ĐẤU ĐÁ TRONG NỘI BỘ LIÊN XÔ SAU KHI STALIN MẤT

Ngày 5 tháng 3 năm 1953, Joseph Stalin, nhà lãnh đạo tối cao Liên Xô từ 1924, qua đời. Kể từ lúc đó cho đến 1957, trong nội bộ Liên Xô đã diễn ra một cuộc chiến giành quyền lãnh đạo giữa 3 nhân vật chính: 

1) Lavrentiy Beria, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ (MVD).

2) Georgy Malenkov, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (gọi tắt là Thủ tướng)

3) Nikita Khrushchev, Bí thư Ban chấp hành Trung ương Đảng

3 người này nắm giữ 3 quyền lực khác nhau trong nền chính trị Liên Xô:

Beria đứng đầu lực lượng an ninh Liên Xô, Malenkov nắm giữ bộ máy chính phủ, Khrushchev nắm giữ quyền lực Đảng. Cuộc chiến giữa 3 phe này có thể chia thành 3 giai đoạn như sau:

1) Khrushchev, Malenkov liên minh chống Beria:

Beria là người hành động đầu tiên. Ông ta thực hiện các cuộc cải cách nhằm tự do hóa xã hội Liên Xô, bao gồm thả khoảng một triệu tù nhân đang bị đày ở các trại tập trung, bãi bỏ các hình thức tr a tấn khi điều tra, ngừng các dự án xây dựng sử dụng tù nhân làm lao động. 

Ngoài ra, Beria ủng hộ quyền tự trị và bản sắc riêng của các dân tộc khác Nga (Người Georgia, Ukraine, Estonia, v.v…) ở trong Liên Xô. Việc này nhằm gây dựng một thế lực riêng cho Beria, một lực lượng ủng hộ gồm đông đảo các dân tộc thiểu số trong Liên Xô. Việc Beria lôi kéo các phần tử dân tộc chủ nghĩa ở Ukraine, quê hương của Khrushchev, đã khiến Khrushchev cực kỳ lo ngại. 

Khi sức mạnh của Beria đang sắp áp đảo cả 2, Khrushchev quyết định kêu gọi phe của Malenkov liên kết lại để chống lại Beria.

Khi Beria sang Đức để xử lý vấn đề Đông Berlin nổi đậy, một cuộc họp nhằm âm mưu lật đổ Beria  Beria, do Khrushchev cầm đầu , với sự giúp đỡ của Malenkov. Ngoài ra, Khrushchev còn được Nguyên Soái Zhukov, người đang nắm giữ lực lượng quân đội giúp đỡ (Khrushchev lo ngại việc lật đổ Beria sẽ khiến lực lượng vũ trang MVD nổi dậy). Lý do Zhukov đồng ý là bởi ông ta muốn trả thù Beria vì đã từng hạ thấp danh dự mình trước kia. 

Khi Beria trở về Moskva từ Đức ngày 26/6/1953, ông ta bị bắt giữ, kết án “phản quốc, phản cách mạng, khủng bố” và bị xử bắn. Đúng như Khrushchev lo ngại, lực lượng vũ trang của Beria đã nổi dậy. Ngay sau khi nghe tin Beria bị bắt, sư đoàn bộ binh cơ giới MVD Dzierzynski đã tiến về Moskva. Họ bị một sư đoàn xe tăng chặn đánh, sau một lúc thì buộc phải rút lui. 6 cán bộ cấp cao của Beria cũng bị xử bắn.

2) Khrushchev đối đầu Malenkov/Đảng đối đầu Chính phủ:

Một đối thủ là Beria đã bị loại, giờ chỉ còn Khrushchev và Malenkov. Việc 2 người quay sang đối đầu với nhau là tất yếu, bởi cả 2 đều mâu thuẫn về đường lối chính trị:

– Khrushchev nắm quyền lực từ Đảng, muốn Đảng kiểm soát Chính phủ, mọi quyết định đều do Đảng đưa ra, Chính phủ chỉ việc thi hành.

– Malenkov giữ quyền lực Chính phủ, muốn Chính phủ (gồm Hội đồng Bộ trưởng) có quyền lực đa số trong việc đưa ra quyết định, không bị phụ thuộc vào Đảng (.

Do những mâu thuẫn này, chúng ta có thể gọi cuộc đối đầu giữa Khrushchev và Malenkov là cuộc đối đầu giữa Đảng (Khrushchev) và Chính phủ (Malenkov).

Cả 2 đưa ra những chính sách mới nhằm nâng cao uy tín bản thân. Malenkov thực hiện các chính sách ưu tiên công nghiệp nhẹ và tiêu dùng, hỗ trợ nông dân. Trong khi đó, Khrushchev thực hiện một chiến dịch sản xuất nông nghiệp khổng lồ, mở rộng diện tích trồng trọt, huy động thêm rất nhiều người đi canh tác. 

Đến năm 1955, các chính sách của Malenkov cuối cùng không đạt chỉ tiêu, tốn kém nên thất bại. Trong khi đó, nhờ mùa màng thuận lơi, chiến dịch nông nghiệp của Khrushchev bước đầu thành công. Uy tín của Khrushchev tăng cao, lại còn liên minh được với những người cốt cán như Mikoyan, Bulganin, Zhukov. Malenkov bị cô lập, giảm uy tín, buộc phải từ chức Thủ tướng (nhưng vẫn giữ ghế trong Đoàn Chủ tịch).  

Phe Chính phủ lúc này đã thất thế, các thành viên bên phía Đảng Cộng Sản như Bulganin lên nắm quyền Chính phủ. Tuy nhiên, mọi chuyện vẫn chưa xong..

3) Khrushchev đối đầu phe “Phản Đảng”(*):

(*)“Phe Phản Đảng (Anti-party group)” là tên Khrushchev dùng để gọi phe ủng hộ Stalin, gồm cả Malenkov, vì họ đã chống lại phe Khrushchev trong Đảng sau Đại hội 20.

Tưởng chừng như mọi thứ đã an toàn với Khrushchev thì Đại hội Đảng lần thứ 20 năm 1956 diễn ra:

Khrushchev bất ngờ đọc một bài diễn văn phê phán nặng nề Stalin, đổ hết mọi tội lỗi cho người lãnh đạo tiền nhiệm này. Việc này đã khiến cả hội trường sốc, thậm chí có một người ngất tại chỗ. 

Ngoài ra, Khrushchev cũng đưa ra nhiều chính sách giảm quyền lực tập trung của Liên Xô, gia tăng chủ nghĩa địa phương, khiến nhiều người bất bình. Đảng Cộng Sản Liên Xô lúc này bị chia thành 2 phe: phe ủng hộ Khrushchev và phe ủng hộ Stalin (phe Phản Đảng). 

Tháng 5 năm 1957, phe ủng hộ Stalin: Malenkov, cùng Molotov, Bulganin, Pervukhin, Voroshilov, Kaganovich cùng họp để bàn cách lật đổ Khrushchev. Họ cũng lôi kéo cả nguyên soái Zhukov, Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng tham gia. Họ quyết định họp Đoàn Chủ tịch để bỏ phiếu cách chức Khrushchev, tự tin rằng phe của họ chiếm đa số phiếu bầu (6/11) trong Đoàn Chủ tịch.

Một cuộc họp như vậy đã được mở ra vào tháng 6 cùng năm để phê phán và hạ bệ Khrushchev. Họ liên tục tấn công Stalin bằng những cáo buộc, phê phán về chính sách và thái độ của Stalin, thậm chí là chửi bới. Khrushchev chỉ có thể cố gắng gạt những cáo buộc và hứa sẽ sửa lỗi. Sau đó 7 trên 11 thành viên Đoàn Chủ tịch bỏ phiếu đồng ý cách chức Bí thư thứ nhất (Chức vị cao nhất trong Đảng) 

Khi như kết quả sắp được định đoạt, Khrushchev bất ngờ lật kèo bằng cách nói rằng:11 người trong Đoàn Chủ tịch không thể cách chức Khrushchev mà chỉ có hội nghị của Ủy ban Trung ương mới có khả năng đó. Trong lúc đó, Zhukov đã phản bội phe Phản Đảng, dùng máy bay quân sự chở tất cả thành viên của phe ủng hộ Khrushchev bay về Moskva trong một ngày.  Phe ủng hộ Khrushchev cùng lực lượng quân đội bao vây tòa nhà mà phe Phản Đảng cùng Khrushchev đang họp, yêu cầu phải họp Ủy ban Trung ương. 

Lần này, phe của Khrushchev áp đảo phe Phản Đảng. Malenkov, Kaganovich, Molotov, Shepilov đều bị loại khỏi Đoàn Chủ tịch và Bộ Chính Trị, bị đưa ra những nơi xa Moskva để công tác. Bulganin sau đó bị loại khỏi chức Thủ tướng, bản thân Khrushchev lên thay.

Khrushchev giành chiến thắng:

Từ khi Stalin mất năm 1953 cho đến lần lật đổ bất thành của phe Phản Đảng năm 1957, nội bộ Liên Xô đã diễn ra một cuộc chiến tranh giành vai trò lãnh đạo tối cao kế nhiệm Stalin Trong 3 nhân vật chính tham gia cuộc chiến này, Beria bị xử bắn, Malenkov bị loại  khỏi Bộ Chính Trị, còn Khrushchev là người thắng lợi cuối cùng. Phải mất thêm 7 năm nữa, Khrushchev mới bị lật đổ khỏi vị trí lãnh đạo tối cao.

Tài liệu đã sử dụng:

The rise and fall of the Soviet Union

Soviet Union: A Country Study

Beria,  Stalin’s first Lieutenant

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *