Hầu như mỗi ngày, ta không tránh khỏi cảm thấy một chút chán nản khi bị ai đó làm tổn thương. Họ có thể là một người bạn, người đồng nghiệp, một đứa trẻ hay khả năng cao nhất là người bạn đời. Họ hờ hững với điều hết sức quan trọng với chúng ta, thậm chí trở nên vô tâm, thiếu suy nghĩ, khó chịu, lỗ mãng với ta.
Chúng ta có lẽ không suy nghĩ quá nhiều khi nhìn nhận cách bản thân ứng xử với người đối đãi bạc bẽo với trái tim mình, nhưng điều đó quyết định cuộc sống của bạn sẽ đầy cay đắng và thất vọng hay thanh thản với lòng bao dung. Nghệ thuật sống dường như nằm ở việc biết góp ý đúng chừng mực và mang tính xây dựng với những người mắc lỗi.
Nhìn chung, có ba cách phẫn nộ:
Đầu tiên là phẫn nộ trực tiếp. Chúng ta bùng nổ, gào thét, sỉ nhục, coi thường và cố gắng hạ gục đối thủ của mình. Cảm giác hoảng loạn, kích động, thảm hại xuất phát từ sự tổn thương và phản bội sẽ dấy lên trong trái tim ngay sau những phản ứng trên. Cảm giác bị coi thường sẽ cứa chúng ta một vết sâu thật đau, làm ta vô cùng hỗn loạn và cố gắng gào lên để thoát ra khỏi sự sỉ nhục này. Tiếng gào của chúng ta vang lên thật lớn vì nó xuất phát từ sự tổn thương sâu sắc. Dĩ nhiên, thật tệ là cáu gắt sẽ không giúp người khác nghe thấy những gì ta thật sự góp ý với họ. Nhưng những người xúc phạm ta cũng sẽ cảm thấy bị xúc phạm và rồi bắt đầu bực bội, từ chối lắng nghe và buộc tội ta với một đống những lời phàn nàn. Chúng ta chẳng có lợi lộc gì.
Sự lựa chọn thứ hai là phẫn nộ ngầm. Có người nói rất ít nhưng lại ghét rất nhiều. Chúng ta không dám phàn nàn trực tiếp vì sợ rằng không ai hiểu được và khiến ta có cảm giác không được lắng nghe. Hận thù trong lòng sẽ bủa vậy chúng ta bởi tính đa nghi và vẻ u sầu. Tất yếu ta sẽ trở thành những chuyên gia lùi bước. Chúng ta có lẽ đã như vậy từ hồi còn rất trẻ vì lớn lên giữa những người lớn quá nhạy cảm, bận rộn, độc đoán và không biết cách lắng nghe. Vì vậy khi đầy xáo động trong lòng, chúng ta học cách nuốt nỗi đau vào bên trong, cư xử với phép lịch sự tối thiểu và vùi lấp đi tính hiếu thắng chống lại kẻ khác.
Tiếp theo là một phương cách hiếm thấy: phẫn nộ kiểu trưởng thành. Để có thể điêu luyện phương cách này, phải nhận thức được rằng chúng ta không hề xứng đáng với những điều hèn hạ và nó cũng sẽ không bao giờ phá hủy được ta. Chúng ta giữ được bình tĩnh vì biết yêu quý bản thân và có tình yêu thương của những người xung quanh và từ chối chịu đựng hình phạt hay bạo hành. Chúng ta có tự tin để không rơi vào tình trạng hỗn loạn khi bị xúc phạm. Chúng ta có thể tìm kiếm sự bồi thường và giải quyết một cách công bằng nhanh chóng trong khi sự việc vẫn rất rõ ràng trong đầu mọi người. Nhưng với những người biết tính toán, cư xử điềm tĩnh sẽ đảm bảo quyền ngôn luận của họ. Chúng ta nên cẩn thận, không xúc phạm hay nhỏ nhen với đối thủ. Hãy luôn thẳng thắn nói ra cảm nhận của mình. Thay bằng việc tuyên bố: “Lòng mày chứa đầy hận thù và thật ích kỉ khi làm việc….”, hãy nói rằng: “ Tôi cảm thấy bị tổn thương khi bạn làm như vậy đó…”
Chúng ta không dễ dàng tha thứ cho họ để bị xúc phạm, gây khó khăn hay cáu gắt khiến họ nổ tung màng nhĩ. Mặc dù, không có niềm tin vô hạn rằng con người luôn luôn hiểu và chấp nhận những gì ta đang cố nói với họ, chúng ta vẫn cần nói ra vì biết chẳng tốt chút nào khi cố nuốt trôi những phiền muộn và rồi biến nó thành u nhọt.
Chúng ta xứng đáng được vị tha vì không biết cách thể hiện cảm xúc khó chịu của mình. Sự bất lực được ghi lại trong quá khứ và những phiền hà cứ thế xảy ra trong suốt cuộc đời. Nhưng khi học được nghệ thuật phàn nàn, chúng ta có thể bắt đầu nhận ra những điều bẩm sinh mình không thể làm được mà phải hoàn thiện nhờ lí trí và nhờ sự phản chiếu những điều ta không đạt được qua dạy dỗ và tình thương yêu.
Theo The school of life