Những thói quen tốt cho việc khởi nghiệp?

Mình đã tham khảo rất nhiều anh em, từ các chuyên gia đầu ngành, rồi các CEO,… để thấy được có 1 số thói quen lớn chung ở họ, dù xuất phát điểm từng người ra sao, nghề nghiệp khác nhau thế nào thì họ đều rèn luyện giống nhau ở vài thói quen. Rồi từ đó mình bắt chước họ rèn luyện, và theo thời gian, mình đúc kết được một số thói quen riêng mà mình thấy tốt cho mình, xin chia sẻ các bạn tham khảo thêm.

Những thói quen tốt này đã giúp mình mua được nhà, mua được xe và nhiều BDS khác nhau ở hiện tại và có được sự nghiệp mình mong muốn.

1 – Thói Quen Ghi Chép, Kiểm Soát Thời Gian

Mỗi ngày, thực tế nếu trừ thời gian ngủ (6 – 8h) ra, trừ thời gian ăn uống cá nhân (3 bữa) cũng mất tầm 3h, vệ sinh cá nhân và thể dục cũng 1h, đi lại (đi làm và về nhà) cũng tầm 1h thì thực tế ta chỉ còn 11h để làm việc, để sống cho bản thân và gia đình.

Nhưng có người sau vài năm họ có rất nhiều thành tựu, còn bạn thì không? WHY?

Đặt trên hệ quy chiếu xuất phát điểm như nhau.

Tại sao người ta hơn mình?  Vì họ dùng thời gian cho những công việc quan trọng hơn, ưu tiên cho việc đúng đắn.

Còn ta, ta lãng phí thời gian vào việc vô giá trị.

Thế nên, học tập cách ghi chép để kiểm soát thời gian là kỹ năng vô cùng quan trọng của người thành công. 

Cách sử dụng như nào?

Ví Dụ 1: bạn có thể viết ra để sắp xếp và quản lý thời gian như bên dưới:

08h: Làm việc A

10h : Gặp người B

12h: Đi sự kiện C

14h: Làm việc D

16h: Làm việc E

18h: Gặp người F

20h: Làm việc G

22h: Làm việc H

24h: Làm việc I

Ví Dụ 2: Bạn có thể lên To Do List những việc cần làm trước khi bắt đầu một ngày mới như bên dưới

– Viết 10 trang cho sổ tay ceo+ số 02.

– Quay 1 clip kênh youtube.

– Đi tham quan nhập hàng từ chợ sĩ.

Hãy nhớ, dữ liệu ghi chép về việc bạn sử dụng thời gian thế nào và những việc bạn muốn làm, việc nào đã xong, việc nào còn tồn đọng là dữ liệu quý để bạn cải tiến chất lượng công việc ở những tuần tiếp theo, chưa kể bạn cũng sẽ nhận ra năng suất thực sự của mình. Đây là tiền đề để những mục tiêu sau này, bạn sẽ tự biết nó cần tối thiểu là bao nhiêu thời gian.

Chưa kể là với việc ghi chép thời gian.

Bạn có thể xem lại 1 sự việc đã xảy ra cách đây 3-5 năm, chính xác vào ngày hôm đó xảy ra việc gì. Thật thú vị phải không? Mà trí nhớ chúng ta thì không tốt như ta nghĩ đâu.

Lợi ích lớn nhất từ thói quen này, bạn sẽ biết chính xác hơn số thời gian mà bạn bỏ ra làm việc mỗi tuần/tháng/năm và thời gian cụ thể từng dạng công việc mà bạn thường xuyên lặp đi lặp lại. Từ đó các kế hoạch công việc sau này sẽ càng khả thi và chính xác hơn, chi tiết hơn. 

Bên cạnh đó, bạn sẽ biết bạn đang lãng phí thời gian cho điều gì. Tôi tin bạn thường không chú ý, nhưng khi nhìn vào ghi chép sử dụng thời gian, bạn mới giật mình đấy.

2 – Thói Quen Ghi Chép và Kiểm Soát Tiền

Rõ ràng, để khởi nghiệp bạn cần đủ tiền.

Rõ ràng, để mua đồ giá trị lớn, cũng cần tiền.

Ngay cả muốn có 1 cái nghề, cũng phải bỏ tiền ra đi học nghề, đâu ai rảnh dạy nghề không công cho bạn.

Tiền rất quan trọng.

Và thực tế hơn thường giai đoạn đầu đời, chúng ta không kiếm được nhiều tiền. Nên, kỹ năng giữ tiền, biết tiết kiệm tiền và hạn chế tạo ra NỢ cho cuộc sống của mình cũng là kỹ năng vô cùng quan trọng. 

Bạn sẽ không cách nào thay đổi bản thân, đổi môi trường sống tốt hơn, đầu tu hay làm bất cứ gì mà không có vốn cả.

Vậy, hãy tập ghi chép quản lý tài chính của mình ngay nhé. Hãy dùng 1 quyển sổ để bạn thống kê lại các hoạt động thu chi cá nhân của mình nhé.

Thỉnh thoảng bạn nhìn lại sổ, có thể bạn sẽ thấy mình đang “chảy máu” với tốc độ không dừng được. Cũng có thể bạn kinh ngạc vì không ngờ chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần mình đã tiêu 1 khoản tiền khủng khiếp.

Hãy quản lý các khía cạnh tài chính sau

– Các khoản thu nhập của bạn.

– Các khoản chi mỗi tháng của bạn.

– Khoản tích lũy tiết kiệm từ bạn.

– Các khoản nợ phải trả.

3 – Thói Quen Ghi Chép và Kiểm Soát Mục Tiêu

Có bao giờ bạn tự hỏi, người thành công hơn ta chỗ nào. Tôi thấy nhiều người có vẻ không thông minh như tôi mà, chúng ta hay tự an ủi mình như thế. 

Họ đâu cần thông minh hơn ta.

Họ chỉ cần biết đặt ra các mục tiêu trong cuộc sống rồi kiên trì chia thời gian ra làm từng việc nhỏ để đạt từng mục tiêu nhỏ. Vậy là hơn ta rồi

Hãy sử dụng 1 quyển sổ.  Bạn ghi hết các mục tiêu hàng tháng & hàng năm. Các chiến lược & kế hoạch mà bạn sẽ triển khai xoay quanh các yếu tố cơ bản trong cuộc đời (tham khảo trên google: mô hình bánh xe cuộc đời).

Rồi lên các cột mốc thực hiện và làm thôi.

>> Điều quan trọng nhất là <<

Đầu tháng bạn viết ra các mục tiêu.

Cuối tháng bạn xem lại mình làm được, hoàn thành bao nhiêu việc và TỰ ĐÁNH GIÁ CHÍNH MÌNH.

LƯU Ý LỚN: TRƯỚC KHI THỰC HÀNH RÈN LUYỆN THÓI QUEN NÀY. BẠN PHẢI BIẾT CUỘC ĐỜI BẠN SINH RA ĐỂ LÀM GÌ? BẠN SẼ THEO ĐUỔI ĐIỀU GÌ TRƯỚC ĐÃ NHÉ.

4 – Thói Quen Tự Vấn.

Con người cũng như máy móc, cũng có lúc cần nghỉ ngơi. 

– Máy móc nó cần bảo trì.

– Bạn cũng phải rèn luyện và thay đổi liên tục

Để vươn đến thành công, với tới những nấc thang mới sự nghiệp thì bạn không thể sống kiểu cũ đuọc nên luôn tự vấn chính mình hàng tháng, hàng quý và sau mỗi năm là kỹ năng tôi đáng giá thiết thực nhất. Giá trị nó mang lại hơn cả nhiều hoạt động phát triển bản thân khác, vì chỉ có hiểu mình, bạn mới xây dựng sự nghiệp tốt nhất, như cá thì mãi không thể leo cây.

Phương pháp đơn giản để tự vấn là tập viết nhật ký hàng tuần, tổng kết lại sau 1 tuần.

– Điều gì bạn thành công? lý do?

– Những gì làm kết quả tệ? lý do?

– Bài học rút ra sau 1 tuần?

5 – Thói Quen Kết Nối – Mạng Lưới Quan Hệ

Không ai có thể sống mà không cần giúp đỡ.

Không ai ra kinh doanh mà không cần có sẵn mối quan hệ với khách hàng và nhà cung cấp, nếu có sẵn thì cửa thắng bạn gần như có trong tay rồi.

Những cái kết nối Mạng Xã Hội nó ảo lắm, lượng friend hay follow nhiều không nói được điều gì. Cái bạn cần là mối quan hệ chất lượng.

Hãy sử dụng 1 quyển sổ ghi chép lại các mối quan hệ chất lượng của bạn.

Bạn có thể liệt kê 1 cách vắn tắt và đơn giản thông tin về các mối quan hệ như họ tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh (sinh nhật), nghề nghiệp và năng lực, mối quan hệ khác của họ…..

Lợi ích Việc ghi chép SỔ QUAN HỆ nhắc nhở bạn duy trì kết nối hoặc dành thời gian hỗ trợ chéo, giúp đỡ người khác định kỳ (cho đi) và để nhận sự giúp đỡ khi cần thiết

6 – Thói Quen Ghi Chép và Hệ Thống Việc Học

Đôi khi 1 thông tin bạn đọc từ facebook, đọc từ 1 quyển sách, xem video, nghe audio hoặc do 1 người khác chia sẻ lại, hầu hết mọi người đều gật gù thấy hay, độc đáo, thú vị … và quên dần dần.

Nên ai đọc sách nhiều chưa hẵn thành công không phải là câu nói không căn cứ, mà quan trọng là ai đúc kết ra tinh hoa từ đống sách họ đã đọc để mà áp dụng vô thực tế mới thành công được.

Vì thế khi nghe, xem, học, đọc, được chia sẻ hoặc bạn tự giác ngộ điều gì đó hay, hãy ghi chú ngay và tóm tắt thật ngắn gọn xúc tích lại theo ý hiểu của bạn vào quyển sổ này. 

Bạn sẽ trở nên thông thái hơn, hiểu biết rộng hơn nếu rèn luyện thói quen này liên tục. 

Và luôn có tư duy đào sâu và rộng mọi thông tin mà bạn tiếp nhận được, để mở rộng hơn sự hiểu biết của mình, bạn nhé. Đừng close mindset.

Sai lầm là thường không tổng hợp & đúc kết kiến thức, biến của người khác thành của mình, nên hầu hết mọi người thường mau quên.

Mặt khác, nếu không đem vào ứng dụng ngay, họ không thể chuyển hóa từ BIẾT sang HIỂU.

Kiến thức ghi trong sách là tác giả.

Còn nội dung bạn hiểu và diễn đạt tóm lược lại vô sổ tay thì nó đã là kiến thức của bạn rồi đó.

Rồi khi bạn làm thực tế, sẽ có nhiều tình huống và bạn phải xử lý. Hãy ghi chép hết các tình huống đó vô sổ tay của bạn nhé.

Từ 1 người bình thường.

Bạn trở thành chuyên gia lúc nào không hay nếu quá trình học, làm, rồi đúc kết từ thực tế lại vô sổ này diễn ra trên 10.000h

////////////////////

Thử nhìn ra thế giới xung quanh thử đi.

Có ai giàu có, mà không biết tính toán từng đồng kiếm được không?

Có ai thành công mà gặp ai rủ cafe cũng đi, thích gì làm nấy, làm việc theo cảm tính. Hay họ toàn có lịch làm việc, lịch trình các cuộc hẹn đã lên cả tháng. 

Nên, mình nghĩ rằng:

Hãy kiên trì xây dựng thói quen cho mình ở 6 khía cạnh trên, cuộc đời bạn sẽ tốt hơn hẵn. Dù có thể bạn chưa trở thành đại gia, chuyên gia, ông này bà kia… chí ít bạn đã là một người sống và làm việc có kế hoạch rõ ràng, có kế hoạch tiền bạc cho tương lai sự nghiệp, có lộ trình học tập rõ ràng thì kiểu gì cũng về đích.

Ngày xưa, tôi có quen 1 bạn sinh viên, rất tích cực các hoạt động xã hội. Khi tôi hỏi mục tiêu em năm sau là gì, em trả lời rất đơn giản: mỗi tháng em phải dành dụm dư ra được 1 triệu đồng. 

Và em lên kế hoạch kiếm thêm 1 việc partime buổi tối để tăng thu nhập. Về chi tiêu, em chọn giải pháp ở lại trường buổi trưa để giảm chi phí đi lại. 

Giải pháp đơn giản vậy thôi.

Năm sau em đã đạt được gần 10tr đồng, tuy chưa đạt được đích đến vì có vài tháng em chỉ dàng dụm được 300 – 400k.

Nhưng số tiền đó đủ để em gái sắm 1 chiếc wave cũ để chạy mà không cần nhờ một đồng nào từ ba mẹ. Tuổi nhỏ, nhà nghèo thì chỉ cần những mục tiêu nhỏ làm được thì ước mơ lớn mới đạt được chứ.

Bác Hồ từng nói “Tuổi nhỏ, làm việc nhỏ” đó sao. Ước mơ, cứ xây từng viên gạch một.

Cuối cùng,

Bài viết này không phải kim chỉ nam.

Bài viết này là trải nghiệm cá nhân của Hùng.

Chỉ nên tham khảo thêm thôi nhé.

– Nguyễn Tuấn Hùng –

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *