Sự cố Golovin

Năm 1811, một thuyền trưởng Nga tên Vasily Golovin đi thuyền tới thám hiểm quần đảo Kuril – mà ông tưởng là không có người ở. Nhưng không may người Nhật đã kiểm soát hòn đảo từ trước, và khi chạm mặt nhau, người Nhật đã bắt giữ đoàn thủy thủ Nga, bao gồm: thuyền trưởng Vasily Golovin, các thủy thủ Fyodor Moore, Andrei Khlebnikov, Dmitry Simonov, Spiridon Makarov, Mikhail Shkayev Grigory Vasiliev và một người tên Alexei.

Lúc này ở quê nhà Nga, một người bạn của Golovin là thuyền trưởng gốc Đan Mạch Peter Ivanovich Rikord – nóng lòng muốn giải cứu ông. Peter Rikord đã đi hơn một năm trời, tới Viễn Đông, thuê nạp một số phiên dịch người Nhật để tới Hokkaido (nơi thuyền trưởng Golovin bị giam) để đàm phán với người Nhật.

Tuy nhiên, người Nhật không quá thân thiện. Mỗi lần tàu Nga đến gần, là họ bắn súng xua đuổi, kể cả khi trên tàu là phiên dịch viên người Nhật tới đưa thư. Thế là rốt cuộc, cuộc đàm phán kéo dài thêm hơn nửa năm mà không có kết quả, và thuyền trưởng Golovin bị giam ngót 2 năm trời.

Bĩ cực, quân Nga quyết định dùng bài “lấy độc trị độc”. Tháng 9 năm đó, một tàu buôn của thương nhân Nhật Bản giàu có là Takadaya Kahei đi qua vùng biển Kuril. Quân Nga phục kích, đột nhập lên tàu và bắt giữ Takadaya Kahei. Quân Nga đưa Takadaya Kahei tới vùng Kamchatka, giam giữ ông trong suốt mùa đông nhưng đối xử rất tử tế và thân thiện. Mặc dù vậy, người Nga nói với Takadaya Kahei rằng họ muốn ông thuyết phục người Nhật thả thuyền trưởng Vasily Golovin, và chừng nào Golovin chưa về Nga, thì Takadaya Kahei cũng chưa được về Nhật.

Cuối cùng thì Takadaya Kahei đồng ý giúp, và ông cũng thiết lập mối quan hệ bằng hữu thân tình với thuyền trưởng Peter Rikord. Kahei sau đó viết thư về Hokkaido, dùng ảnh hưởng và sự giàu có của mình để khuyên quan chức vùng đó thả các tù nhân Nga bị bắt. Nhưng cũng phải mất tới hơn nửa năm sau, các tù nhân đó mới được thả, vào tháng 10/1813.

Vụ việc được giải quyết tạm thời êm thấm, khi các thủy thủ Nga được thả. Sau vụ này, năm 1825 Nhật Bản ra chính sách “Ikokusen Uchiharairei” – theo đó không được phép giam giữ tàu nước ngoài vi phạm lãnh thổ nữa.

Mà phải bắn bỏ mẹ nó luôn!

Ảnh: tranh vẽ Nhật miêu tả các tù binh Nga bị bắt (hảo chiều cao!)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *