Đúng, có những nghiên cứu rất thuyết phục về việc này.
Xuyên suốt lịch sử nhân loại, Cánh Cửa luôn luôn có ý nghĩa sâu xa hơn rất nhiều so với chức năng thực tế của nó. Gần như tất cả các nền văn hóa cổ đại đều ít nhiều có những hình tượng về việc bước qua Cánh Cổng/Cánh Cửa. Có hàng nghìn giai thoại chỉ ra sự chuyển dịch và thay đổi xảy ra khi chúng ta bước qua một ngưỡng cửa nào đấy.
Bước qua cửa là một ranh giới sự kiện trong tâm trí chúng ta.
Hiện tại thì có một nghiên cứu khoa học đã xác nhận ảnh hưởng thực của những cánh cửa đến trí nhớ và tâm trí của con người.
Nghiên cứu này được công bố trên Psychology Press, The Quarterly Journal Of Experimental Psychology, vào tháng 11 năm 2011. Bài báo với tựa đề là “Walking through doorways causes forgetting: Further explorations”(Tạm dịch: Bước qua công dẫn đến việc quên: khám phá chuyên sâu)
Nghiên cứu được thực hiện bởi Giáo sư Gabriel A. Radvansky, Sabine A. Krawietz và Andrea K. Tamplin thuộc Khoa Tâm lý, Đại học Notre Dame.
Tóm tắt:
“Nghiên cứu trước đây sử dụng môi trường ảo đã cho thấy một hiệu ứng cập-nhật-vị-trí (location-updating) mà trong đó có sự suy giảm trong trí nhớ khi con người di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh xem liệu hiệu ứng có phản ánh sự ảnh hưởng của bối cảnh thí nghiệm không, ở khía cạnh mức độ hòa trộn của chủ thể vào môi trường, như một số nghiên cứu về nhận thức không gian đã gợi ý, hoặc do sự thay đổi bối cảnh.
Trong thí nghiệm 1, độ hòa trộn được giảm bằng cách sử dụng các màn hình nhỏ hơn. Để so sành, trong thí nghiệm 2, môi trường thực tế được sử dụng thay vì môi trường ảo như thí nghiệm một, để tối đa hóa sự hòa trộn. Hiệu ứng cập-nhật-vị-trí được nhận thấy trong cả hai điều kiện thí nghiệm trên. Ở Thí nghiệm thứ 3, bối cảnh mã hóa ban đầu được tái thiết lập bằng cách để người tham gia thí nghiệm trở lại căn phòng ban đầu nơi các vật thể được đặt lúc ban đầu. Cuối cùng, chúng tôi thực hiện các phân tích kết quả các thí nghiệm trong nghiên cứu này và các thí nghiệm trước đây để đánh giá sự khác biệt mức độ can thiệp của tiền cảnh (foregrounding) và truy xuất can thiệp (retrieval interference).
Nhìn chung, những dữ liệu này được giải thích theo mô hình chân trời sự kiện của nhận thức và bộ nhớ sự kiện”
Giáo sư Radvansky cho biết:
“Trong thí nghiệm đầu tiên, các đối tượng nghiên cứu sử dụng một môi trường thực tế ảo và di chuyển từ phòng này sang phòng khác, chọn một món đồ vật trên bàn (ở phòng 1) và đổi nó lấy một đồ vật khác trên một bàn khác (phòng 2). Họ làm một nhiệm vụ tương tự nhưng trong điều kiện di chuyển qua lại chỉ trong một căn phòng, nhưng không bước qua bất kỳ cánh cổng nào.
Chúng tôi nhận thấy rằng các đối tượng tham gia nghiên cứu quên nhiều hơn khi bước qua một cánh cổng lúc làm nhiệm vụ nếu so sánh với việc di chuyển cùng một khoảng cách trong chỉ một căn phòng, gợi ý rằng cánh cổng hoặc “ranh giới sự kiện” đã cản trở khả năng truy xuất suy nghĩ hoặc quyết định của một người khi họ ở trong một căn phòng khác.
Thí nghiệm thứ hai được thực hiện trong môi trường thật, yêu cầu đối tượng giấu các vật thể chọn từ một bàn vào hộp, sau đó di chuyển qua phía bên kia căn phòng hoặc di chuyển cùng một khoảng cách sang một căn phòng khác và có một cánh cổng trên đường. Kết quả ở môi trường thật cũng tương tự trong thế giới ảo: bước qua cổng làm giảm trí nhớ của đối tượng nghiên cứu.
Thử nghiệm cuối cùng được thiết kế để kiểm tra xem liệu các ô cửa có thực sự đóng vai trò là ranh giới sự kiện hay khả năng ghi nhớ của một người có được liên kết với môi trường mà quyết định – trong trường hợp này là lựa chọn đối tượng – được tạo ra hay không. Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến trí nhớ và thông tin học được trong một môi trường được truy xuất tốt hơn khi việc truy xuất xảy ra trong cùng ngữ cảnh. Các đối tượng trong phần nghiên cứu này đi qua một số ô cửa, dẫn trở lại căn phòng mà họ bắt đầu. Kết quả cho thấy không có sự cải thiện nào về trí nhớ, điều này cho thấy rằng hành động đi qua ngưỡng cửa đóng vai trò như một cách tâm trí ghi lại những ký ức ”.
Tác động tích cực và tiêu cực của việc bước qua một ranh giới sự kiện
Nghiên cứu cho thấy trong bối cảnh thực tế việc “rời khỏi phòng” dường như sẽ có ảnh hưởng đến cách bộ nhớ của bạn được lưu trữ trong não bộ. Tất nhiên nghiên cứu này có cả mặt tốt và xấu. Điều này chắc chắn quan trọng trong việc nếu một ai đó đang brainstorming, lúc mà các ý tưởng đang tuôn trào và có lẽ hơi viễn vông, nhưng sẽ quan trọng nếu bạn tránh bước qua một Ranh giới sự kiện bởi nó có thể ảnh hưởng đến quá trình brainstorming của bạn.
Mặt khác, ở các tình huống khó xử trong đời. Ví dụ như, khi một cuộc thương lượng mà hai bên không thể chốt kèo, nó có lẽ sẽ hiệu quả khi tận dụng hiệu ứng Ranh giới sự kiện này như một cách loại bỏ các yếu tố gây ra trở ngại trong vụ thương lượng. Tác động nhỏ lên trí nhớ có thể vừa đủ để cả hai bên tìm được điểm chung.
Tôi có thể nói rằng trong quan sát cá nhân của mình, tôi phát hiện ra rằng mọi người trên thực tế thay đổi “trạng thái” của họ khi họ “rời khỏi phòng”.Đặc biệt, khi họ đi ra ngoài. Tôi luôn để ý thấy một sự thiết lập lại nho nhỏ ở mỗi người khi bước qua một cánh cửa.
Rất thú vị khi con người xưa bằng cách nào đó đã biết đến sức mạnh mang tính biểu tượng của Ranh giới sự kiện. Các cánh cổng luôn luôn được xem như mang trên mình một giá trị biến đổi. Trong bảng chữ cái ký hiệu Dalet, Deleth và Deled, luôn luôn đại diện cho khái niệm Cánh cổng. Trong tiếng Latin, nó trở thành chữ cái “D” và trong tiếng Hy Lạp, nó là ký hiệu Delta Δ. Trong tiếng Do Thái, Daleth được dạy vẽ như một cánh cổng cùng một cái chốt ד.
Người xưa cho rằng những ô cửa này cho phép bạn nhớ/khám phá và những ô cửa cũng cho phép bạn quên đi.
Theo: Khám Phá Thế Giới