Tại sao ca sĩ họ hát đi hát lại mãi một vài bài mà không biết chán nhỉ?

Q: Tại sao ca sĩ họ hát đi hát lại mãi một vài bài mà không biết chán nhỉ?

A: (Trả lời ngày 11/06/2019 bởi Kevin Richards, nghệ sĩ lưu diễn chuyên nghiệp trên 30 năm)
Link bài viết gốc: https://qr.ae/pNyacy
Lần nọ tôi cũng từng hỏi y nguyên câu này với Rod Stewart trong một chuyến lưu diễn, với tư cách là người hướng dẫn thanh nhạc của ông ấy.
Ông ấy trả lời: (với thái độ khá nặng nề)
“Người ta trả tiền để đến xem tôi hát, thì họ xứng đáng được nghe những bài hát đó. Chính KHÁN GIẢ đã giúp tôi tiếp tục công việc tuyệt vời này suốt 50 năm nay. Tôi có thể hát tất tật các bản hit, ở tất tật các show hay không? Không. Tôi sẽ kết hợp với những bài ít người biết đến hơn, những bản cover, vài bài mới nữa. Tôi hát “Maggie May” mãi có chán không? Méo nhá! Bài đó làm tôi nổi như cồn. Và chính tôi là người viết nó. Nói như kiểu “ê mày nhìn mặt đám con của mày mỗi ngày mà không biết chán à?”. Ngu vl. Đấy là 4 phút lên đỉnh của tôi ở mỗi show. Làm mọi người phấn khích. Nhưng đêm nào tôi cũng hát cái ấy á? Không, đương nhiên là không. Thế thì thành Cô Dâu 8 tuổi mất, tôi sẽ bị thần kinh đấy.”
Hầu hết ở các show ca nhạc, Rod Stewart thay đổi danh sách các bài hát. Không chỉ thay các bài, mà còn thay đổi thứ tự của chúng. Đôi lúc “Maggie May” hát ở đầu, lúc thì hát ở phần encore. Điều đó khiến mỗi show lại là một sự mới mẻ.
Paul McCartney show nào cũng hát nhạc Beatles có được không? Đương nhiên là không. Nhưng ông ấy sẽ hát những bài mà khán giả kỳ vọng nhiều nhất, chẳng hạn “Let It Be”, “Hey Jude”, “Can’t Buy Me Love”, “I Saw Her Standing There”. Cứ thử nghĩ xem, đi show của Rolling Stones mà không được nghe “Satisfaction”??
Một mẹo nhỏ là kết hợp với một số bài mà bạn chưa từng hát trước đây, hoặc đã từng hát nhưng không quá nhiều. Như vậy sẽ bớt đi sự nhàm chán, lặp đi lặp lại.
—-

Tôi có cần học nhạc lý nhiều không để có thể biết hát bè?

A: (Trả lời ngày 05/06/2019 bởi Kevin Richards, nghệ sĩ lưu diễn chuyên nghiệp trên 30 năm)
Link bài viết gốc: https://qr.ae/pNyac2
Xin chào!
Nhạc lý ấy à? Cũng không hẳn.
Chỉ cần một vài thuật ngữ âm nhạc thôi là được.
Quãng, cung: khoảng cách giữa các nốt.
Quãng tám: C, C#, D, D#, E, F, F#, G, G#, A, A#, B, C. Đi từ C đến C (lên cao hoặc xuống thấp) thì gọi là một quãng tám.
Thăng và giáng: # là ký hiệu “thăng”, còn “b” là giáng. Ngoại lệ duy nhất là từ E lên F, vì không có E# và Fb.
Nửa cung, một cung: từ C lên C# là nửa cung bởi đó là hai phím liền kề nhau trên đàn. Từ C lên D là một cung, vì khoảng cách của chúng là 2 nốt, tức 2 phím màu trắng cạnh nhau trên phím đàn.
Quãng hoà âm: (nguyên văn: harmony intervals)
Nếu bạn đi từ C lên E, người ta gọi là “quãng 3 tăng lên”, bởi từ C đến E cách nhau 3 nốt đủ (phím trắng). C – F sẽ gọi là “quãng 4 tăng lên”, và C – G sẽ là “quãng 5 tăng lên”.
Nếu đi xuống, tính từ C, thì C xuống A gọi là “quãng 3 giảm xuống”, C xuống F là “quãng 5 giảm xuống”.
Âm nhạc phương Tây phần lớn bè theo quãng 3, 4, 5. Bè phức tạp hơn sử dụng trong hợp xướng có thể là quãng 4 thiếu, quãng 6…
Trên đây là một vài ngôn ngữ cơ bản được sử dụng trong âm nhạc. Bạn sẽ cần đến nó, nếu cần xây dựng hoặc giao tiếp trong việc thực hành hát bè.
—-
ND: Mình dịch theo bài gốc, nên có một số chỗ chưa chuẩn xác (các bạn có thể đọc bài viết gốc và sẽ thấy có một vài chỗ chưa chính xác về nhạc lý). Bổ sung từ bạn Duy Hưng Vũ:
1. Về thăng và giáng: trong scale và mode thì E#, Fb, B# và Cb vẫn có nghĩa nhé
2. Quãng hoà âm: C với E là 3 trưởng (III – số 3 La Mã viết hoa, nếu viết thường là 3 thứ). C lên F là quãng 4 đúng (perfect fourth). C lên G là quãng 5 đúng (perfect fifth. C xuống A là 3 thứ. C xuống F là 5 đúng. Rules of thumb: quãng 3, quãng 6 và quãng 7 thì có trưởng và thứ, còn lại sẽ có đúng, tăng hoặc giảm (do khác biệt giữa scale trưởng và scale thứ tự nhiên là ở 3 bậc 3, 6 và 7)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *