1. Tướng Phạm Cự Lượng:
“Thưởng người có công, giết kẻ trái lệnh là phép sáng để thi hành việc quân. Nay chúa thượng còn trẻ thơ, chúng ta dẫu hết sức liều chết để chặn giặc ngoài, may có chút công lao, thì có ai biết cho? Chi bằng trước hãy tôn lâp ông Thập đạo làm Thiên tử, sau đó sẻ xuất quân thì hơn”.
Dương Thái hậu thấy mọi người vui lòng quy phục bèn sai lấy áo long cổn khoác lên người Lê Hoàn, mời lên ngôi Hoàng đế. Ông đổi niên hiệu là Thiên Phúc năm đầu (980), giáng phòng Đinh Toàn làm Vệ Vương.
2. Thái Sư Đào Cam Mộc:
“Hiện nay, dân chúng ức triệu khác lòng, trên dưới lìa bỏ, mọi người chán ghét tiên đế hà khắc bạo ngược, không muốn theo về vua nối mà đều có lòng suy tôn quan Thân vệ, bọn ta không nhân lúc này cùng nhau sách lập Thân vệ làm thiên tử, lỡ bối rối có xảy ra tai biến gì, liệu chúng ta có giữ được cái đầu hay không?”.
Sau đó, các quan cùng dìu Lý Công Uẩn lên ngôi. Năm sau (1010), đổi niên hiệu Thuận Thiên theo đúng quy chế. Đào Cam Mộc là con rể của Lý Thái Tổ.
3. Thái Sư Trần Thủ Độ:
“Bệ hạ đã có chồng rồi”.
4. Quốc Tổ Chương Hoàng Hồ Quý Ly:
“Ta sắp xuống lỗ đến nơi rồi, còn mặt mũi nào trông thấy tiên đế ở dưới đất nữa?”.
Tháng 2/1400, Quý Ly buộc Thiếu Đế nhường ngôi và bức các quan suy tôn ông. Sau câu nói trên, ông tự lập làm vua, đặt niên hiệu là Thánh Nguyên, quốc hiệu là Đại Ngu, đổi thành họ Hồ.
5. Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm:
– Lúc triều nhà Mạc suy vong sau nhiều năm nội chiến với quân Trịnh, vua nhà Mạc đã sai sứ đi xin lời khuyên của Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông nói:
“Cao Bằng tuy thiển, khả diên số thể”, nghĩa là “Cao Bằng tuy nhỏ, có thể giữ được”.
Nhờ thế Nhà Mạc tồn tại thêm 80 năm ở đất Cao Bằng.
– Năm 1545, Nguyễn Hoàng khi đó thấy anh trai là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm hại chết, nên lo lắng cho tính mạng của mình, liền sai người đến xin ý kiến Trạng Trình. Nguyễn Bỉnh Khiêm dắt sứ giả của Nguyễn Hoàng ra hòn non bộ, chỉ vào đàn kiến đang bò và bảo:
“Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân”, nghĩa là một dải Hoành Sơn có thể dung thân muôn đời.
Nhờ đó cơ nghiệp Chúa Nguyễn ở phương Nam tồn tại hơn 200 năm.
– Chúa Trịnh sau khi nắm hết quyền bính trong tay, đánh dẹp các thế lực đối kháng, cũng ra sức ức hiếp vua Lê, muốn ngồi lên ngôi báu. Tuy nhiên, chúa sợ lòng dân không theo sẽ dẫn tới diệt vong như nhà Mạc nên cho người hỏi ý kiến Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trạng Trình lẳng lặng dẫn sứ giả ra thăm chùa và nói với nhà sư “giữ chùa thờ Phật thì ăn oản”, ngụ ý khuyên chúa Trịnh cứ tôn phò nhà Lê thì quyền hành sẽ giữ được, nếu tự ý phế lập sẽ dẫn đến binh đao.
Câu nói của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã giúp cơ nghiệp nhà Hậu Lê tiếp tục được giữ vững đến tận năm 1789.
Nguồn:
– Đại Việt Sử Ký Toàn Thư
– Bảo tàng lịch sử Việt Nam