Toàn văn Hiệp ước Versailles 1787, do giáo sĩ Bá Đa Lộc (Pigneau de Behaine) thay mặt Nguyễn Ánh ký kết với Pháp

“Hiệp ước về liên minh tấn công và phòng thủ giữa Pháp và Nam Việt

Nam Việt quốc vương Nguyễn Ánh, vì bị soán đoạt quốc thổ và rơi vào hoàn cảnh phải dùng đến vũ lực để phục quốc, đã cử Giám mục của Adran là Pierre-Joseph-George Pigneau de Béhaine đến Pháp nhằm đạt sự cứu viện và hỗ trợ từ Đức Vua Tối Cơ Đốc [1]. Đức Vua, với niềm tin vào chính nghĩa của vị vua này và mong muốn bày tỏ lòng hữu nghị cũng như tình yêu dành cho công lí, đã quyết định hân hạnh tiếp nhận yêu cầu ấy. Kết quả là ông de Montmorin [2] được ủy thác việc thương lượng và bàn định cùng với Giám mục của Adran về bản chất, quy mô và điều kiện của những sự hỗ trợ sẽ được cung cấp. Hai vị đại sứ toàn quyền này đều sở hữu tư cách hợp pháp, trong trường hợp của bá tước Montmorin là thực thi quyền hạn vốn có của mình, và đối với Giám mục Adran là bằng cách trình ra quốc ấn của nước Nam Việt cũng như sắc mệnh của triều đình nước ấy. Hai bên đã đồng thuận về những điểm và điều khoản sau:

– Đức Vua Tối Cơ Đốc cam kết tiến hành hỗ trợ theo phương thức hiệu quả nhất cho nỗ lực khôi phục quyền sở hữu và thụ hưởng quốc thổ mà quốc vương Nam Việt đang thực hiện. Vì lẽ này, Đức Vua Tối Cơ Đốc sẽ sớm cử đến bờ biển Nam Việt bốn tàu frigate, với đội ngũ gồm 1.200 lính bộ binh, 200 lính pháo binh và 230 người Kaffir [3], toàn bộ do ngài chi trả. Số lính này sẽ được cung cấp đầy đủ quân khí, đặc biệt là pháo dã chiến hiệu dụng.

– Quốc vương Nam Việt, trong lúc chờ đợi sự tiếp ứng quan trọng mà Đức Vua Tối Cơ Đốc đã sẵn lòng trao cho, sẽ nhượng lại cho ngài cũng như cho vương triều nước Pháp quyền sở hữu tuyệt đối và chủ quyền đối với hòn đảo cấu thành nên hải cảng chính của Nam Việt, mà người bản xứ gọi là Hội An và người châu Âu gọi là Tourane. Quyền sở hữu và chủ quyền này sẽ được tiếp nhận ngay lập tức khi binh lính chiếm đóng hòn đảo nói trên. Thêm vào đó, hai bên đồng thuận rằng Đức Vua Tối Cơ Đốc cùng với quốc vương Nam Việt sẽ đồng thời nắm quyền sở hữu hải cảng nói trên, và người Pháp được phép xây dựng tất cả những cơ sở mình cho là hữu dụng trên đất liền, cả về hàng hải lẫn thương mại, nhằm làm nơi neo đậu, sửa chữa và đóng tàu thuyền. Vấn đề an ninh của hải cảng sẽ được quyết định tại chỗ theo một thỏa thuận đặc biệt. Nhà vua cũng sẽ nắm quyền sở hữu và chủ quyền với đảo Côn Lôn.

– Thần dân của Đức Vua Tối Cơ Đốc sẽ hưởng tự do thương mại hoàn toàn trong cương thổ của quốc vương Nam Việt, đặc quyền mà không nước châu Âu nào khác được hưởng. Vì lẽ này, họ được phép tự do đến, đi và lưu lại mà không gặp cản trở hay phải trả bất kì khoản phí cá nhân nào, tuy nhiên với điều kiện họ phải được viên chỉ huy ở đảo Hội An cấp giấy thông hành. Họ sẽ được phép nhập khẩu tất cả hàng hóa từ châu Âu và những nơi khác trên thế giới, ngoại trừ những thứ bị luật pháp nước này cấm. Họ cũng sẽ được phép nhập khẩu sản vật và hàng hóa từ nước mình và những nước lân cận mà không có ngoại lệ nào. Họ sẽ không phải trả khoản phí xuất nhập cảnh nào trừ những khoản mà người bản xứ nước này hiện đang phải trả. Mức phí này sẽ không bao giờ bị tăng, dù trong bất kì trường hợp nào hay vì lí do gì đi nữa.

Hai bên thêm vào đó đồng thuận rằng không tàu thuyền nước ngoài nào, bất kể thương thuyền hay chiến thuyền, được phép vào cương thổ của quốc vương Nam Việt trừ khi treo cờ Pháp.

– Chính quyền Nam Việt sẽ dành sự bảo hộ hiệu quả nhất cho thần dân của Đức Vua Tối Cơ Đốc về tự do và an toàn tính mạng cũng như tài sản. Trong trường hợp xảy ra vướng mắc hay tranh chấp, họ sẽ được hưởng công lí chính xác và nhanh chóng nhất.

– Trong trường hợp Đức Vua Tối Cơ Đốc bị tấn công hay đe dọa bởi bất kì thế lực nào có liên quan đến việc thụ hưởng các đảo Hội An và Côn Lôn, và trong trường hợp Đức vua Tối Cơ Đốc có chiến tranh với bất kì thế lực châu Á hay châu Âu nào, quốc vương Nam Việt sẽ tiến hành hỗ trợ ngài về binh lính, thủy thủ, lương thực và tàu thuyền. Sự tiếp viện này phải được cung cấp ba tháng sau khi có yêu cầu, nhưng sẽ chỉ được sử dụng bên trong phạm vi các quần đảo Molucca và Sunda cũng như Eo biển Malacca. Về phần chi trả, đấy sẽ là trách nhiệm của vị quân chủ đã cung cấp họ.

Để đổi lại những cam kết đã được thiết lập trong các điều khoản trước, Đức Vua Tối Cơ Đốc sẽ tiến hành hỗ trợ cho quốc vương Nam Việt khi quyền sở hữu quốc thổ của ngài gặp vấn đề. Sự hỗ trợ này sẽ cân đối với tính cấp thiết của tình huống. Tuy nhiên, trong bất kì trường hợp nào chúng đều không được vượt quá những điều đã lập trong hiệp ước này.

Hiệp ước này sẽ được phê chuẩn bởi quân chủ của hai bên đã ký kết, và bản đã phê chuẩn sẽ được trao đổi trong vòng một năm hoặc sớm hơn nếu có thể.

PHỤ LỤC THỨ NHẤT CỦA HIỆP ƯỚC – Thương nghị liên quan đến cuộc viễn chinh ở Nam Việt.

Đức Vua Tối Cơ Đốc sẽ tiến hành cung cấp toàn bộ số binh lính cần thiết cho việc khôi phục quốc thổ mà quốc vương Nam Việt yêu cầu. Số lính này bao gồm:

– Một trung đoàn đủ quân số đến từ Ile de France hoặc Bourbon; 200 lính pháo binh; 250 lính Kaffir. Tất cả sẽ được chỉ huy bởi các sĩ quan trực thuộc các đơn vị ấy. Không sĩ quan tham mưu hay phụ tá nào sẽ được bổ sung vào cuộc viễn chinh.

– Mười khẩu pháo dã chiến loại từ 1 cho đến 4 livre, 2 khẩu 8 livre, 4 khẩu pháo cối và toàn bộ đạn dược quân sự cần thiết cho mỗi khẩu.

– Vải bạt phù hợp để làm lều cho số binh lính sẽ tham gia cuộc viễn chinh.

– Một nghìn khẩu súng dự bị cho binh lính.

– Thực phẩm đủ cho 1 đến 2 nghìn người, bắt đầu từ ngày họ đặt chân đến Nam Việt.

Thêm vào đó, Đức Vua Tối Cơ Đốc sẽ tiến hành cung cấp toàn bộ số tàu vận tải cần thiết cho cuộc viễn chinh này. Chúng bao gồm các tàu frigate Astrée, Calypso, Driade, Méduse và hai tàu flute MuletDromadaire. Hai hoặc ba tàu vận tải nữa sẽ được bổ sung nếu cần thiết.

Giám mục của Adran đã được ủy thác toàn quyền bởi quốc vương và triều đình Nam Việt, đồng thời được quốc vương trao cho quốc ấn của đế chế nhằm phê chuẩn mọi hiệp ước mà ông có thể thực hiện tại Pháp có liên quan đến lợi ích của nước nhà mình. Vì thế Giám mục Adran sẽ tiến hành:

1. Trao cho Đức Vua Tối Cơ Đốc quyền sở hữu đầy đủ đối với hòn đảo cấu thành nên hải cảng chính của toàn Nam Việt, mà người châu Âu gọi là Touron hay Tourane và người Nam Việt gọi là Hội An, nhằm thiết lập tại đấy các cơ sở có điều kiện và hình thức được coi là phù hợp nhất cho việc tiếp ứng;

2. Thêm vào đó, trao cho nhà nước Pháp cùng với Nam Việt quyền sở hữu hải cảng nói trên, nhằm có thể đóng, neo đậu và sửa chữa mọi tàu thuyền mà nước Pháp coi là thích hợp để duy trì;

3. Quyền sở hữu đối với đảo Côn Lôn;

4. Tự do thương mại trong toàn cương thổ của quốc vương Nam Việt mà không nước châu Âu nào được hưởng;

5. Mọi sự hỗ trợ mà Pháp có thể cần về binh lính, thủy thủ, lương thực, tàu thuyền, v.v. bất cứ khi nào quốc vương Nam Việt được yêu cầu và bất cứ đâu cần thiết, dĩ nhiên là sẽ luôn tương ứng với năng lực và tình hình hiện tại quốc vương Nam Việt;

6. Quốc vương Nam Việt sẽ tự chi trả cho việc chuyển giao quyền sở hữu các tàu thuyền, với cùng số lượng và chất lượng như đã được sử dụng trong cuộc viễn chinh, cho Đức Vua Tối Cơ Đốc, cứ mỗi năm một tàu.

PHỤ LỤC THỨ HAI

Mặc dù trong thỏa thuận ký kết hôm nay không đề cập gì đến chi phí thiết lập các cơ sở của Đức Vua Tối Cơ Đốc ở đảo Hội An, Côn Lôn hay trên đất liền vương quốc Nam Việt, nhưng các bên ký kết, với thẩm quyền đã được cấp, tuyên bố rằng quốc vương Nam Việt sẽ lĩnh trách nhiệm ấy thông qua việc cung ứng hoặc qua tài chính, dựa theo ước tính về phí tổn ban đầu khi xây dựng các cơ sở có vai trò đảm bảo an ninh và bảo hộ, chẳng hạn như công sự, doanh trại, bệnh viện, kho tàng, công trình quân sự và nhà ở cho chỉ huy.

Soạn thành hai bản tại Versailles vào ngày 28 tháng 11, 1787.

Kí tên:

MONTMORIN

PIGNEAU DE BEHAINE.”

(Nguyên văn tiếng Pháp:

“Traité d’alliance offensive et défensive entre la France et la Cochinchine.

Nguyen Anh, roi de Cochinchine, ayant été dépouillé de ses États, et se trouvant dans la nécessité d’employer la force des armes pour les recouvrer, a envoyé en France le sieur Pierre-Joseph-George Pigneau de Béhaine, évêque d’Adran, dans la vue de réclamer des secours et l’assistance de Sa Majesté le roi très chrétien; Sa dite Majesté, convaincue de la justice de la cause de ce prince et voulant lui donner une marque signalée de son amitié, comme de son amour pour la justice, s’est déterminée à accueillir favorablement la demande faite en son nom. En conséquence, elle a autorisé le sieur de Montmorin à discuter et arrêter avec le dit sieur évêque d’Adran, la nature, l’étendue et les conditions des secours à fournir ; et les plénipotentiaires, après s’être légitimés, savoir, le comte de Montmorin en communiquant son plein pouvoir, et l’évêque d’Adran en produisant le grand sceau du royaume de Cochinchine, ainsi qu’une délibération du grand conseil du dit royaume, sont convenus des points et articles suivants:

Le roi très chrétien promet et s’engage de seconder de la manière la plus efficace les efforts que le roi de Cochin- chine est résolu de faire pour rentrer dans la possession et la jouissance de ses Etats ; pour cet effet Sa Majesté très chrétienne enverra incessamment sur les côtes de la Cochin- chine, à ses frais, quatre frégates avec un corps de troupes de 1.200 hommes d’infanterie, 200 hommes d’artillerie et 230 cafres. Ces troupes seront munies de tout leur attirail de guerre, et notamment d’une artillerie compétente de campagne.

Le roi de Cochinchine, dans l’attente du service important que le roi très chrétien est disposé à lui rendre, lui cède éventuellement, ainsi qu’à la couronne de France, la pro priété absolue et la souveraineté de l’île formant le port principal de Cochinchine, appelé Hoïnan par les indigènes, et par les Européens Tourane ; et cette propriété et souveraineté seront incommutablement acquises dès l’instant où les troupes auront occupé l’île sus-mentionnée. Il est convenu, en outre, que le roi très chrétien aura, concurremment avec celui de la Cochinchine, la propriété du port susdit, et que les Français pourront faire sur le continent tous les établissements qu’ils jugeront utiles, tant pour leur navigation et leur commerce, que pour garder et caréner leurs vaisseaux, et pour en construire. Quant à la police du port, elle sera réglée sur les lieux par une convention particulière. Le roi aura aussi la propriété et la souveraineté de Poulo Condor.

Les sujets du roi très chrétien jouiront d’une entière liberté de commerce clans tous les états du roi de Cochin- chine, à l’exclusion de toutes les autres nations européennes. Ils pourront, pour cet effet, aller, venir, séjourner librement, sans obstacles et sans payer aucun droit quelconque pour leurs personnes, à condition toutefois qu’ils seront munis d’un passeport du commandant de l’île de Hoïnan. Ils pour-ront importer toutes les marchandises d’Europe et des autres parties du monde, à l’exception de celles qui sont défendues par les lois du pays. Ils pourront également importer toutes les denrées et marchandises du pays et des pays voisins sans aucune exception. Ils ne paieront d’autres droits d’entrée et de sortie que ceux qu’acquittent actuellement les naturels du pays, et les droits ne pourront être haussés en aucun cas, et sous quelque dénomination que ce puisse être.

Il est convenu de plus, qu’aucun bâtiment étranger, soit marchand, soit de guerre, ne sera admis dans les Etats du roi de Cochinchine que sous pavillon français.

Le gouvernement cochinchinois accordera aux sujets du roi très chrétien la protection la plus efficace pour la liberté et la sûreté tant de leurs personnes que de leurs biens, et, en cas de difficulté ou de contestation, il leur sera rendu la justice la plus exacte et la plus prompte.

Dans le cas où le roi très chrétien serait attaqué ou menacé par quelque puissance que ce puisse être relativement à la jouissance des îles de Hoïnan et de Poulo Condor, et dans le cas où Sa Majesté très chrétienne serait en guerre avec quelque puissance soit asiatique, soit européenne, le roi de Cochinchine s’engage à lui donner des secours en soldats, matelots, vivres, vaisseaux et galères. Ces secours seront fournis trois mois après la réquisition, mais ils ne pourront être employés au-delà des îles Moluques et de la Sonde et du détroit de Malacca. Quant à leur entretien, il sera à la charge du souverain qui les fournira.

En échange de l’engagement énoncé dans l’article précédent, le roi très chrétien s’oblige d’assister le roi de la Cochinchine lorsqu’il sera troublé dans la possession de ses États. Ces secours seront proportionnés à la nécessité des circonstances. Cependant ils ne pourront, en aucun cas, excéder ceux énoncés dans le présent traité.

Le présent traité sera ratifié par les deux souverains contractants, et les ratifications seront échangées dans l’espace d’un an, ou plus tôt, si faire se peut.

PREMIERE ANNEXE AU TRAITE. — Conventions relatives à l’expédition de Cochinchine.

Sa Majesté très chrétienne s’oblige de fournir toutes les troupes demandées par le roi de Cochinchine et nécessaires pour le rétablir dans ses Etats. Ces troupes consistent- savoir : le régiment de l’île de France ou celui de Bourbon au complet ; 200 hommes d’artillerie, 250 cafres. Le tout commandé par les officiers attachés audit corps. Aucun étal- major, ni officier supérieur breveté ne sera placé à la suite de ladite expédition. -10 pièces d’artillerie de campagne depuis 1 jusqu’à 4 livres de balles; 2 pièces de 8 livres de balles ; 4 obusiers ; tous les caissons et toutes les munitions de guerre nécessaires à chaque objet. De la toile propre à faire des tentes pour la quantité de soldats qui seront em- ployés à cette expédition. Mille fusils de rechange pour les troupes. Des vivres pour un au pour 2.000 personnes, à compter du jour de leur arrivée en Cochinchine.

Sa Majesté très chrétienne s’oblige, en outre, de fournir tous les bâtiments nécessaires pour le transport de cette expédition. Ils consistent dans les frégates l’Astrée, la Calypso, la Driade, la Méduse ; deux flûtes, le Mulet, le Dromadaire. On y joindrait deux ou trois bâtiments de transport, s’il était nécessaire.

Mgr l’évêque d’Adran, revêtu de tous les pouvoirs du roi de la Cochinchine et de son conseil, muni du grand sceau dudit empire qui lui a été donné par le roi pour ratifier tous les traités qu’il pourrait faire en France relativement aux intérêts de ses états, Mgr l’évêque d’Adran s’oblige : 1° de faire donner en toute propriété à Sa Majesté très chrétienne l’île qui forme le port principal de toute la Cochinchine, appelé par les Européens le port de Touron ou Tourane et par les Cochinchinois Hoïnan, pour y faire des établissements en la matière et forme qu’elle jugera le plus convenable pour le bien du service ; 2° il sera, de plus, accordé à la nation française, conjointement avec les Cochinchinois, la propriété dudit port, afin de pouvoir y construire, garder et caréner tous les vaisseaux qu’elle jugera convenable d’y entretenir; 3° la propriété de l’île de Poulo Condor; 4° la liberté de commerce dans tous les États du roi de Cochinchine exclusivement à toutes les nations européennes; 5° tous les secours dont la France pourra avoir besoin en soldats, matelots, vivres, vaisseaux, galères, etc., toutes les fois que le roi de Cochinchine en sera requis et partout où besoin sera; bien entendu qu’on aura toujours égard à l’état des forces du roi de Cochinchine et à la situation de ses affaires ; 6° le roi de Cochinchine s’oblige de faire construire à ses frais pour remettre à Sa Majesté très chrétienne, en toute propriété, le même nombre de vaisseaux de la même qualité que ceux qui auront été employés à cette expédition, à raison d’un vaisseau par an, et ce, à compter du jour où le roi de Cochinchine aura été rétabli dans ses États.

DEUXIÈME PIÈCE ANNEXE

Quoique dans la convention signée aujourd’hui il ne soit, fait aucune mention des frais qu’occasionneront les établissements que Sa Majesté très chrétienne pourra former, soit dans les îles de Hoïnan et Poulo Condor, soit sur le continent du royaume de Cochinchine, le soussigné, en vertu de l’autorisation dont il est muni, déclare que le roi de Cochinchine prendra à sa charge, soit par fournitures en nature, soit en argent d’après les évaluations qui en seront faites, les premiers frais de l’établissement à former pour la sûreté et la protection, tels que fortifications, casernes, hôpitaux, magasins, bâtiments militaires et logement du commandant.

Fait en double à Versailles, le 28 novembre 1787.

Signé : MONTMORIN,

PIGNEAU DE BÉHAINE”)

***

Chú thích:

1. Đức Vua Tối Cơ Đốc: Nguyên văn ”Le roi très chrétien”, nghĩa là “vị vua sùng đạo Cơ Đốc nhất”, là một danh hiệu tôn xưng của các vua Pháp. Ở đây chỉ vua vua Louis XVI.

2. De Montmorin: tức Armand Marc, bá tước xứ Montmorin, đương thời giữ chức bộ trưởng ngoại giao của Pháp.

3. Kaffir: Một tên gọi dành cho người da đen ở châu Phi, ở đây chỉ lính lấy từ các thuộc địa châu Phi của Pháp.

Theo: Quốc Nam 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *