KHOẢNH KHẮC NÀO KHIẾN BẠN TUYỆT VỌNG VỚI GIA ĐÌNH?

Sau này mẹ tôi có nói với tôi, trước tôi, bà ấy từng mang thai một đứa con trai, nhưng vì sinh sai thời điểm, nên đi bệnh viện phá thai rồi.

Đến khi bà ấy mang thai tôi, bác sĩ nói với mẹ tôi rằng tôi là một đứa ngốc, mẹ tôi không tin, còn bố tôi thì tin rồi, bố tôi nói phá thai đi, sau đó bà nội đi chùa, hỏi nhờ sư thầy, sư thầy bấm tay tính quẻ, nói đứa trẻ này tuyệt đối không phải kẻ ngốc, sinh đi.

Sau đó thì tôi được ra đời, vào lúc 3h47’ sáng tại bệnh viện Lộ Hà – Bắc Kinh.

Rất nhiều năm sau này, bố tôi đều chỉ tay vào tôi mà nói, vị sư phụ đó tính không chuẩn!

Haha, thế nên có một khoảng thời gian tôi luôn cho rằng bản thân là một kẻ ngốc, còn không ngừng nói với người khác, thật ra tôi chính là một tên ngốc, có đỉnh không cơ chứ?

Bạn học cấp một đều không tin, tôi sẽ thề sống thề chết mà nói: Không phải tớ nói đâu, là bố tớ nói thế.

Lúc vừa mới cai sữa, tôi bị đưa về quê sống cùng ông bà nội.

Ông nội nói với tôi rất nhiều lần, nói là bố mẹ ở Bắc Kinh phấn đấu (làm ăn), vì phòng nhỏ không ở được ba người, nên mới đem tôi về quê, đợi cuộc sống tốt lên rồi, họ sẽ về đón tôi lên Bắc Kinh.

Có lúc tôi nổi tính trẻ con, ông nội sẽ nói với tôi, con mà cứ không ngoan như thế này, bố mẹ sẽ vĩnh viễn không đưa con trở lại Bắc Kinh đâu.

Câu nói này dường như chạm đến sự nhạy bén của tôi, thế nên họ hàng lúc nào cũng treo câu này trên miệng, chỉ cần tôi có chút láo loạn, bọn họ sẽ nhắc đi nhắc lại câu nói ấy:

“Nếu cháu mà lại không nghe lời, bố mẹ cháu sẽ không đón cháu về Bắc Kinh đâu.”

Lúc đó tôi cảm thấy đây chính là sự trừng phạt tàn khốc nhất trên thế giới.

Sau này mẹ tôi sinh em gái rồi, tôi biết được tin này đã rất vui, vui rất lâu, tôi tự cho là cuộc sống đã tốt lên rồi, tôi có thể đi Bắc Kinh rồi, rồi cứ thế ôm lòng chờ đợi đến cuối năm bố mẹ sẽ về quê đón tôi, lúc đó còn cách năm mới khoảng hơn nửa năm, trong khoảng thời gian ấy tôi đã ngoan ngoãn một cách không tưởng, ông bà nội thậm chí còn cảm thấy tôi biến thành một người khác.

Thật ra trong lòng tôi rất sợ, lỡ như tôi có chỗ nào không nghe lời, bọn họ sẽ không trở lại nữa.

Thời gian gần cuối năm, tâm tình tôi trở lên kích động, thậm chí còn đem những bộ quần áo tôi thích xếp vào trong tủ, lúc cùng bà nội đi chợ, dùng tiền tích cóp trong nửa năm mua một cái balo mới tinh đặt vào trong tủ, tôi nghĩ đợi đến lúc bọn họ về đón tôi, tôi sẽ mặc bộ quần áo tôi thích, cùng bọn họ trở lại Bắc Kinh.

Lúc bọn họ trở về, tay dắt em gái tôi, trên tay em gái là một cái vali màu hồng, trong đó có váy công chúa, khi đó tôi không biết, một bộ quần áo của con bé có thể mua được cả tủ đồ của tôi.

Mấy ngày đó tôi thấp thỏm đối diện với bố tôi, xem ra ông ấy rất lạnh nhạt (với tôi), lúc em gái làm nũng với ông ấy, khuôn mặt ông ấy liền lộ ra nụ cười, ông bà nội khuyên ông ấy uống ít rượu, họ hàng thì ngồi vây quanh ông ấy kể chuyện ngày xưa, tôi chỉ nghiêm túc ngồi im trong góc, không biết nên làm gì.

Suy nghĩ trong đầu tôi đều là, đợi qua Tết, tôi có thể đi Bắc Kinh rồi.

Ngày rời đi, bố mẹ dắt tay em gái đi ra ngoài, tôi đeo chiếc balo mà tôi tích tiền mua đứng đằng sau bọn họ, đầu thôn một chiếc minibus đến đón bọn họ ra trạm xe, chiếc xe đó tôi biết chứ, mỗi năm đều là cùng một chiếc xe, màu bạc, tróc sơn, biển xe màu vàng, trên cửa thủy tinh dán một lớp giấy bọc, không nhìn rõ bên trong.

Bố mẹ bế em gái lên xe, tôi đứng trước xe, nhìn bọn họ. Bố đột nhiên quay đầu lại, hỏi tôi: “Mày làm gì đấy?”

Tôi nhất thời không biết nên trả lời thế nào.

Sau đó thì cửa đóng rồi, âm thanh đóng cửa xe rất lớn, ầm một tiếng. Tôi không nhìn rõ bên trong, chỉ nghe thấy bác tài đóng cửa xe, bọn họ đi rồi, đi về hướng bắc.

Tôi vẫn đứng im ở chỗ cũ, nhìn bọn họ đi xa dần, khuất dần trong tầm mắt.

Tôi đã nghĩ là bọn họ quên mất tôi, nên cứ đứng ở đầu thôn mà đợi.

Đợi một hồi, tôi cảm thấy rất tủi thân, liền bắt đầu khóc.

Hóa ra là dù tôi có ngoan ngoãn nghe lời như thế nào, bọn họ cũng sẽ không đưa tôi đi Bắc Kinh.

Tôi trở về nhà, trèo lên giường rồi liên tục khóc, khóc một hồi, tôi nghĩ muốn dạt nhà đi. Học theo cách trên TV, tìm một tờ giấy trắng, viết lên trên đó ba chữ: “Con đi đây.” Sau đó thì ra khỏi nhà, từ trong thôn đi về hướng nam, tôi từng cho là vượt qua ngọn núi to kia là tới Bắc Kinh.

Nhiều năm sau này tôi mới biết, đằng sau ngọn núi lớn kia vẫn là núi, phía sau núi có một con sông. Từ Phúc Kiến đến Bắc Kinh tổng cộng là 2034 km, phải vượt qua hàng trăm ngôi làng cùng núi cao biển rộng, mà tôi mỗi bước đi còn chưa đến nửa mét, đến ngay cả chiếc minibus tróc sơn kia cũng không đuổi kịp.

Có những khoảng cách, không phải tôi nỗ lực là có thể đạt được.

Sau này mẹ tôi lại mang thai, bố tôi vì quá bận, không có thời gian chăm sóc bà ấy, bà nội liền nói muốn đi Bắc Kinh giúp bọn họ, lúc đó vừa hay tôi đang nghỉ hè, liền gào khóc nói cũng muốn đi.

Đó là lần đầu tiên trong đời tôi ngồi tàu hỏa, từ trong trạm Bắc Kinh đi ra, bố tôi lái xe đến đón tôi và bà nội về nhà, ông ấy vừa lái xe vừa nói chuyện với bà nội, tôi ngồi dựa vào cửa xe ngắm thành phố, nhưng cũng không nhìn ra điểm khác biệt gì.

Vào trong nhà tôi mới biết, căn nhà mới này có ba phòng ngủ, bố mẹ ngủ ở phòng ngủ chính, em gái ở phòng ngủ phía nam, còn lại một phòng trống, là để cho em trai còn chưa ra đời ở đó.

Trên TV có đặt một tấm ảnh, mẹ mang bầu, bố mặc tây trang, tay dắt em gái, bọn họ đứng trong công viên khủng long, cười rất vui vẻ.

Phòng tắm có kem và cốc đánh răng chuyên dùng của em gái, ngoài cửa giày của ba người được xếp đến là gọn gàng.

Căn nhà này xem ra rất lớn, chỉ là hình như không có vị trí của tôi.

Sau này lớn thêm một chút, tôi cuối cùng cũng đến Bắc Kinh học tập, bài viết của tôi được đăng trên báo học trò, tác phẩm đạt được giải thưởng “Cup Xuân Luy” (giải thưởng được tổ chức bởi Hội Thanh Thiếu niên Nhi đồng Trung Quốc và Hội Chữ Thập đỏ Trung Quốc), tôi hưng phấn đem giải thưởng về nhà, bố tôi chỉ nhìn một cái, rồi ném cho tôi 10 tệ.

Tôi dùng 10 tệ đó mua một cuốn sổ nhật ký, trên đó viết về sự khen ngời cũng như công nhận của thầy cô với tôi, thậm chí tôi còn viết tương lai sẽ báo đáp ơn dưỡng dục của bố mẹ như thế nào, tôi giả vờ bỏ quên nó ở trên bàn ngoài phòng khách, nhưng ông ấy chưa bao giờ mở ra xem.

Ông ấy từ trước giờ chưa từng có chút hiếu kỳ đối với tôi, cũng chưa từng lén lút dò xét việc riêng tư của tôi, trong lòng tôi hiểu rõ đây không phải là một loại tôn trọng mà bố dành cho tôi, mà là một loại lạnh nhạt khó để hình dung mà thôi.

Lúc thành tích thi không tốt, thầy giáo gọi điện thoại cho bố, ông ấy tiếp điện thoại xong liền đem bài thi không đạt của tôi xé thành mảnh vụn rồi ném nó vào thùng rác, không nói với tôi câu nào, cũng không đánh tôi, ông ấy chỉ là mặt không cảm xúc nhìn tôi một hồi, sau đó thì về phòng đi ngủ.

Tôi từng cho rằng ông ấy chỉ là chưa biết cách làm một người cha, mãi cho đến khi em trai ra đời, tôi mới biết hóa ra chỉ là ông ấy không yêu tôi.

Tôi đã từng thích vẽ Manhua (comic, cartoon, caricature), tác phẩm đoạt giải bị thầy giáo nhìn thấy, có một hôm tan học, thầy chủ nhiệm gọi bố tôi đến, nói có một vị giáo viên rất nổi tiếng dành cho trẻ có thể dạy tôi mỹ thuật, thầy chủ nhiệm nói không cần giấu diếm đi thiên phú. Lúc đó tôi đứng giữa hai người họ, lần đầu tiên tôi thấy ông ấy cười mãn nguyện.

Ông ấy liên tục nói cảm ơn thầy chủ nhiệm của tôi, tôi đứng một bên cầm truyện tranh mình vẽ, tác phẩm vụng về này từng được lan truyền khắp lớp học trong trường.

Nói chuyện xong, bố đưa tôi về nhà, tôi thích thú cầm truyện tranh ngồi ở ghế sau. Trên đường cao tốc, bố bảo tôi đưa truyện tranh cho bố, tôi cho là ông ấy muốn xem, kết quả là ông ấy mở cửa sổ xe, đem cuốn truyện tranh tôi vẽ suốt một học kỳ ném đi.

Ông ấy quay đầu, nói với tôi một câu.

“Đừng làm tao mất mặt.”

Truyện tranh ở trong gió tan nát, trở thành đống giấy vụn trên đường cao tốc, nhưng tôi ngay cả khóc cũng không dám.

Tôi nhớ rõ ràng, giáo viên chỉ là tặng cho em trai một bông hoa nhỏ (kiểu như phiếu bé ngoan), thằng bé lại đem chuyện vui vẻ này chia sẻ với người nhà trên bàn ăn.

Mà hoa của tôi ở lớp sớm đã đứng thứ nhất rồi.

Tuần cuối cùng trước kì thi chuyển cấp, bố nói với tôi, nếu Tam Khoa (bao gồm ngũ uẩn, thập nhị xử, thập bát giới – văn hóa Phật giáo) được hơn 90 điểm, sẽ cho tôi ở lại Bắc Kinh học mỹ thuật. Trong vòng một tuần đó tôi đã dồn hết sức lực vào việc học, hỏi nhiều đến nỗi giáo viên cũng thấy phiền.

Cuối cùng tôi đem bảng thành tích ưu tú Tam Khoa của mình đưa cho bố, thỏa mãn mong đợi ông ấy sẽ tìm cho tôi một người thầy dạy mỹ thuật, nhưng ông ấy lại nói với tôi, để tôi về quê học rồi thi đại học.

Tôi cuối cùng đến được Bắc Kinh, sau đó lại bởi vì tôi quá nỗ lực, tôi lại buộc phải trở về quê.

Lúc đó, tôi cũng không học hành nghiêm chỉnh nữa.

Ngày đầu tiên ở quê đi học, tôi cùng với thanh niên trong thôn trấn hoàn toàn xa lạ, bị ức hiếp, bị đập gạch vào đầu, máu tuôn xối xả, buộc ông bà nội phải gây áp lực, bố tôi mới lại đón tôi trở lại Bắc Kinh, tìm một trường tư thục cấp hai tiếp tục học tập, ở tại trường.

Đại khái là từ giây phút đó, tôi đối với mối quan hệ gia đình đã sinh ra cảm giác chán ghét.

Tốt nghiệp cấp hai, vốn dĩ là tiếp tục học lên cấp ba tại trường tư thục đó luôn, nhưng lần đó bố lại nói với tôi, muốn đổi trường học, bởi vì lúc đó tỉ lệ đỗ đại học của trường đó chỉ có 10%, rất thấp.

Tôi cảm thấy rất bất ngờ, nhưng kết quả là, ông ấy lại quên luôn chuyện này rồi, tôi ở nhà đợi chờ suốt cả kỳ nghỉ hè, đến tận ngày nhập học, ông ấy đưa tôi đến một trường học, bảo tôi vào nộp phí báo danh, lúc tôi vào trường, mới phát hiện đây là một trường trung học nghề.

Học phí 2300, mà tôi đã không còn thời gian để chọn lại trường nữa rồi.

Em trai học ở trường quý tộc, học phí 30000.

Tôi không biết vì sao bố lại đối xử với tôi hoàn toàn khác biệt so với những người khác, mãi đến khi trưởng thành rồi tôi mới lờ mờ cảm giác được, việc tôi ra đời đối với ông ấy chính là một sai lầm.

Vào lúc ông ấy còn chưa muốn trở thành một người bố, đã bị gia đình ép sinh con, sự tồn tại của tôi khiến ông ấy triệt để cắt đứt sự tự do của bản thân, bởi vì có tôi, thế nên ông ấy bắt buộc phải gánh vác trách nhiệm gia đình.

Ông ấy hận tôi, cho dù tôi không làm gì cả.

Cho đến khi có em trai và em gái, ông ấy tỉnh ngộ rồi, ông ấy cuối cùng cũng biết ý vị của gia đình là như thế nào, nhưng tôi sinh ra không đúng thời điểm, mà tất cả những sai lầm ông ấy phạm phải trong việc dưỡng dục tôi, đã trở thành kinh nghiệm để ông ấy giáo dục em trai.

Tôi vào lúc sai thời điểm mà trở thành một đứa con trai của ông ấy, dường như tôi nên vì điều này mà cảm thấy có lỗi.

Mà tôi vừa may sống đến tận hôm nay, tất cả phải cảm ơn chính mình, bởi vì con không hận bố, cũng không hận bất kỳ ai.

__________________________

Nói một chút, chủ topic là nam, sinh năm 95, anh ấy cũng có nói sau này (khoảng năm anh ấy 22 tuổi) đã bị đuổi ra khỏi nhà, hiện tại sống một mình ở Bắc Kinh, tự mình nỗ lực, bây giờ cuộc sống rất tốt.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *