Tại sao con người không thể mọc cánh?

Chào Christina! Câu hỏi hay đấy.

Con người có xương sống. Tức là chúng ta được xếp vào nhóm động vật có xương sống – cùng với cá, động vật lưỡng cư (tỉ dụ như ếch), bò sát, chim và động vật có vú.

Rất lâu về trước, con người chưa tồn tại. Thực ra chúng ta tiến hóa từ một con cá 500 triệu tuổi không có chân tay và cả hàm. Nhưng dần dần, từ những con cá bố mẹ ấy, đời con cháu dần biến đổi. Vài con bắt đầu mọc chân tay, thậm chí là tiền thân của loài người ngày hôm nay.

Cứ vài triệu năm thì tất cả động vật trên thế giới lại có một biến đổi nhỏ, quá trình đó gọi là tiến hóa. Từng bộ phận trên cơ thể con người và cả những loài động vật khác đều tiến hóa theo cách này.

Hai chân, hai tay: bộ khung cơ bản của động vật có xương sống.

Cá là loài động vật có xương sống đầu tiên sở hữu các cặp chi. Với con người, chúng gọi là chân và tay. Cá thì có một cặp vây hai bên và các vây trước vây sau.

Thời xa xưa, một vài loài cá phát triển ra xương trong vây của chúng mà sau này sẽ tiến hóa thành ngón tay của người. Khuôn mẫu có hai cặp chi (tổng là bốn) hình thành nên cơ thể của động vật có xương sống ngày nay.

Tất cả động vật có xương sống hiện tại đều có chung một bộ khung cơ thể: hai tay, hai chân, đầu với hai mắt, hai lỗ mũi, một cái miệng đầy răng và tương tự thế.

Tuy nhiên, trong dòng chảy tiến hóa, một vài động vật không hoàn toàn tuân theo quy luật này. Cơ thể chúng cần thay đổi khác đi để hợp với lối sống của chúng dù là để bay hay để bơi. Từ đó, cánh ra đời.

Động vật học bay như thế nào?

Cánh của những loài có xương sống biết bay, như chim chẳng hạn, thực chất giống như cánh tay được biến đổi để giúp chúng bay.

Có thể bạn đã nghe về “dực long” – một loài động vật biết bay (đôi khi rất to lớn) sống cùng thời với tụi khủng long. Dực long cũng dần dần hình thành đôi cánh của chúng qua rất nhiều năm tiến hóa. Chúng có được cánh là nhờ một ngón tay mọc dài hẳn ra kết nối với một lớp da mỏng gọi là “màng” và phần còn lại của cơ thể.

Một nhánh của khủng long đã tiến hóa thành chim vào khoảng 160 triệu năm trước.

Điều này xảy ra khi khủng long mọc thêm lông vũ giúp giữ cơ thể chúng ấm hoặc mát tùy ý. Rồi, từ đời cha mẹ đến đời con cháu, chi trước của chúng dần dài ra tạo thành cánh.

Tại sao con người không tiến hóa để mọc cánh?

Bây giờ hãy xem xét tại sao con người lại không thể mọc cánh.

Tất cả sinh vật sống, dĩ nhiên là cả động vật có xương sống, đều có một bộ mã gene. Thứ này giống như một cuốn sổ tay hướng dẫn trong cơ thể chúng ta và nó quyết định cơ thể chúng ta phát triển thế nào, chúng ta có thể làm được những gì. Chúng ta không thể thay đổi những gì đã có sẵn trong gene. Ví dụ, mắt bạn màu đen, hay xanh, hay nâu là do gene quy định, nhưng bạn chẳng thể kiểm soát được nó.

Chúng ta cũng có những gene gọi là gene hox. Chúng đảm bảo cơ thể chúng ta sẽ phát triển theo một hướng nhất định khi chúng ta lớn dần. Tỉ dụ, cho dù bạn có thể cao hơn các anh chị em ruột của mình nhưng hox gene sẽ đảm bảo rằng cơ thể bạn chỉ có hai tay và hai chân chứ không có tận tám chân như tụi nhện. Trên thực tế, chính hox gene của tụi nhện đã cho chúng tám chân.

Vậy là, lý do chính khiến con người không mọc được cánh là vì gene của chúng ta bảo thế, chỉ chân và tay thôi.

Nhưng nhỡ chúng ta có cánh thì sao?

Cho dù con người có mọc cánh thật thì chúng ta cũng chưa bay được ngay đâu.

Để bay thì chúng ta cần một cơ thể có kích cỡ và trảo đổi chất phù hợp. Trao đổi chất là khả năng cho phép cơ thể chúng ta dùng các nguồn nhiên liệu (như đồ ăn chẳng hạn) để tạo ra năng lượng giúp chúng ta di chuyển.

Loài chim có khả năng trao đổi chất mạnh hơn hẳn con người chúng ta. Tim của một con chim ruồi có thể đập tới 1200 lần mỗi phút trong khi tim của một vận động viên đập cao lắm cũng chỉ được 220 lần mỗi phút. Điều này tức là chim ruồi đốt năng lượng nhiều hơn con người.

Những loài chim bay có bộ khung xương nhẹ hơn giúp chúng thở dễ hơn, lông vũ giúp nâng đỡ cơ thể khi chúng bay và cặp phổi mạnh mẽ đẩy oxy đi khắp cơ thể chúng.

Trừ khi con người cũng có những đặc điểm trên, còn không thì có cánh cũng không bay được. Khủng long chỉ có thể biến thành chim khi chúng dần tiến hóa cơ thể mình nhỏ và gọn hơn qua thời gian.

Thế còn loài rồng?

Dù đã biết rồng không có thực, một vài con rồng cũng có cơ thể gần giống với động vật có xương sống ngoài đời.

Những con rồng như Smaug trong bộ phim “The Hobbit” chỉ có cánh và chân. Nên nếu nó có tồn tại thì khả năng nó cũng bay được thật, miễn cơ thể nó nhẹ, có một hệ trao đổi chất mạnh và một lớp màng đủ để hình thành cặp cánh cho nó.

Mặt khác, con Night Fury trong bộ phim “Bí kíp luyện rồng” có cả tay chân và cánh. Trong đời thực, cái này như kiểu có hai chân và hai cặp cánh tay ấy.

Night Fury phá vỡ quy tắc cơ bản của tiến hóa bởi chả có loài động vật có xương sống nào có bộ khung như thế. Côn trùng có, nhưng chúng không có và cũng không phải động vật có xương sống.

Nên nếu Night Fury tồn tại, các nhà khoa học sẽ gọi nó là côn trùng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *