Về phương diện khoa học, game ít nhiều giúp trẻ phát huy những kỹ năng quan trọng trong quá trình phát triển nhận thức và tư duy về thế giới xung quanh, tuy nhiên nếu không có sự quan tâm của phụ huynh việc chơi game có thể gây nhiều tác hại cho sức khỏe của trẻ.
Những lợi ích cần ghi nhận khi cho trẻ chơi game:
– Giúp trẻ thông minh hơn: các nhà khoa học Úc đã chỉ ra rằng các trò chơi điện tử giúp trẻ nâng cao khả năng giải quyết vấn đề. Bởi khi chơi, trẻ luôn có tâm lý phải chiến thắng trò chơi, điều này đòi hỏi trẻ phải luôn tập trung và nghĩ ra phương thức thực hiện tốt, lâu dần sẽ tạo cho trẻ thói quen tự tin và cố gắng, khi gặp một vấn đề khó giải quyết.
– Hòa đồng với bạn bè xung quanh: việc chơi game chung với các bạn đồng trang lứa sẽ giúp trẻ gần gũi, chia sẻ, biết cách đối thoại; với trò chơi đòi hỏi chơi theo lượt sẽ tạo cho trẻ tính kiên nhẫn, tôn trọng người khác, biết cách thương lượng, thỏa thuận.
– Phát huy tư duy sáng tạo: các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra việc chơi game giúp trẻ có thể phát triển tư duy sáng tạo và tạo tâm lý thoải mái, tự tin khi đưa ra các quyết định, các ý kiến của bản thân.
– Cải thiện khả năng đọc của trẻ: với trẻ nhỏ khi bắt đầu tập đọc, khó khăn thường gặp phải khi đọc là do sự thiếu tập trung, ảnh hưởng đến thị giác chứ không phải là vấn đề về ngôn ngữ. Chơi game sẽ giúp trẻ nâng cao sự chú ý thị giác, chủ yếu là cải thiện việc khai thác các thông tin trong một môi trường cụ thể, có được khả năng định hướng và sự tập trung cao hơn, hiệu quả hơn và nhanh chóng hơn trong việc thanh lọc các thông tin liên quan từ một văn bản viết cụ thể.
Những tác hại khi cho trẻ chơi game mà không có sự kiểm soát
– Tăng nguy cơ trẻ bị béo phì: việc chơi game quá nhiều khiến trẻ thường ngồi lì một chỗ, ít vận động, thích ăn uống những loại thực phẩm có nhiều đường.
– Ảnh hưởng xương: chơi game quá nhiều giờ, trẻ phải ngồi lâu một chỗ và lười vận động khiến cho xương của trẻ khó phát triển một cách toàn diện.
– Tổn thương mắt: trẻ tập trung chú ý chơi game quá lâu sẽ gây mỏi mắt do mắt phải điều tiết nhiều. Ngoài ra, những yếu tố như khoảng cách từ mắt trẻ tới vật dụng thực hiện trò chơi không đảm bảo theo qui định, hoặc lượng ánh sáng không đủ… tất cả đều có thể gây tổn thương cho đôi mắt của trẻ
Còn bạn, bạn nghĩ sao về vấn đề này?
Mới đây cư dân mạng đã phát hiện trên channel YouTube của một streamer/YouTuber Free Fire sở hữu hơn 2,5 triệu lượt người đăng ký đã đăng tải video có nội dung là nam YouTuber cùng vợ mình (cũng là streamer nổi tiếng của Free Fire) đã dạy cho hai em trong video cách chơi Free Fire. Đáng chú ý là 2 đứa bé vẫn còn trong độ tuổi mẫu giáo, độ tuổi mà đáng ra những đứa trẻ nên được học những cái hay, cái tốt để giúp cho não bộ phát triển tốt hơn …
Free Fire vốn là tựa game online thể loại bắn súng sinh tồn. Game yêu cầu người chơi phải có tuổi đời từ 18 trở lên. Ngay cả trong trường hợp người chơi có vượt rào quy định của NPH thì ở độ tuổi mầm non như thế này cũng không phải là độ tuổi thích hợp để sử dụng những chiếc smartphone chứ đừng nói là được dạy để chơi game như thế này.