Trận Callinicum là 1 trận đánh quyết định giữa quân đội Đế Chế Ba Tư và Đế Quốc La Mã tại Callinicum (phía Đông Syria ngày nay), bên bờ sông Euphrates. Kết quả là gần như toàn bộ quân La Mã bị tiêu diệt hoàn toàn sau trận đánh, còn quân Ba Tư cũng bị thiệt hại nặng, khó mà có thể vượt sông để chinh phục Syria.
***
Sau khi Miền Tây đế chế La Mã sụp đổ vào thế kỷ thứ 5, Miền Đông trở thành Đế quốc quân chủ Hy Lạp Byzantine hùng mạnh. Với quân đội chính quy thường trực lên đến 350,000. Đế Chế Ba Tư phía đông coi Byzantine là cái gai trước mắt cần loại bỏ bằng mọi giá.
Thế kỷ thứ 6, Khosrow đại đế của Ba Tư tiến hành hàng loạt cải cách quan trọng khiến cho đế chế trở nên hùng mạnh, giàu có với 1 đội quân thường trực tinh nhuệ, hiếu chiến mạnh ngang ngửa với La Mã. Quân đội của Ba Tư ước tính khoảng 120-150 ngàn người, chưa tính đến các chư hầu, có thể huy động ở vùng Trung Á, bán đảo Ả Rập. Trong đó số lượng kỵ binh bọc thép cả người lẫn ngựa là khoảng 20,000. Khi chiến đấu, đây sẽ là lực lượng tấn công trực diện vào hàng rào bộ binh La Mã, theo sử sách thì những siêu kỵ binh này có thể húc đổ 2 hàng lính La Mã đã thiết lập tường giáo, tường khiên. Ngoài ra họ còn rất nhiều cung kỵ binh đi theo hỗ trợ.
Ngày 19/4/531, quân Ba Tư đem 20,000 kỵ binh tiến đánh tỉnh Syria, âm mưu tái chiếm thủ phủ Antioch giàu có của La Mã. Về phía La Mã chỉ có trong tay khoảng 25,000 quân được chỉ huy bởi danh tướng Belisarius, trong đó cung kỵ binh, cung thủ Huns, kỵ binh Ả Rập chiếm số lượng khá lớn. Quân La Mã dàn trận với cung thủ, kỵ binh tinh nhuệ ở trung tâm, bộ binh hạng hặng ở cánh trái, sát vào bờ sông Euhrates, còn kỵ binh Ả Rập cùng bộ binh nặng thì ở cánh phải, trong đó cánh phải đã chiếm được 1 ngọn đồi và có lợi thế rõ rệt khi nhìn bao quát được toàn chiến trường.
***
Trận chiến mở màn với việc 2 bên trút mưa tên vào nhau, quân La Mã chiếm được ngọn đồi cao nên có tầm bắn xa hơn nhưng các cung thủ Ba Tư có khả năng bắn nhanh và chuẩn hơn La Mã, lại được hướng gió trợ giúp khiến cung thủ La Mã trở nên yếu thế.
Tướng Ba Tư dẫn thiết kỵ Ba Tư tiến hành đánh mạnh vào cánh phải của La Mã, kỵ binh Ả Rập cùng bộ binh La Mã dù chiếm được lợi thế cao điểm nhưng trước sức tấn công mãnh liệt của kỵ binh Ba Tư, vẫn không thể chống trả được và bị đánh tan tác, ngọn đồi bị quân Ba Tư chiếm.
Kỵ binh Ba Tư tràn từ trên đồi xuống, kỵ binh, bộ binh Huns cùng La Mã chống trả rất quyết liệt nhưng sau 1 hồi giao tranh, kỵ binh nặng Ba Tư vẫn giành chiến thắng quyết định. kỵ binh La Mã thua chạy tan tác còn quân chư hầu Huns cùng Ả Rập thì bị tàn sát.
Belisarius 1 mình 1 ngựa chạy đến cánh trái, lệnh toàn quân quay đầu 90 độ với lưng dựa vào con sông Euhrates, bộ binh dàn đội hình chữ U với tường khiên, giáo và trường thương chĩa ra ngoài, còn cung thủ phía sau, quyết tử thủ đến cùng.
Kỵ binh Ba Tư tấn công liên tục, nhưng cánh quân còn lại này là đơn vị bộ binh tinh nhuệ nhất của La Mã. Đã chặn được 2 đợt tấn công của kỵ binh Ba Tư, số cung thủ còn sót lại đứng sau bộ binh cũng bắt đầu gây thiệt hại lên cung kỵ binh Ba Tư.
Diễn biến phía sau có nhiều ghi chép khá mơ hồ, phía La Mã cho rằng cánh quân còn lại này mặc dù thiệt hại gần hết vẫn thủ được đến tối rồi 2 bên rút lui…
Còn phía Ba Tư thì chép:
Sau 2 lần thất bại, đợt tấn công thứ 3, khi toàn bộ chủ lực quân Ba Tư đã tập hợp đủ, các kỵ binh Ba Tư tạo thành những đội hình mũi dùi xuyên thủng qua hàng ngũ quân La Mã khiến toàn thế trận sụp đổ. Belisarius rời chiến trường trên 1 chiếc thuyền nhỏ, quân La Mã còn lại bỏ chạy xuống dòng sông bị chết đuối, số còn lại thì bị tàn sát đến người cuối cùng.
***
Nhưng kết quả thế nào vẫn là gần như toàn bộ quân La Mã bị tiêu diệt. Belisarius bị 1 ủy ban điều tra quân sự cách chức vì thua 2 trận liên tiếp. La Mã phải trả 1 khoản tiền lớn để ký hiệp ước hòa bình. Tuy nhiên, Hoàng Đế Justinian phục chức cho y không lâu sau đó để tiến đánh khôi phục nửa phía Tây của Đế Chế…