“Người ta giúp bạn một việc, đừng nghĩ chỉ cần mời họ đi ăn là xong.”
Mời đi ăn, nên mời thì mời, nhưng đừng cho rằng như vậy chính là báo đáp người ta rồi!
Đây là điều mà người cha làm kinh doanh của tôi hay giáo dục tôi nhất. Trong 30 năm tôi biết ông ấy, ông luôn duy trì các mối quan hệ với các tầng lớp xã hội ở mọi mặt một cách đáng kính.
Ông nói: ” Những thứ này mới là gia nghiệp cha tích lũy cho con . Sau này con phải học được cách tiếp tục tích lũy vì con cái của con.”
Có thể nhiều người không đồng ý với quan điểm trên bởi vì đại đa số đều sẽ giải quyết vấn đề theo cách đó. Hôm nay tôi không bình luận đúng hay sai, tôi chỉ chia sẻ cách nâng cấp tư duy để bạn đọc tham khảo.
Câu chuyện rất nhỏ nhặt, tôi cũng không muốn bàn đến chuyện ăn hay không, mà là thông qua câu chuyện nhỏ này bàn về lối tư duy giao thiệp trong xã hội.
Bản chất của xã giao chính là trao đổi, hơn nữa không phải là trao đổi tương đương, mà là giống như cho vay nặng lãi, nhu cầu trao đổi càng lớn, quan hệ xã hội đó mới có thể kéo dài.
Lấy một ví dụ đơn giản nhất nhé. Giống như là lì xì trong tiệc cưới, năm ngoái tôi mừng anh 1888 tệ, năm nay anh mừng tôi 2000 tệ. Đây là cách hiểu ngầm cơ bản mà “người xã hội” và “người hình thức” nên có. Hàm ý là: “Tôi coi anh như một người bạn, lần sau anh sẽ tặng lại cho tôi. Chúng ta giữ mối quan hệ này.”
Nếu như bạn đọc được những điều này, cảm thấy lời tôi nói không đúng, vậy thì xin đừng đọc tiếp. Bởi vì đoạn sau sẽ càng khác xa với nhận thức của bạn.
Lại nói về vấn đề giúp đỡ.
Nhân tình cần phải “càng lăn càng lớn”, có đi có lại.
Hôm nay tôi giúp bạn giải quyết một vấn đề, tôi kì vọng bạn sẽ ghi nhớ tấm ân tình này, sau đó giúp lại tôi vào một dịp nào đó.
Mục đích không phải là đền đáp mà là chúng ta nên duy trì liên tục mối quan hệ này.
“Luôn luôn có một bên nợ bên kia một chút, như vậy mới có thể chơi với nhau.” Năm đó cha tôi từng nói với tôi, đây cũng là cách giao tiếp xã hội ông ấy thực hiện cả đời. Thời còn đi học, tôi cảm thấy ông ấy nói không đúng lắm. Sau này trải qua sự trưởng thành và bị phản bội mới dần dần hiểu ra một chút.
Mối quan hệ cá nhân của cha tôi đã phát triển mạnh mẽ, điều này cũng thuyết phục tôi rằng đây là lẽ thường cơ bản nhất trong lĩnh vực kinh doanh.
“Không cần biết bữa ăn có ngon đến mấy thì ai cũng có thể ăn được, chi bằng con mời người ta bữa ăn đó, cơm thì cũng phải ăn, nhân tình càng ngày càng lớn! Hai bên đều có những người bạn hữu dụng, có thể thêm người nào thì hay người đó.”
Nguyên văn lời cha tôi nói.
Tuy nhiên, tâm lý của một số bộ phận người trong xã hội ngày nay như thế nào?
“Aiya, nhờ người ta thật ngại quá đi! Nhỡ đâu người ta từ chối thì làm sao đây? Tôi lại bị mất mặt? Lại còn chẳng được tích sự gì, đúng là giải quyết không nổi mà.”
Lúc không thể không đi nhờ vả người khác lại cảm thấy bản thân không nỡ mất mặt. Nói xong rồi lại cảm thấy bản thân hy sinh rất nhiều tôn nghiêm.
Người ta giúp bạn giải quyết vấn đề rồi mà còn muốn giữ thể diện,
Sau đó nhất quyết mời đối phương đi ăn hoặc là mấy trò tiêu khiển khác.
Các bạn à, nếu như bạn thuộc vào những người có tâm thái như trên, còn cảm thấy làm như vậy không vấn đề gì, vậy thì hãy nghe tôi,
Bạn không nên tham giả xử lí công việc tại chỗ, ví như mở công ty, đại diện bán hàng, giao thiệp với chính phủ,…
Mọi người đều có tham vọng của riêng mình, không phải ai cũng cần phải “giao du”.
Chú ý! Tôi không hề nói lối tư duy như phía trên là sai. Chỉ là nó quyết định rằng bạn sẽ không kết giao được với người khác.
Từ lúc tôi đi học đi làm đến bây giờ lập nghiệp mở công ty, tôi đã thấy nhiều người ở các độ tuổi khác nhau giải quyết vấn đề theo cách này, hơn nữa sau khi mời đi ăn xong, họ sẽ không liên lạc lại với bạn nữa, bởi vì họ không muốn nhớ về “nỗi nhục” trước đó. Đây chính là sự khác biệt giữa người với người.
Là một người chịu ảnh hưởng lớn của gia đình làm kinh doanh từ khi còn nhỏ, tôi chỉ chia sẻ phương pháp “tư duy xã giao” có ích cho mọi người.
Lúc này có người sẽ hỏi, không mời ăn cơm vậy tôi nên làm gì? Chả lẽ tôi tay không nói cảm ơn hay sao?
Hãy tin tôi đi, nếu như có việc gì khó mà người ta bằng lòng đến giúp bạn, vậy thì người ta sẽ luôn giúp bạn.
Đó chính là người ta nhìn trúng tiềm lực của bạn hoặc là giá trị gia tăng của bạn.
Xã hội và con người đều là hiện thực, họ vốn không thân không thích với bạn, dựa vào cái gì mà họ phải yên tiền mã hậu (* ý muốn nói đến sự cẩn thận hầu hạ chăm sóc). Hoặc là vì lợi ích, hoặc là vì bạn có cha mẹ tốt, … Bất kể thời đại có thay đổi như nào đi chăng nữa, điều này chắc chắn sẽ không có sự khác biệt.
Cơm, cần ăn thì ăn. Hoạt động giải trí, cần sắp xếp thì sắp xếp.
Đây không phải là sự kết thúc của việc bạn “nhờ người giúp đỡ” mà là sự bắt đầu của việc trở thành bạn bè của nhau.