Không thể tâm sự với bố mẹ là điều tuyệt vọng cỡ nào?

Nhắc nhở trước: Không khuyến khích người dưới 18 tuổi đọc bài này, bởi nội dung bài viết mang đầy tính chủ quan, câu chuyện này không phải của bản thân tôi, nhưng đã từng xảy ra xung quanh tôi, bạn bè tôi từng trải qua điều này. Qua câu chuyện này muốn nói ra một quan điểm đó là: Những người bất hạnh, cả đời này đều dùng để chữa lành cho quãng tuổi thơ của mình.

➢➢➢

Mỗi lúc không thể trò chuyện cùng bố mẹ, bạn sẽ chẳng hề cảm thấy tuyệt vọng, thế nhưng qua một khoảng thời gian dài, mối quan hệ này sẽ dần đi vào bế tắc, đến lúc ấy, bạn sẽ cảm thấy mọi người chẳng qua chỉ là quan hệ huyết thống thôi, bạn hận bạn và gia đình không thể nhanh chóng biến thành người lạ thôi.

Mọi người nói chuyện chẳng hề ăn ý với nhau, râu ông nọ chắp cằm bà kia, trống đánh xuôi kèn thổi ngược.

Bố mẹ của bạn, có tính kiểm soát rất mạnh, điều này sẽ khiến cho người ta cảm thấy vô cùng phiền phức, sống như con bù nhìn, mặc cho người ta đặt đâu ngồi đấy. Chúng ta có sở thích riêng của bản thân, nhưng lại chẳng thể nào phản kháng, bạn sẽ bị trói buộc bởi chữ hiếu.

Có những bậc cha mẹ lúc nào cũng luyên thuyên chẳng ngừng, thế nhưng người trẻ bây giờ không thích có người cứ nói nhảm bên tai mình cả ngày, bạn đã bảo bọn họ đừng nói nữa, bọn họ lại lấy thân phận người lớn ra hỏi lại bạn: Nói con thì làm sao, ba mẹ nuôi con lớn ngần này, nói không nổi con rồi chứ gì?

Sau đó, họ lại tiếp tục nói những lời lẽ tổn thương hơn, khiến cho bạn không thể nhịn thêm nữa, thế là cuối cùng xung đột giữa hai bên nảy ra.

Bọn họ không quan tâm đến việc xây dựng thế giới tâm hồn cho bạn.

Có đôi lúc, bạn nói cho họ về những mơ ước, bọn họ lại nói cho bạn nghe về tiền tài, vật chất, danh lợi.

Bạn nói cho họ nghe về áp lực công việc, khó hòa nhập cùng đồng nghiệp, sếp thì khó chiều, thậm chí còn nói với họ, công việc này chẳng hề hợp với bạn chút nào, bạn muốn từ chức, bọn họ lại ngăn bạn lại, phản đối bạn, thế nhưng chẳng một ai hỏi bạn tại sao lại như thế, suy cho cùng làm công việc này chẳng vui vẻ gì, bọn họ lại chẳng hề ủng hộ bạn.

Bọn họ dùng từng tờ, từng xấp tiền để đo đạc giá trị tồn tại của bạn, nhưng đó đến nay chẳng quan tâm đến suy nghĩ trong thâm tâm bạn, bọn họ chỉ muốn bạn tung cánh bay cao, thế nhưng không hỏi han bạn bay cao như thế đã bỏ ra những gì, có mệt không, bay lâu như vậy, có cần nghỉ ngơi chút không?

Bọn họ thích so sánh bạn với người khác

Người khác lúc nào cũng ưu tú, bạn chỉ là kẻ bỏ đi; người khác một tháng kiếm được ngần đấy tiền, thế mà bạn chỉ có một chút ít thế thôi. Bọn họ xem thường những thành tích của bạn trước mặt người khác, Người khác nói, con nhà anh chị ngoan thật đấy, ông ấy nói, nó nghịch ngợm lắm.

Người khác nói, thành tích con anh chị cũng được đấy chứ, ông ấy lại nói, nó ham chơi lắm, thành tích cũng kém mà.

Người khác nói, con nhà anh chị lễ phép thật, ông ấy nói, trước mặt khách khứa thì thế thôi.

Bọn họ khen ngợi, tán thưởng con cái nhà khác, đồng thời, bọn họ dìm bạn xuống thì mới thấy sảng khoái. Bọn họ sẽ nói: “Thành tích con nhà anh chị tốt quá nhỉ, lần nào cũng xếp thứ nhất cả, chẳng giống như con nhà tôi, chỉ biết chơi thôi, thành tích cứ thụt lùi thôi…..”

Có phải là cảnh này rất quen thuộc hay không?

Bọn họ phủ định những ý nghĩ của bạn

Bạn nói, sau này lớn lên bạn muốn làm nhà khoa học, bọn họ nói bạn ngây thơ, nói bạn chẳng biết gì, không muốn cùng bạn thảo luận thêm về vấn đề này. Bạn cảm thấy có nhiều điều trong cuộc sống này có thể rút gọn, có thể cải tiến, nhưng bọn họ nói, người khác đều thế mà, con cứ nghĩ linh tinh, cả ngày không biết nghĩ cái gì, không lo mà học hành đi.

Bạn học nhiều, nghĩ nhiều, bọn họ nói bạn không thận trọng, cứ nghĩ vớ va vớ vẩn, không bình thường.

Bạn học nhiều, ít chủ ý, bọn họ nói bạn là con mọt sách. chẳng biết xoay sở với mọi chuyện.

Nhưng tôi không hiểu nổi, tại sao chúng ta phải giống với đa số, bởi vì xa cách là khóc, bởi vì gặp nhau sẽ vui vẻ. Chúng ta không thể có tâm trạng, có cách hiểu riêng của bản thân sao? Xa cách tại sao không thể vẫy tay rồi quên đi, gặp gỡ tại sao không thể điềm nhiên?

Nếu người nào cũng giống như hộp cơm trưa một lần dùng, chẳng phải là hạng xoàng xĩnh thôi sao? Thêm một người hay bớt đi một người, rốt cuộc khác nhau chỗ nào chứ?

Lúc bạn còn rất bé, bọn họ đã gạt bỏ đi các loại khả năng của bạn, gạt bỏ đi những tưởng tượng, biến bạn trở thành người mà bọn họ muốn.

Sau này, bạn chẳng còn muốn hỏi họ nữa rồi. Ví dụ như, tại sao phải tiết kiệm nước? Nuôi vịt không làm thịt có được không? Người ăn xin đấy đáng thương quá, tại sao chúng ta không cho họ một bữa cơm?

Ở nhà có được thả cún, để cho nó tự do chạy nhảy không, tại sao lại xích nó lại, nó không phải bạn nhỏ của chúng ta ư, không phải con của bố mẹ ư, nếu không tại sao bố mẹ lại nuôi nó?

Bọn họ trả lời bạn, nuôi vịt không làm thịt thì làm gì, không phải cho con ăn à, nói nhiều thế làm gì. Nước dùng chả hết tiết kiệm làm gì, chó đi vệ sinh lung tung, khắp nhà thì toàn lông chó, thối chết đi được, xích lại không tốn công tốn sức. Đứa trẻ con như con cả ngày nghĩ linh tinh gì đấy, không lo học hành, suốt ngày nghĩ vớ vẩn thì học sao mà khá lên được.

Bạn xem, có phải cảnh này quen lắm hay không?

Bọn họ thay bạn sắp đặt mọi thứ, đưa bạn đến ngôi trường mà bạn không muốn học, ép bạn cưới người phụ nữ mà bạn không thích, sắp xếp cho bạn công việc bạn không muốn, bọn họ không muốn bạn cưới trai nghèo, bọn họ thấy trời lạnh thì bạn phải mặc quần giữ ấm, bọn họ cho rằng bật điều hòa rồi thì không cần đắp chăn, bọn họ nghĩ bạn phải mặc thêm nhiều đồ, ăn thêm, uống thêm, bạn nói với họ bạn không lạnh, bạn không đói, bạn không khát, nhưng bọn họ không nghe.

Bọn họ nói đây đều là vì tốt cho con, nhưng mà, có bao nhiêu người sợ nhất là câu nói bố mẹ chỉ muốn tốt cho con mà thôi, câu nói này giống như một lưỡi dao, khi bọn họ dùng nó để giết bạn, bạn chỉ có thể chấp nhận, không thể cự tuyệt.

Câu nói “tốt cho con mà thôi” chính là sự bắt cóc, là sự trói buộc, là cái cớ để bọn họ mặc ý giết bạn.

Khi bạn còn bé, bọn họ quản mọi thứ của bạn, đợi khi bạn lớn lên, bọn họ không quản nổi nữa, bọn họ sẽ lấy cái chết để ép bạn, không cho bạn cưới người con gái bạn thích, không cho bạn đi ra ngoài kiếm việc, không thể làm cái này, không thể làm cái kia, chỉ cần bạn không nghe, bọn họ sẽ lại diễn vở kịch đầy cay đắng khiến bạn áy náy, níu kéo bạn.

Đây là cách riêng của bọn họ, bọn họ muốn bạn phát triển giống như cách bọn họ tưởng tưởng, tốt nhất là có thể trở thành một trong số bọn họ. Nhưng bạn lại chưa từng nghĩ, bọn họ lẽ nào thành công lắm à? Nếu như không, thế thì tại sao bạn lại làm như họ? Dù cho bọn họ có thành công đi chăng nữa, tại sao chúng ta lại không thể có tưởng tượng riêng của mình, tương lai của mình, bầu trời riêng của mình.

Phải kế thừa hết những gì thuộc về bọn họ sao?

Thừa kế những thứ thuộc về người khác, phải tuân thủ theo quy tắc của bọn họ, chẳng có tự do riêng.

Chúng ta không muốn như thế. Vì thế, chúng ta cố gắng biến bản thân trở nên độc lập, độc lập về mặt tinh thần, độc lập về khoản kinh thế, sau đó, rời xa bọn họ, đi tìm kiếm bầu trời riêng cho mình.

Thực ra theo như tôi thấy, mối quan hệ của tôi và bố mẹ chỉ đơn giản là quan hệ huyết thống, bọn họ nuôi dưỡng tôi, dạy dỗ tôi, khiến cho tôi biến thành dáng vẻ như hiện tại. Nhưng khi tôi lớn lên rồi, khi bọn họ già đi, tôi cần phải phụng dưỡng bọn họ, quan tâm họ, bảo vệ thương yêu họ, nhưng điều này không có nghĩ tôi sẽ mặc cho bọn họ chi phối, thuận theo những gì bọn họ muốn, phải cúi mình để làm hài lòng bọn họ. Thậm chí tôi còn nghĩ, nếu như mọi người không có gì cần nói, cũng chẳng cần ép mình phải nói.

Quan hệ giữa chúng ta và bọn họ chỉ là có trên có dưới, nó không đồng nghĩa với việc nhân cách hay quyền lợi cũng như tôn nghiêm của chúng ta không bằng họ.

Bọn họ cho chúng ta đường hầm thời gian, đưa chúng ta từ thế giới khác đến thế giới này, không đồng ý với việc chúng ta nguyện ý, có lẽ ở thế giới khác chúng ta sẽ vui vẻ hơn?

Có một số phụ huynh rất thích đánh giá thấp con cái mình, nhưng mà, con cái chẳng nhẽ lại không có tự tôn riêng hay sao? Người nghĩ đó là khích lệ, chẳng qua người đang giải tỏa cơn bực tức mà thôi, không phải đang dạy dỗ con cái. Sự xem thường hay những lời chửi rủa của người với con cái, những sự phủ định, không đặt vào mắt, đều là những thứ khi người già đi rồi, dần dần được trải nghiệm chúng.

Nhưng bọn họ nhớ hết đấy, người nghĩ bọn họ hay quên lắm à? Chẳng qua là, thời gian chưa tới. Gieo nhân nào gặt quả nấy, ác giả ác báo, thiên lý là một vòng tuần hoàn mà thôi. Chúng ta sống cùng nhau, nhưng xin hãy nhớ rằng, chúng ta là những cá thể độc lập, có tính cách, có cảm xúc riêng, chúng ta chẳng phải là cánh tay, là đôi chân của người, lúc vui thì vỗ về, lúc buồn bực lại nổi cơn thịnh nộ.

Tôn trọng lẫn nhau, rất khó hay sao?

Khi bố mẹ đả kích con cái mình, có thể bọn họ muốn nhấn mạnh cái chủ yếu, họ là chủ, bạn là yếu, bây giờ bọn họ có năng lực nuôi dưỡng bạn, cho bạn những gì bạn muốn, nhưng bạn phải tuân theo những thứ mà họ muốn, thỏa mãn sự khống chế của bọn họ.

Tư tưởng không đúng đắn này đi vào con người bạn, bạn càng lớn, bạn càng buông thả, càng thoát khỏi sự kìm kẹp của bố mẹ, bọn họ chẳng còn cảm giác an toàn, bọn họ sợ bạn có đủ năng lực để cất cánh bay đi mất, lúc đó, bạn đã lớn rồi, nhưng bọn họ lại già đi. Bọn họ không muốn cô đơn, cũng không muốn thứ mình đầu tư lại chẳng có phần tiếp theo, thế là bọn họ phủ nhận năng lực của bạn, công kích bạn, mục đích là muốn bạn ở lại bên cạnh họ, tiếp tục nằm dưới sự thao túng của bọn họ, để bọn họ quan tâm bạn, khiến bạn trở thành em bé khổng lồ của họ.

Trước đến nay tôi đều không phản đối cái gọi là có trên có dưới, kính già, yêu trẻ. Tôi phản đối cái cậy già lên mặt, cố ý lấy chữ hiếu ra để trói buộc con cái, khủng bố con cái, tôi càng phản cảm hơn với chuyện bọn họ nói với những bạn bè thân thiết, với hàng xóm bạn không hiếu thuận, không nghe theo lời họ. Bọn họ phủ định bạn, đây chẳng phải thái độ nói chuyện tích cực gì cho cam, mà càng khiến cho mối quan hệ trở nên xấu đi mà thôi.

Chúng ta nói có vài đứa trẻ con chẳng hề có gia giáo, có thể bọn chúng không ý thức được điều đó, bởi vì chẳng có cách nào giáo dục, tại sao lại thế? Bởi vì những hành động, phát ngôn của chúng đều là dó bố mẹ dạy, có lẽ bọn chúng cho rằng bố mẹ làm thế là đúng, cho nên mình cũng chẳng hề sai. Ví dụ như nói chuyện điện thoại to ở nơi công cộng, ở kí túc xá tập thể bật nhạc xập xình, lúc khách đến thì không tiếp đãi nhiệt tình, nước nguội lạnh, chẳng hỏi han, chẳng niềm nở đón khách, chẳng tiễn khách.

Những ngôn từ, hành động này của bố mẹ, bọn trẻ con sẽ cho là đúng, lúc thực hiện, chúng cũng sẽ cho rằng điều này không sai. Tôi phản đối phát ngôn “bố mẹ đều là mầm tai họa”, bọn họ sinh ra sau thập niên 50, thực ra chẳng có môi trường dạy dỗ thật sự ưu tú hay cuộc sống thoải mái, vì thế, bọn họ trở thành như bây giờ, trở thành người tẻ nhạt, nhỏ nhen và lằng nhằng, thế nhưng không thể vì thế mà phủ nhận bọn họ.

Chẳng có người tốt mãi mãi, cũng chẳng có ai mãi là người xấu.

Tôi cảm thấy phân tích một cách hợp lý thì có thể cho rằng, chỉ có một người làm một chuyện tốt, và chỉ làm một việc xấu, đều là tạm thời, không thể nào vì vậy mà định nghĩa bọn họ được.

Bố mẹ cũng như vậy, nếu như những việc không to tát lắm, luyên thuyên, lo lắng, phiền phức, những điều này có thể chấp nhận được. Dù cho điều tồi tệ là khi, bạn chẳng thể nào tâm sự cùng bọn họ, thế thì tôi nghĩ, bạn không cần phải tâm sự, thay vì cãi nhau, chi bằng chẳng làm gì để cả hai bên đều bình yên.

Nhưng mà, những người ngược đãi con trẻ, vứt bỏ con cái, dùng những lời lẽ, hành động tổn thương chúng, thì không nên tha thứ.

Bọn họ không đáng làm cha mẹ.

Các bạn đã trải qua việc bố mẹ ở phòng cách vách, nhưng những tâm sự, phiền muộn đều phải tiêu hóa một mình hay chưa?

Không phải bọn họ yêu bạn sao, tại sao bạn lại không cảm thấy ấm áp mà lại thấy sợ sệt khi tiếp xúc với họ chứ?

Tình yêu của bọn họ với bạn ấm áp, đáng tin cậy, là bến bờ sao?

Hay là, chỉ là sợi dây thừng, trói buộc bạn, khiến bạn không thể nào thở nổi?

Bạn suy sụp vì sự nhạy cảm của mình, bọn họ nói bạn lập dị. Bạn phát bực vì những hành động xúc phạm của người khác, bọn họ nói bạn không có lễ độ. Thành tích của bạn có sự thay đổi, bọn họ bắt đầu hoài nghi năng lực của bạn, bắt đầu thúc giục, giám sát bạn, bắt bạn cố gắng gấp đôi, nhưng chẳng hỏi bạn có phải gặp chuyện gì phiền lòng hay không. Nếu như bạn không làm theo yêu cầu của bọn họ, tăng ca, cố gắng thêm để học tập và làm việc, bọn họ sẽ phủ nhận giá trị của bạn, sẽ dìm bạn xuống tận đáy.

Bạn xem, bạn luôn phải cẩn thận từng li từng tí, lúc nào cũng cảm thấy mình bị vứt bỏ, bạn sợ làm sai, bạn sợ bọn họ không thích bạn, bạn sợ bọn họ phủ nhận mình.

Tất cả là bởi vì, ngôi nhà này chưa từng đem lại cảm giác an toàn cho bạn, bạn không cảm nhận được tình yêu của bọn họ. Bọn họ có thể rời xa bạn bất cứ lúc nào mỗi khi cảm thấy bạn không làm vừa ý họ, bọn họ có thể vứt bỏ, phản đối, châm chọc, đánh giá thấp bạn.

Lẽ nào không thể thất thường sao? Cuộc sống làm gì có chuyện lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió, bọn họ cũng từng trải qua, tại sao không thể đặt mình trong hoàn cảnh của người khác mà nghĩ chứ?

À, đúng rồi, suy nghĩ của chúng ta không giống nhau, bạn xem, bi thương của mỗi người mỗi khác, tại sa chúng ta phải chờ người ta hiểu cho mình?

Nỗi tuyệt vọng khi không thể giao tiếp với bố mẹ là gì?

Chính là bọn họ bị ốm, mệnh lệnh của bọn họ, sự kiểm soát của họ, bạn chẳng thể dửng dưng, chẳng có chút nào gọi là thương cảm, chẳng có ý nghĩ phải tuân theo, trước mặt bọn họ, sau khi nghe theo, bạn vẫn làm theo ý mình. Bạn chẳng kì vọng gì ở bọn họ, không kì vọng quay trở về thời thơ ấu đẹp đẽ, bạn chỉ muốn thoát ly, có khi là biến mất. Dù cho bạn biết mất hay bọn họ biến mất, thì đừng gặp nhau ở cùng một thời điểm, chỉ cần có duy nhất kiểu quan hệ máu mủ này, chỉ cần có thể có loại quan hệ này, là được.

Cuối cùng, muốn chia sẻ một đoạn ngắn với mọi người.

“Con của bạn, thực ra không phải con của bạn, chúng là những đứa trẻ được sinh ra từ khát vọng đối với cuộc đời. Bọn trẻ đến với thế giới này nhờ vào bạn, chứ không phải vì bạn mà đến. Chúng ở bên cạnh bạn, chứ không thuộc về bạn. Bạn có thể cho chúng tình yêu của mình, chứ không phải là suy nghĩ áp đặt, bởi chúng có ý nghĩ riêng. Thứ bạn có thể chở che là thân thể, chứ chẳng phải tâm hồn, bởi tâm hồn chúng thuộc về ngày mai, nếu như thuộc về mộng tưởng của bạn, thì sẽ chẳng thể nào bước đến ngày mai.” (Kahlil Gibran)

Cả đời này bố mẹ chờ một câu cảm ơn, cả đời này, con cái chờ một câu xin lỗi.

Không kịp nữa rồi.

Những câu kiểu như, cùng thấu hiểu nhau, cùng trò chuyện từ từ với nhau, thực sự rất viển vông, hiểu lẫn nhau là thứ hàng xa xỉ, có tiền cũng chẳng mua được. Người nói những điều này, làm sao hiểu được nỗi khổ của người khác.

Theo: Weibo Việt Nam

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *