Khi đứng bên ngoài các cửa hàng bách hóa hay các siêu thị, khách hàng thường thường trông thấy những tấm cửa kính to vật vã chạy dọc theo lối vào. Nhưng một khi đã lọt vào trong rồi thì tất cả ánh sáng tự nhiên lại đi đâu hết. Rất ít các cửa hàng bố trí cửa sổ ở trên tường hay trần nhà. Sao lại thế nhở?
Việc thiết kế này bắt nguồn từ nghiên cứu tâm lý mua sắm (retail shopping psychology) khi mà người bán cố gắng tạo ra một môi trường mà ở đó khách hàng cảm thấy thoải mái và dễ dãi hơn với thời gian và túi tiền của mình. Đó là lý do vì sao các siêu thị thường lát nền bằng gạch (tile floor) để tiếng bánh xe đẩy ồn hơn khiến cho người mua phải giảm đi tốc độ một cách vô thức và ngắm nghía hàng hóa nhiều hơn, hay khi muốn giục khách hàng đi mau hơn thì họ lại cho phát các bản nhạc với giai điệu nhanh (up-tempo music).
Về phần những chiếc cửa sổ thì là do bên bán hàng muốn kéo dài thời gian để người tiêu dùng không nhận thức được nếu chẳng may thời tiết bên ngoài có chuyển xấu hay khi mặt trời đang ngả dần về phía tây. Đơn giản thôi, khách càng lòng vòng trong siêu thị lâu thì họ sẽ càng móc hầu bao nhiều.
Bên cạnh đó thì còn những nguyên nhân thực tế hơn. Lắp mấy cái cửa sổ to sẽ khiến cho ánh sáng mặt trời chiếu vào nhiều hơn, khiến cho màu sắc trên các bao bì nhợt nhạt đi, sản phẩm thành ra có vẻ cũ kỹ. Ngoài ra, nếu lắp cửa sổ thì các siêu thị lại mất đi một chỗ ngon để trưng bày sản phẩm với quảng cáo nữa.
Có thể đến một ngày nào đó sẽ không ai còn xài cái lý thuyết này nữa đâu. Chuỗi siêu thị giá rẻ Aldi đã lấy các cửa hàng của mình tại Đức làm chuột bạch khi xây thêm cửa sổ cho ánh nắng tự nhiên vào nhiều hơn, bất chấp việc phải dùng đến các lớp phủ chống UV.
Không biết cách này liệu có được nhiều nơi khác học theo hay không nữa nhưng nếu bạn đang cảm thấy ngột ngạt vì thiếu ánh sáng, đừng quên là vẫn còn có các cửa hàng nông sản của mấy bác nông dân nha.
Tâm lý với chả học, cơ bản 80% thực phẩm yêu cầu tránh ánh nắng trực tiếp. Thậm chí qua tấm kính thì các bức xạ kia cũng đủ làm nóng không gian gây tốn điện. Và thêm nữa về mỹ quan thì khi có cửa sổ, các kệ hàng hóa che lên cũng sẽ khuất và xấu không gian. Và đằng nào cũng cần đủ ánh sáng từ đèn điện, không phụ thuộc ánh sáng tự nhiên, và có cửa sổ gây nhiều điểm trừ nên làm cửa sổ chi thêm tốn kém? Đoạn tâm lý học là suy luận được đưa ra sau đó thôi…