Socrates nổi tiếng là 1 nhà thông thái được mọi người trọng vọng. Một hôm, có 1 vị khách đến thăm ông và nói:
– Ông có biết tôi vừa nghe tin gì về người bạn của ông không?
Socrates trả lời:
– Khoan đã, trước khi anh nói điều đó với tôi, tôi muốn dành cho anh 1 bài kiểm tra, đó là 3 sự sàng lọc.
Vị khách ngạc nhiên:
– Sàng lọc ư?
Socrates bình tĩnh nói:
– Đúng vậy. Trước khi kể điều gì đó với người khác, tốt nhất anh nên dành thời gian để suy nghĩ kĩ những điều mình muốn nói. Sự sàng lọc đầu tiên, sự thật. Những điều anh định kể với tôi, anh có chắc chắn đó là sự thật không?
Vị khách lúng túng:
– Tôi không chắc lắm, tôi mới chỉ nghe kể thôi…
Socrates tiếp tục:
– Được. Vậy anh cũng không biết điều anh định nói có đúng hay không. Vậy hãy nói về sự sàng lọc thứ 2. Cái điều mà anh định nói về người bạn của tôi, nó có phải là 1 tin tốt?
– Ồ không, ngược lại là đằng khác.
Socrates nói:
– Như vậy, anh đang muốn nói những điều không tốt về bạn tôi và thậm chí, anh còn không biết chúng có phải sự thật hay không. Thôi được, vẫn còn sự sàng lọc cuối, tính hữu ích. Liệu thông tin anh định nói có giúp ích cho tôi ở phương diện nào đó hay không?
Vị khách bối rối:
– Không, không hẳn…
Socrates mỉm cười:
– Vậy, điều anh định nói với tôi, nó không đúng, không tốt và chắc chắn là cũng chẳng hề hữu ích. Nếu đã thế, tại sao anh còn muốn nói với tôi?
(Còn tình huống ngoài đời sẽ là thế này
A: – Ê biết chuyện gì chưa m?
B:- Chuyện gì? Có drama gì ah kể t với.
A:- Đây t kể cho m nghe cái này hay lắm. Chuyện về thằng D…
B:- Ừ kể đi t k nói với ai đâu.
A few moments later
B:- ê m biết chuyện về thằng D chưa?
C:- Chưa kể đi t k nói vs ai đâu)