Thiết bị tên panjagan bắn ra nhiều mũi tên một lúc

Bí sử Ba Tư, vương triều Sassanid có chép về 1 loại thiết bị tên panjagan bắn ra nhiều mũi tên một lúc. Có 1 số ý kiến cho rằng nó chỉ là 1 dạng nỏ tay bình thường giống của La Mã, nhưng những ghi chép về sự hiệu quả của nó trên chiến trường vẫn đang là vấn đề đáng tranh cãi khắp các diễn đàn lịch sử, học thuật thế giới.

Thế kỷ thứ 6, Đế chế Ba Tư đã chiến tranh liên miên với người La Mã suốt 5 thế kỷ. Lực lượng chủ lực của họ tập trung tại phòng tuyến Lưỡng Hà để chiến tranh tổng lực với đế chế La Mã, các đơn vị tinh nhuệ nhất được phái đến chiến trường phía Tây khiến phòng tuyến phía Đông trước các dân tộc du mục Trung Á bị bỏ bê, suy yếu.

Mạc Hà Khả Hãn của Hãn Quốc Đột Quyết nhận thấy thời cơ đã đến nên huy động 1 cuộc chiến tranh tổng lực nhằm xâm lược Đế Quốc Ba Tư. Năm 588, 1 đạo kỵ binh khổng lồ gồm 400.000 kỵ binh thiện chiến (*) tấn công “Vạn Lý Trường Thành” (**) của Ba Tư và vượt qua được nó.

Nhưng khi tiến vào đất Ba Tư họ bị phục kích tại 1 hẻm núi bởi chỉ 12000 kỵ binh. Quân Ba Tư nhờ có nỏ cứng, cung mạnh, lợi thế trên cao, đã trút 1 trận mưa tên lên đầu kẻ địch.

Quân Đột Quyết bắn trả quyết liệt nhưng trước hỏa lực áp đảo của người Ba Tư, người Đột Quyết buộc phải thoái lui, bỏ lại 20000 xác người ngựa chết la liệt.

Nhận thấy không thể vượt qua được tử địa người Ba Tư mai phục sẵn. Mạc Hà Khả Hãn hạ lệnh rút quân về nước.

Tướng quân Bahram Chobin của Ba Tư đổ quân ra đánh và thừa thắng truy kích quân Đột Quyết đến tận vùng thảo nguyên Trung Á, thắng liên tiếp thêm 3 trận lớn, và trong 1 trận giao chiến trên bờ sông Oxus, quân Đột Quyết thua to, Mạc Hà Khả Hãn trúng tên tử trận tại chỗ.

Các bộ lạc chư hầu thấy Đại Hãn tử trận nên cũng bỏ chạy tan tác, bỏ mặc kinh đô Hãn Quốc cho quân Ba Tư tiến vào. Quân đội Ba Tư tiến hành cướp bóc trong 10 ngày, lấy đi ngai vàng của Thiên Khả Hãn, bắt sống thái tử Birmudha, trói về kinh thành Ctesiphon xét xử.

Sau khi đàm phán gắt gao, người Đột Quyết buộc phải trả các vùng đất mà họ từng chiếm của Ba Tư ở Trung Á, cắt thêm các vùng Túc Đặc, Đại Hạ cùng hàng chục thành phố thương mại giàu có, nộp 1 khoản tiền chuộc khổng lồ và phải cuốn xéo về biên giới mới bên kia Transoxiana.

Đó là thất bại vô cùng nhục nhã cho Hãn Quốc hùng mạnh nhất thế giới đương thời. Trong vòng 26 năm, người Đột Quyết rèn binh mãi mã để phục thù.

Năm 616, nhân khi người Ba Tư đang bước vào giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến 1 sống 1 còn với người La Mã, người Đột Quyết đem 300.000 kỵ binh thừa cơ tấn công từ phía Đông. Đối mặt với họ chỉ là 2000 thiết kỵ binh tinh nhuệ Ba Tư.

Trong trận đánh này, người Ba Tư mặc dù số lượng ít ỏi hơn rất nhiều nhưng dùng panjagan bắn tên rợp trời khiến quân Đột Quyết gặp thương vong rất lớn. Và lịch sử lặp lại, Khả Hãn Đột Quyết tiếp tục bị giết tại trận, quân đội ông ta bỏ chạy tan tác để rồi trở thành bia thịt cho kỵ binh Ba Tư mặc sức truy đuổi, tàn sát.

Khi cuộc chiến tranh sống còn giữa người Ba Tư và La Mã đến hồi kết với phần thắng chung cuộc thuộc về La Mã. Đế Chế Ba Tư đã suy yếu đến cùng cực.

Người Hồi Giáo A Rập do danh tướng Khalid-Al-Walid nổi lên chinh phục tất cả những vùng đất mà ông biết. Đế chế Ba Tư hấp hối và cuối cùng diệt vong.

Từ đó trở đi, không ai nghe nói về loại máy bắn tên này trên chiến trường Trung Đông nữa. Các truyền thuyết, giai thoại bao phủ lên loại thiết bị bắn tên này. Bản vẽ cấu tạo bị thất truyền. Công nghệ chế tạo nó cũng biến mất theo dòng lịch sử. Để lại sự nuối tiếc của người đời cùng những tranh cãi về nó cho đến ngày hôm nay!

(*) Con số này có thể là phóng đại, nhưng Đột Quyết là 1 đế chế khổng lồ đương thời, trong sử Tàu cũng chép họ tiến đánh Trung Nguyên với lực lượng kỵ binh lớn tương tự, không có con số nào của các sử gia hiện đại để tham khảo nên mình giữ nguyên con số này.

(**) Trường Thành Gorgan được người Ba Tư xây để chống lại các cuộc xâm lăng của dân du mục Trung á. Chiều dài 195 km, rộng 6-10m.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *