Khi tôi là sinh viên năm nhất thì đã từng xem qua một bộ phim trắng đen cũ có tên là “GASLIGHT”. Phim kể về câu chuyện của một cô gái vốn xinh đẹp, giỏi giang, tự tin và có chính kiến, nhưng dưới sự chi phối, thao túng tâm lý tỉ mỉ của người chồng, cô dần dần trở nên nghi ngờ bản thân, hoài nghi thế giới, cuối cùng cô gần như bị đối phương kiểm soát hoàn toàn về mặt tinh thần.
Một trong những tình tiết gây ấn tượng nhất là khi người chồng cố tình vặn mờ đèn khí trong nhà. Khi cô gái bày tỏ nghi ngờ về sự thay đổi bất thường của ánh sáng thì người chồng lại kiên quyết phủ nhận, nhất quyết nói với cô rằng đó chỉ là ảo giác do chính cô tạo ra, còn nói cô bị hoang tưởng rồi. Cuối cùng, cô gái bắt đầu nghi ngờ nhận thức của chính mình.
Về sau, trong các nghiên cứu tâm lý học, kiểu quan hệ này được đặt tên là “Gaslighting – Hiệu ứng khí gas”: bóp méo sự thật trong mắt nạn nhân để từ đó kiểm soát và thao túng cảm xúc (Calef & Weinshel, 1981; Gas & Nichols, 1988). Kiểu thao túng này nghe có vẻ giật gân, tưởng chừng chỉ có trong phim và tiểu thuyết, nhưng nó thực sự rất phổ biến trong các mối quan hệ với tác động rất mạnh.
***
Trong bộ phim “Gaslight” mà tôi đã đề cập ngay từ đầu, việc thao túng bằng đèn khí là một hình thức thao túng cảm xúc, tác dụng của nó không thể đạt được trong một sớm một chiều, mà phải thấm dần qua từng khoảnh khắc nhỏ nhặt hàng ngày. Trong quá trình thao túng, kẻ thao túng sẽ cố tình bóp méo sự thật, lược bỏ có chọn lọc hoặc trực tiếp truyền thông tin sai lệch cho nạn nhân.
【Mục đích: Khiến cho nạn nhân hoài nghi về trí nhớ, nhận thức, trạng thái tinh thần và thậm chí là giá trị của chính mình. Dần dần, nhận thức của nạn nhân sẽ bị xáo trộn và mất đi lòng tin vào phán đoán của mình.】
Sự thao túng này là phổ biến nhất trong tất cả các loại quan hệ thân mật. Lấy mối quan hệ cha mẹ – con cái làm ví dụ: một số cha mẹ quen với việc phủ nhận nhận thức, tình cảm và sự phán đoán của con cái trong cuộc sống hàng ngày, khiến con cái cảm thấy mình không có khả năng đánh giá tốt hay xấu, dẫn đến hoàn toàn chấp nhận sự sắp xếp của cha mẹ.
Dưới đây là 3 lý do phổ biến nhất của sự thao túng này (Greenberg, 2017):
– 《Lý do thứ nhất: CHE GIẤU》
Nhiều khi, những kẻ thao túng cố gắng bóp méo sự thật trong mắt nạn nhân, nhằm khiến nạn nhân không còn tin tưởng vào những nhận định và đánh giá của chính mình, từ đó kẻ thao túng có thể che đậy một số sự thật bất lợi cho mình. Chẳng hạn, A đã lừa dối, nhưng A không muốn thừa nhận lỗi lầm của mình; hoặc thứ A che giấu là điểm yếu khiến A mất mặt, xấu hổ. Bởi vì những kẻ thao túng thường rất tự ái và dễ bị tổn thưởng, rất nhạy cảm khi đối mặt với những thứ “phá hủy hình tượng của họ”.
Các trường hợp có thể khiến bạn trở thành nạn nhân của việc thao túng như: bạn vô tình đọc được tin nhắn trong điện thoại của ai đó; bạn phát hiện điều gì đó bất thường trong thẻ tín dụng của ai đó; vân vân,… Ban đầu, bạn có thể không nghĩ đó là vấn đề gì to tát, nhưng chỉ cần trong lúc trò chuyện, bạn vô tình nhắc đến, đối phương sẽ ngay lập tức rơi vào trạng thái muốn thao túng bạn.
– 《Lý do thứ hai: BIẾN ĐỔI》
Kẻ thao túng muốn biến đổi bạn theo một cách nào đó.
Những kẻ thao túng thường có xu hướng hình dung về người bạn đời lí tưởng của họ. Thậm chí, họ có một loạt các yêu cầu cụ thể cho bạn đời của mình. Họ thao túng bạn đời của mình để đưa đối phương đến gần với “chân dung lý tưởng” nhất có thể. Đương nhiên là sẽ bất chấp mà đi ngược lại với mong muốn của đối phương.
Nạn nhân sẽ bị đánh mất giá trị, bị xem thường, bị tước đoạt nhân phẩm và tình cảm và lúc nào cũng tự trách rằng mình thực sự “không đủ tốt”; tin rằng “đã yêu ai thì phải vì người đó mà thay đổi, nếu không thay đổi thì chính là lỗi của mình, do mình chưa yêu người ấy đủ.”
– 《Lý do thứ ba: KIỂM SOÁT》
Kẻ thao túng muốn thống trị và giành quyền kiểm soát tuyệt đối đối với bạn.
Trong chuyện tình cảm, những kẻ tự ái không những muốn trở thành người nắm quyền kiểm soát trong mối quan hệ, mà còn muốn là người duy nhất trong cuộc đời của nửa kia. Để đạt được mục đích này, họ sẽ liên tục “tẩy não” nửa kia, gièm pha và hạ bệ những người xung quanh trước mặt nửa kia, để nửa kia tự động hoặc bị động tránh xa những người xung quanh, và cuối cùng chỉ còn duy nhất một người, cũng chỉ có thể tin tưởng người này.
Không chỉ vậy, để kiểm soát nhau, kẻ thao túng sẽ khiến nạn nhân tin rằng “chỉ có anh ấy mới có thể yêu em”; “chỉ có anh ấy thật lòng yêu em”; “em không thể tồn tại nếu không có anh ấy”. Kẻ thao túng tận hưởng cảm giác nắm trong tay quyền kiểm soát tuyệt đối và duy nhất đối với nửa kia của họ.
***
Dưới đây là 6 dấu hiệu mà kẻ thao túng thường có trong một mối quan hệ:
1. Anh ta cố gắng thuyết phục bạn rằng những gì bạn tin tưởng là sai và những gì anh ta nói là đúng.
2. Sự thuyết phục kiên trì, từng bước của anh ta thường khiến bạn bắt đầu nghi ngờ những gì bạn nhìn, nghe, suy nghĩ và cảm nhận.
3. Khi bạn không chấp nhận “phiên bản sự thật” của anh ta, anh ta sẽ có phản ứng tiêu cực, chẳng hạn như bỏ mặc bạn hoặc tức giận, thậm chí là dùng bạo lực.
4. Anh ta thường rất kiên trì và cố chấp, đôi khi anh ta sẽ vẫn cố tranh luận ngay cả khi bạn yêu cầu dừng lại.
5. Anh ta bóp méo sự thật và đưa ra một quá trình tranh luận dài, phức tạp để chứng minh quan điểm của mình, cuối cùng khiến bạn hoàn toàn bối rối và tự vấn chính mình trước những lập luận của anh ta.
6. Anh ta nói với bạn rằng tất cả những người khác đều đang lừa dối bạn, chỉ có anh ta là sẵn sàng nói cho bạn nghe sự thật.
***
【8 Bước để thao túng tâm lý một người bằng “Gaslight – Hiệu ứng khí gas”, khiến người đó trở nên “nghi ngờ sự sống” (Ni, 2017)】
Việc thao túng tâm lý này không còn xa lạ nữa, ngay cả với những người bạn của tôi, họ đều đã trải qua kiểu thao túng này. Bài viết hôm nay sẽ đề cập đến câu chuyện của người bạn ấy, gọi là bạn A.
《BƯỚC 1: Nói dối, phóng đại và phủ nhận》
“Nói dối, phóng đại và phủ nhận” là 3 chiến thuật mà kẻ thao túng thường sử dụng nhất trong gần như toàn bộ quá trình. Trong mối quan hệ tình cảm mà A bị thao túng, quan điểm mà bạn trai luôn thấm nhuần trong cô là: “Em quá đơn giản và ngây thơ nên không thể hiểu thế gian này nguy hiểm và lòng người gian ác đến mức nào đâu!”
Giống như những kẻ thao túng khác, bạn trai của A cũng rất thích kiểm soát. Để khống chế cô không được giao du với những người khác giới, anh ta nói với cô rằng: “Em nghĩ đơn giản quá rồi, làm gì có thằng con trai nào chỉ muốn kết bạn mà không có ý đồ gì với em chứ!”. Đối với bạn cùng giới cũng thế, anh ta nói với A: “Tình bạn giữa con gái đều là giả tạo, người ta chỉ muốn lợi dụng em thôi.”
Rất rõ ràng, bạn trai của A đã nói rất nhiều điều không đúng với sự thật và phóng đại những nguy cơ trong xã hội, phủ nhận khả năng suy nghĩ và phán đoán độc lập của A.
《BƯỚC 2: Cô lập》
Như đã nói, kẻ thao túng luôn muốn mình trở thành toàn bộ cuộc đời của nạn nhân. Trong lời kể của A, bạn trai ngày nào cũng cẩn thận kiểm tra điện thoại của cô và yêu cầu cô xóa một số “đối tượng khả nghi là nam giới”. Anh ta nói: “Chính vì giữa em và bọn họ chỉ là bạn bè bình thường, trong khi anh là bạn trai của em. Ai quan trọng hơn?”. Anh ta không cấm việc A đi gặp gỡ bạn bè, nhưng với điều kiện là bất kể cô đi đâu hay gặp ai, anh ta cũng sẽ đi cùng cô.
Dần dà, để tránh cãi nhau với bạn trai, A dặn bạn bè không được liên lạc với mình nếu không có chuyện gì quan trọng, và nếu cần thì A sẽ chủ động liên lạc với họ sau. Đồng thời, vì bạn trai, mà A càng ngày càng thu mình lại, ít xã giao và giảm hẳn những buổi tiệc với bạn bè. A dần tách khỏi cuộc sống vốn có của cô ấy, tách biệt xã hội. Cuối cùng, bạn trai trở thành phần quan trọng nhất trong cuộc đời cô.
Không chỉ vậy, những kẻ thao túng thường nhạy cảm hơn nhiều so với người bình thường, bọn chúng sẽ quan sát xem ai là người có khả năng đe dọa cao nhất đến “con mồi” của mình.
《BƯỚC 3: Lặp đi lặp lại》
Giống như một trận chiến tâm lý thực sự, kẻ thao túng sẽ liên tục cho “con mồi” nghe những lời nói dối hoặc sự thật bị bóp méo, nhằm duy trì sự công kích và thuyết phục “con mồi” rằng đó là sự thật tất nhiên.
Đối với câu chuyện của cô gái A kia cũng vậy, A nói rằng quá trình bạn trai cô thực hiện là một quá trình có hệ thống bài bản, được tiến hành tuần tự từng bước. Sự lặp đi lặp lại là một tín hiệu tâm lý mãnh liệt. Hiệu ứng Goebbels cho chúng ta biết rằng: “Một lời nói dối lặp đi lặp lại hàng trăm lần có thể thực sự trở thành sự thật.”
Đồng thời, khi kết hợp với sự cô lập ở bước 2 cũng khiến nạn nhân mất đi phần lớn cơ hội nhận được sự giúp đỡ từ thế giới bên ngoài. Vì vậy, nạn nhân bắt đầu từ từ tin vào lời nói của kẻ thao túng và mất hẳn lòng tin vào phán đoán của chính mình.
《BƯỚC 4: Tăng cường công kích》
《BƯỚC 5: RÚT CẠN》
Nạn nhân cảm thấy thất vọng, chán nản, sợ hãi và thiếu tự tin sâu sắc. Họ sẽ tự nói với chính mình rằng: “Có lẽ anh ấy thực sự rất yêu mình, có lẽ mình đang đòi hỏi quá nhiều…”
《BƯỚC 6: Thiết lập mối quan hệ cộng sinh phụ thuộc》
Nạn nhân lúc này có thể đã thay đổi tính cách, đối mặt với cuộc sống với thái độ tiêu cực và hèn nhát nhất. Cũng từ đó mà thứ họ nhận được đều rất tiêu cực. Trong vòng lẩn quẩn của những lời tiên tri tự ứng nghiệm, họ “kiểm chứng” lại lời nói của kẻ thao túng, và càng ngày càng tin rằng đó là sự thật nghiễm nhiên. Cuối cùng, nạn nhân trở nên phụ thuộc và tin tưởng vào kẻ thao túng. Tạo thành 1 mối quan hệ cộng sinh.
“Khi đó, tự đáy lòng tôi cảm thấy mình quá đơn giản. Đáng lẽ ra nên tin những gì anh ấy nói với tôi. Tôi chỉ là một con mọt sách. Tôi nghĩ mình không thể tồn tại độc lập trong xã hội phức tạp này. Chỉ có thể dựa vào anh ấy thôi.”
《BƯỚC 7: Thỉnh thoảng đưa ra những hy vọng hão huyền》
Đây là một phần của sự thao túng. Đôi khi kẻ thao túng sẽ “mớm” cho con mồi một ít lòng tốt và sự dịu dàng như: “Thực ra, người bạn kia của em cũng không tệ đến như vậy” hoặc “Mọi chuyện sẽ ổn thôi!”. Nhưng trên thực tế, phần thưởng này chỉ là tiền đề để thực hiện các thao tác thao túng tiếp theo. Đồng thời, củng cố mối quan hệ cộng sinh giữa cả hai.
***
【Làm thế nào để thoát khỏi sự thao túng và kiểm soát này?】
1. Hãy cố gắng đưa ra quyết định và sự lựa chọn từ những việc nhỏ trước. Ví dụ như trưa nay ăn gì, mặc gì đi chơi, gọi điện cho ai,…
2. Ngừng suy nghĩ đến “đúng” hay “sai”, “tốt” hay “xấu”, mà hãy tin tưởng vào trực giác của chính bạn. Trực giác chính là thứ có thể trở thành tấm khiêng bảo vệ bạn. Từ từ xây dựng niềm tin và sức mạnh của bản thân.
3. Nhờ đến sự hỗ trợ của bạn bè. Bởi vì một khi bước “cách ly” không thành công thì việc thao túng gần như không thể tiếp tục. Hãy luôn luôn giữ liên lạc với bạn bè, gia đình và tất cả người yêu thương bạn. Họ sẽ là nhân tố bảo vệ quan trọng nhất giúp bạn thoát khỏi một mối quan hệ kiểm soát (Kathryn, 1996).
4. Hãy chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của mình với người thân, bạn bè. Đặc biệt là những thông tin mà bạn giấu nhẹm vì “sợ xung đột”
Một người thực sự yêu bạn sẽ khiến bạn cảm thấy được tự do và tự tin. Mong rằng tất cả chúng ta đều nhận được tình yêu mà chúng ta xứng đáng nhận được.