trai đã ở bên cạnh hai năm trở về. Họ đã ở chung với nhau, định tiến đến hôn nhân, bây giờ bạn trai muốn chia tay với cô ấy, cô gái hoàn toàn mù mờ, tại sao lại đi đến bước đường này?
Trong quá khứ, bạn trai đối với cô ấy rất tốt, chuyện gì cũng chiều theo ý cô ấy, cô ấy muốn đi đâu ăn sáng, chàng trai vừa tan làm liền đưa cô ấy đến đó. Vào ngày đèn đỏ, chàng trai cũng sẽ nghĩ đến việc chuẩn bị trước nước đường đỏ, là kiểu con trai ấm áp điển hình.
Chính vì sự chu đáo trên từng chi tiết của chàng trai đã làm cô ấy rung động, hai người ở chung được một năm, vốn dĩ định kết hôn nhưng không ngờ sau khi ở chung, cô gái cảm thấy chàng trai không quan tâm mình như trước kia nữa. Hơn nữa sau khi tan làm, chàng trai về nhà liền ôm điện thoại, không nói gì với cô ấy. Cô gái bắt đầu nghĩ rằng: Anh ấy vốn dĩ không thích nói chuyện, không sao, vậy thì mình sẽ nói nhiều hơn, để bầu không khí trở nên sôi nổi vậy.
Ai ngờ cô ấy đùa thế nào, chàng trai vẫn trông có vẻ không vui, cô gái bắt đầu cãi nhau với anh ấy:
“Tại sao anh không yêu em như trước nữa? Em cảm thấy anh thay đổi rồi, anh càng lúc càng không quan tâm đến em nữa, còn chưa kết hôn mà anh đã thế này, sao em dám kết hôn với anh đây? Anh có điều gì bất mãn thì nói ra đi chứ!”
Nhưng lần nào chàng trai cũng im lặng, hoặc là bị ép đến mức nói vài câu lần sau anh không như thế nữa. Nhưng kết quả là không cãi thì thôi, chứ càng cãi thì chàng trai càng tránh né cô ấy, thậm chí thời gian tan làm càng lúc càng muộn, có lúc thà ra ngoài chơi game với bạn bè cũng không về nhà.
Cô gái trong cơn tức đã đề nghị chia tay, cô ấy vốn tưởng rằng như vậy chàng trai sẽ sợ và thay đổi bản thân, ai ngờ chàng trai im lặng vài ngày, sau đó lại đồng ý. Nhưng thật ra cô gái không hề muốn chia tay, nhưng đâm lao phải theo lao, không biết nên làm gì để giải quyết vấn đề hiện tại.
Trong quá trình này, thật ra cô gái đã trải qua bốn giai đoạn:
Giai đoạn đầu tiên: thời kỳ mê muội. Sự việc xảy ra rất đột ngột, hoàn toàn khác với ấn tượng đối phương để lại cho bản thân mình trước đó, khác biệt quá lớn, khiến bản thân không thích ứng được.
Giai đoạn thứ hai: thời kỳ sợ hãi. Sợ bị vứt bỏ, sợ mối quan hệ giữa đường gãy gánh, sợ bản thân bị kết án tử hình trong lúc mơ mơ màng màng, trước khi chết cũng không biết tại sao mình chết.
Giai đoạn thứ ba: thời kỳ hỗn loạn. Trong lòng bắt đầu có những suy nghĩ và cách nhìn mâu thuẫn.
Có những người sau khi vượt qua thời kỳ hỗn loạn, bản thân sẽ rơi vào thời kỳ điều chỉnh của giai đoạn thứ tư: Hiểu biết sâu sắc hơn về bản thân và mối quan hệ của hai người.
Có những người lại tiếp tục hỗn loạn sau “thời kỳ hỗn loạn”, cứ xoay vòng ở trong đó, không bước ra được, từ đó nghi ngờ tình yêu, nghi ngờ cả cuộc đời.
Nỗi đau bị “bạo lực lạnh”: bị kết án tử hình nhưng lại không được giải thoát ngay.
Vậy thì người “bạo lực lạnh” có phải chịu đựng nỗi đau nào hay không?
Rất nhiều người sẽ nói, lần nào cũng thấy anh ấy như người bất cần, còn tôi thì lại nóng lòng đến mức giậm chân, hận không thể xông lên tách não anh ấy ra xem thử rốt cuộc anh ấy đang nghĩ gì. Nhưng bất luận tôi bị giày vò thế nào, người ta cũng xem như chuyện không liên quan đến mình, giống như tôi hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến anh ấy, lúc đó tôi càng cảm thấy tức hơn nữa.
Người sử dụng “bạo lực lạnh” thật sự thờ ơ như vẻ ngoài của họ sao?