Nghiệp báo của việc bạo lực bằng lời nói?

Đôi khi, để đánh bại một người, chỉ cần nói một câu. Và nếu ngôn ngữ có thể đả thương, thì lời được nói từ miệng của người thân yêu nhất, sẽ có sức bị tàn phá lớn nhất.

“Đồ vô dụng”, “đồ vô tích sự”, “đồ ngốc”… Dưới sự tấn công bạo lực của những ngôn từ này, nhiều trẻ em đã chọn cách tự làm hại mình và tìm đến cái chết.

Theo một cuộc khảo sát, hơn 60% phạm tội vị thành niên đã bị bạo lực ngôn ngữ từ cha mẹ của họ. Bạo lực ngôn từ thật sự là một vấn nạn lớn trong xã hội hiện đại ngày này.

Hãy cùng xem nó ảnh hưởng như thế nào đến chúng ta nhé!

CÁCH NHẬN BIẾT CÁC HÀNH VI BẠO HÀNH BẰNG LỜI NÓI

Đặt biệt danh xấu cho bạn:

Một biệt danh khiến bạn tự ti chính là một dạng bạo hành lời nói, dù mọi người xung quanh nghĩ biệt danh này “nghe vui” hay “dễ thương”.

Luôn tìm cách làm bạn ngượng ngùng:

Họ có thể mỉa mai hay chế nhạo vóc dáng, cách ăn mặc, cách đi đứng… Tất cả chỉ để khiến bạn cảm thấy mình thấp kém và đáng xấu hổ. Hành động này có thể xảy ra ở nơi riêng tư hay công cộng.

Họ trêu ghẹo bạn:

Những người bạo hành lời nói sẽ biến bạn thành tâm điểm của những câu trêu đùa của họ. Họ có thể xem việc chọc ghẹo này chỉ là những câu nói đùa. Tuy nhiên, nếu những câu nói này không vui vẻ thì đây chính là bạo lực lời nói.

Luôn chỉ trích bạn:

Cho dù ở nơi công cộng hay riêng tư, những lời chỉ trích không có tính xây dựng đều có thể khiến bạn bị tổn thương. Vậy nên, việc liên tục chỉ trích người khác chính là hành vi bạo lực lời nói.

Lớn tiếng với bạn:

Việc la hét, lớn tiếng hay thậm chí là dùng những từ ngữ không lịch sự để nói chuyện là hành vi bạo hành lời nói.

Đe dọa bạn:

Sự đe dọa dù chỉ bằng lời nói cũng là một hành vi bạo hành lời nói nghiêm trọng. Những lời đe dọa này khiến bạn lo sợ và dễ dàng bị thao túng, kiểm soát.

Ảnh hưởng của bạo lực lời nói

Bạo lực bằng lời nói có tác động lâu dài đến nạn nhân. Nạn nhân dễ gặp những vấn đề tâm lý như lo lắng, trầm cảm hay thậm chí là rối loạn căng thẳng sau chấn thương (Post-Traumatic Stress Disorder – PTSD).

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những trẻ bị bạo hành lời nói ở nhà hoặc ở trường có nguy cơ trầm cảm và lo lắng cao hơn khi trưởng thành.

Bạo lực bằng lời nói cũng có thể khiến nạn nhân tin vào những điều rất tiêu cực về bản thân. Nạn nhân có thể cho rằng bản thân mình không có giá trị và không thể thành công ở bất kỳ lĩnh vực nào. Tâm lý này tác động tiêu cực đến mọi yếu tố trong cuộc sống của nạn nhân như học tập, mối quan hệ và công việc.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *