KHI CẢM THẤY QUÁ MỆT MỎI, MỌI THỨ ĐỀU XÁM XỊT, GẦN NHƯ KHÔNG THỂ CHỐNG ĐỠ ĐƯỢC NỮA, THÌ PHẢI LÀM THẾ NÀO…

Khi cảm thấy quá mệt mỏi, mọi thứ đều xám xịt, gần như không chống đỡ nổi nữa thì phải làm thế nào…

1. Khi gặp tình trạng này, đúng là phải điều chỉnh bản thân một chút. Thường thì có hai cách, điều chỉnh bị động và điều chỉnh chủ động.

Một, điều chỉnh bị động. Nói với bản thân mình, trên đời quan trọng nhất là sức khỏe và sinh mạng, ngoài hai thứ này, những thứ khác đều không phải chuyện lớn, có thể tạm thời buông xuống rồi sau này tiếp tục. Vậy nên trước tiên, cứ buông bỏ việc đang làm bạn thấy mệt mỏi kiệt sức đi. Thay đổi môi trường xung quanh, ví như đi du lịch, đi thăm bạn bè người thân,… Hoặc cũng có thể thay đổi cách sinh hoạt một chút, ví dụ tập thể thao, đi xem phim điện ảnh, nghe nhạc, đọc những cuốn sách hạt giống tâm hồn, sách truyện giải trí,… Cách này có thể làm bạn nhìn rộng, nghĩ thoáng hơn. Sau đó ngoảnh đầu nhìn lại những chuyện lớn nhỏ trước kia, phát hiện chẳng qua chỉ là những nốt trầm trong cuộc sống mà thôi, vậy thì mang tâm thái nhẹ nhàng đi giải quyết nó.

Hai, điều chỉnh chủ động. Bạn phải tin rằng, thế gian không có việc gì khó, chỉ sợ lòng không bền, trên đời không có vũng sâu nào không thể qua, cũng không có bến bờ nào không thể đến. Cách giải quyết khó khăn chắc chắn sẽ nhiều hơn khó khăn. Bình tâm lại, nghĩ xem nguyên nhân chủ quan và khách quan dẫn đến khó khăn là gì. Đối với nguyên nhân khách quan, những gì có thể điều chỉnh có thể thay thế, thì nhanh chóng giải quyết luôn. Còn với nguyên nhân khách quan, nếu là vì cách làm sai, thì bắt tay làm lại một phương án mới, nếu là vấn đề về năng lực, vậy thì khiếm tốn đi học hỏi tìm tòi thêm. Trải qua nỗ lực về nhiều mặt, cuối cùng tìm ra phương án tốt nhất để giải quyết vấn đề. Lúc này bạn sẽ nhìn thấy hi vọng, tâm trạng cũng sẽ tốt lên. Một lần nữa cổ vũ bản thân, xốc lại lòng tin với chính mình, tin rằng mình có thể giải quyết khó khăn và vấn đề trước mắt, và bắt tay vào giải quyết nó. Lúc này bạn đã thoát ra khỏi sự chán nản u ám rồi!

2.  Được bước nào hay bước đó.

Bước càng nhỏ càng tốt.

Rót cho bản thân một cốc nước, lau sạch bụi bám trên bàn, đặt lên một cuốn sách, chuẩn bị đủ thức ăn cho mèo, gấp lại quần áo bị vứt lung tung, dọn giày dép cho gọ gàng.

Tóm lại, làm những việc vụn vặt, không cần động não, nhưng có thể thay đổi một chút hoàn cảnh sống.

Mỗi ngày làm một chút, dành ra mấy phút để làm.

Không cần nghĩ đến ngày mai hay tương lai.

Cố gắng hoàn thành công việc trước mắt, thời gian còn lại làm những việc nhà vụn vặt.

Trước tiên thay đổi những gì diễn ra trong cuộc sống thường ngày.

Bạn không thay đổi được bản thân, không thay đổi được người khác, không thay đổi được việc đang diễn ra, nhưng ít ra bạn có thể thay đổi môi trường quanh mình, có thể khiến bản thân ở trong một môi trường thoải mái hơn.

Những thay đổi này đều bắt đầu từ những việc nhỏ bé. Dọn dẹp lại phòng ốc, để ánh nắng chiếu vào phòng, mèo nhỏ đã ăn no nằm ngủ bên cạnh, từng đồ vật trong phòng đều xếp vào đúng vị trí.

Bắt đầu từ đây, tiếp tục điều chỉnh thói quen làm việc và nghỉ ngơi.

Ăn đúng giờ ngủ đúng giờ.

Lúc này vẫn đừng nghĩ gì vội. Sống mỗi ngày có quy luật, ăn nghỉ đúng giờ, sinh hoạt, làm việc, dọn dẹp xung quanh.

Dần dần, bạn sẽ phát hiện cuộc sống có một chút thay đổi. Có thể khó khăn ban đầu vẫn chưa có chuyển biến gì, nhưng tâm trạng bạn sẽ dần khác đi, sẽ trở nên bình tĩnh hơn, có thể sẽ không còn ngồi một chỗ rồi khóc một mình, ngủ cũng ngày càng đủ giấc hơn.

Thậm chí, có lúc sẽ bất giác tự mỉm cười.

Nhưng nếu việc này bạn cũng không làm nổi, nếu đến sức lực để làm việc nhà cũng không có, thì thật sự khuyên các bạn nên đi khám, nghiêm túc nghe theo lời dặn của bác sĩ.

Còn một chuyện quan trọng nữa, rằng bạn phải biết bạn là một con người.

Lúc bạn cảm thấy sắp không chống đỡ nổi nữa, hãy thử tưởng tượng mình là thượng đế, từ trên cao nhìn xuống nhân gian.

Bạn sẽ nhìn thấy trong những khung cửa hoặc sáng hoặc tối tăm, dưới mái hiên của những ngôi nhà cao hay thấp, có người vừa mất đi người thân, có người vừa mất đi công việc nuôi sống cả gia đình, có người bị ông chủ mắng chửi té tát, có người đang rên rỉ vì đau đớn bệnh tật, có người không cách nào tha thứ cho người đã tổn thương họ…

Tưởng tượng bạn có thể nhìn thấy nỗi đau của tất cả.

Nhiều người cho rằng, muốn một người đang trong tuyệt vọng nhìn thấy hi vọng, thì để họ nhìn những điều đẹp đẽ tích cực.

Thật ra không phải vậy.

Ánh sáng không thể chiếu vào tim những người đang đau khổ tột cùng, nhưng những hoàn cảnh u tối hơn họ, sẽ phần nào đó tôn lên ánh sáng yếu ớt của họ. Chỉ chút ánh sáng này cũng đủ cho họ sức mạnh tiếp tục kiên trì.

Vậy nên, thường thì sự đau khổ lớn hơn của người khác mới thật sự an ủi được một người. Vì sao nói “Chúng ta chịu khổ, chính là làm việc thiện với người khác”? Chính là vì lí do này.

Nếu từng có người phải gánh toàn bộ khổ nạn trên đời, vậy thì những thứ tôi gặp phải còn tính là gì?

Luôn có những người gian nan, đau đớn hơn bạn. Họ cũng giống bạn thôi, cố gắng tiến về phía trước.

Cuộc sống không dễ dàng. Hãy sống và trân trọng.

3. Từng chăm sóc người nhà một hai năm trong viện, chứng kiến rất nhiều sinh lão bệnh tử và buồn vui tan hợp. Rất nhiều người bị bệnh tật giày vò, mỗi một thời khắc đều sống trong sự hành hạ. Nếu nói sống đến 70 80 tuổi cũng coi như sống đủ rồi, nhưng có rất nhiều người còn rất trẻ, thậm chí là trẻ con. Cuộc đời tươi đẹp vừa bắt đầu đã phải kết thúc, cuộc sống như thế thật bất công thật đáng phẫn nộ. So với họ, chúng ta thật sự may mắn hơn rất nhiều. Có thể sống khỏe mạnh đã đáng để vui mừng lắm rồi. Trừ ăn không no, mặc không ấm, bệnh tật giày vò, nói thật, phần lớn những phiền phức khác đều là tự mình tìm lấy, đều là do không biết điểm dừng, người với người so bì nhau. Giảm bớt đi tính hay so bì này, cuộc sống sẽ hạnh phúc hơn rất nhiều.

Mỗi lúc không vui, tôi lại nghĩ đến chuyện ở bệnh viện. Nghĩ xong tôi liền cảm thấy càng trân trọng hơn cuộc sống của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *