Đọc suy nghĩ thông qua hai cánh tay

Hai cánh tay là bộ phận cấu thành linh hoạt nhất của chi trên, hoạt động tâm lý bày tỏ của nó cũng khá chuẩn xác và tiện quan sát. Do đó, khi nghiên cứu ngôn ngữ cơ thể, hai tay luôn là chủ đề trọng điểm và hấp dẫn.

Rất nhiều tác phẩm xã hội học cho rằng hai tay chồng lên nhau, hai cánh tay tự nhiên thõng xuống trước cơ thể là tín hiệu biểu đạt sự khiêm tốn, vì vậy rất nhiều nhân viên phục vụ của các khách sạn lớn hoặc khu giải trí đều yêu cầu hành động như vậy khi tiếp khách và hành lễ.

Trên thực tế, tâm lý học cho rằng che đậy chỗ riêng tư của bản thân là biểu hiện con người thiếu tự tin với sức mạnh của chính mình, chuẩn bị nhường nhịn, lùi bước. Còn thái độ khiêm tốn xét từ góc độ nhất định chính là thể hiện loại cảm xúc này.

Các nhà tâm lý học thậm chí từng lấy một chùm ảnh rất nổi tiếng để chứng thực: Khi gần kết thúc Chiến tranh thế giới lần hai, ba nhà lãnh đạo nước Mỹ, Anh, Liên bang Xô Viết tại hội nghị Yalta, Churchill ngồi gần nhất bên tay trái từ đầu đến cuối đều đặt mũ trước bụng, mà ở trong nước, người cứng rắn như ông ta luôn quen giơ mũ quá đỉnh đầu; Roosevelt ngồi giữa, tay trái hài lòng kẹp một điếu thuốc lá, tay phải đặt tự nhiên trên đùi, cơ thể hơi dựa vào ghế; còn Stalin bên tay phải, cơ thể luôn duy trì xu thế nghiêng về phía trước, hai tay lúc giao nhau, lúc đặt sang hai bên.

Từ chùm ảnh này cho thấy, ngôn ngữ cơ thể của ba người gần như hoàn toàn biểu đạt địa vị quốc tế của ba nước Mỹ, Anh, Liên bang Xô Viết. Do thắng lợi lớn trong Chiến tranh thế giới lần hai, nước Mỹ chắc chắn trở thành cường quốc lớn nhất trên thế giới, do đó Roosevelt rất thoải mái; Liên bang Xô Viết đứng sau Mỹ, muốn cận kề nước Mỹ ở mọi mặt, do đó Stalin luôn biểu hiện ý chí chiến đấu dồi dào; còn Churchill – đã không còn là “đế quốc mặt trời không bao giờ lặn”, Chiến tranh thế giới lần hai gần như hoàn toàn phá hủy nền kinh tế của nước Anh, sau chiến tranh, họ không có bất cứ quyền phát biểu nào, vì vậy Churchill từ đầu đến cuối đền dùng mũ che đi chỗ riêng tư

Theo cuốn sách “Tâm lý học – Nghệ thuật giải mã hành vi”

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *