Paris giờ này nắng hay đang mưa ?
Ai đưa em vào quán vắng giữa trưa
Le Chat Noir buồn, ly cafe đắng
Phố vắng em rồi, nắng cũng lưa.. thưa
Tưởng chừng là những hàng quán liêu xiêu, tại nhiều thành phố nhỏ, cafe vỉa hè vẫn chỉ là những quán cóc hom hem -leng keng- lốc cốc. Tòa thị chính Paris vừa cho ban bố một nghị định gồm 1500 quán cà phê vỉa hè đạt tiêu chuẩn. Để đạt tiêu chuẩn cafe vỉa hè thì quán trước hết phải có một cái vỉa…hè.
Nói thật mà nghe như nói để…chơi, Nghị định ngày 24 tháng 04 năm 1969 Hội Đồng TP Paris bắt buộc quán cafe vỉa hè Paris phải có một cái vỉa… hè bắt mắt, rộng đủ để kê ít nhất hai hoặc ba dãy bàn theo hàng dọc. Ngoài ra quán còn phải có khoảng trống để các thượng đế hành khách qua lại. Bàn ghế của quán được làm từ các vật liệu nhẹ nhưng bền bỉ chịu nổi thời tiết nóng lạnh gió mưa. Ghế ngồi phải có lưng tựa và có chỗ gác tay. Bên trong quán các vật liệu trang trí và bàn ghế khá trang trọng và lịch sự hơn, vì đây là nơi phục vụ các bữa ăn nghiêm túc đủ lễ bộ. Tóm lại cách trang trí của một quán cafe vỉa hè phải trang nhã, tương tự như một salon trong một phòng khách khiêm tốn nhưng thanh lịch.
Quán cafe vỉa hè Paris được xem là một loại hình văn hóa đặc trưng của Paris. Khách của quán cũng khá đặc biệt, phần lớn họ là các văn nhân , nhà báo và là các nhà,,…giáo. Một phần khách khác của quán là các khách du lịch, họ khách phương xa đến vì yêu mến và ngưỡng mộ Paris, họ đến để trải nghiệm, để thưởng thức cái không khí Paris hào hoa lãng mạn.
Có người còn cho rằng quán cafe vỉa hè Paris cũng là một loại hãng thông…tấn vỉa hè đặc biệt. Khách đến quán dĩ nhiên là đẻ uống một cái gì đó, nhưng họ cũng đến để tìm kiếm thông tin – cập nhật các sự kiện. Trong vài trường hợp rất đặc biệt như họ còn đến quán để bàn tính chuyện lật …đổ chính quyền hay thành lập…chính phủ.
Năm 1913 quán Cafe de Flore ở số 172 đường Saint Germain, là một CLB Chiến Tranh với một tờ báo giắt lưng là tờ Les Soirées de Paris, các chính trị gia quy tụ đến đây bao gồm hết thảy mọi thành phần chánh kiến. Quán Cafe de Procope nằm trên đường Ancienne Comédie, được xem là một quán cafe Cách Mạng, nơi lãnh tụ Danton khét tiếng đã ra lệnh tấn công điện Tuileries. Ngày nay trên các bức tường của các quán này còn lưu lại các dấu vết bản thảo viết tay của “Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền”. Cafe vỉa hè Paris có phạm vi hoạt động khá rộng. Quán phục vụ khách đến ăn uống, ngoài ra quán còn là nơi gặp gỡ vui chơi giải và cũng là nơi trình diễn bỏ túi của các nghệ nhân hè phố. Tai Paris có nhiều quán đã…bách niên giai lão. như quán Cafe de La Paix được coi là “Viện Hàn Lâm Văn Chương Pháp”, các giải thưởng về văn học của họ, người nào được trao giải sách của các vị đó sẽ nhanh chóng nhảy lên bệ “bestsellers”
Ngoài ra một số quán Cafe vỉa hè còn được gọi là quán cafe nghệ sĩ, như Quán Le Chat Noir tức quán con Mèo đen nằm ở 68 đường Clichy, mà ngày nào kẻ viết ra bài này được bà chủ nhà trọ xinh đẹp kiêm HDV du lịch dắt vào, do một nghệ nhân đường phố người Italia thành danh lập ra năm 1881, lấy cảm hứng từ một bài đồng dao có tên là Le Chat Noir.
“Tôi đi tìm gia tài
Quanh quán con mèo đen
Dưới vầng trăng sáng tỏ
Đồi Montmartre đêm khuya”
Sự xuất hiện sớm sủa của các nghệ nhân hè phố trong các quán cafe vỉa hè Paris rất phổ biến, đơn giản là vì các nghệ sĩ hè phố thường hoạt động đơn lẻ gọn nhẹ ít màu mè và không đòi cao chi phí. Có nhiều nghệ nhân hè phố vốn là những nghệ sĩ đã thành danh vang… bóng một thời, nay họ nhớ lại kỉ niệm xưa mà đi ra hè phố. Một mặt khác hè phố Paris cũng còn là nơi để những nghệ sĩ trẻ thử lửa . Họ sử dụng hè phố như một sàng diễn để rèn luyện để tập tành nghề nghiệp. Họ thường là những nghệ nhân đơn lẻ nhưng cũng có thể là những hội nhóm nhỏ. Chính bọn họ đã làm cho Paris trở nên thanh lịch hào hoa . Họ là những kẻ hát rong , những người ngâm th, kể chuyện , hay những tay chơi các tuyệt kĩ mang âm hưởng từ nơi chốn mà họ đã ra đi.
Các nghệ nhân đường phố thường có mặt ở khắp ở mọi nơi. Từ nhà ga đến bến tàu và ngay cả dưới lòng đất trong các toa xe tàu điện ngầm. Đa số bọn họ là những nghệ sĩ da màu, hoặc it nhất là có sự pha trộn của một màu da nào đó. Họ không hẳn là những người vô gia cư, nhưng có một điều chắc chắn là họ rất nghèo. Họ chỉ kiếm đủ tiền để thuê những căn hộ nhỏ chật hẹp giá rẻ ở khu Montmartre ,Paris quậ 18. Số tiền ‘tip’ của họ trên hè phố không thể giúp những nghệ sĩ hát rong có đủ chi phí ở một thành phố đắt đỏ. Có rất nhiều nghệ sĩ hát rong trẻ đến Paris biểu diễn và tìm kiếm cơ hội trong hên xui, Họ là những người sáng tạo nghệ thuật trên đường phố. Họ đã đánh đổi rất nhiều thứ có thể có cả tính mạng của chính mình. Edith Piaf là một trong những con người như thế.
Edith Piaf sinh ngày 1915 tại quận 20 của Paris, thiếu thời cha của Edith sống bằng nghề múa dẻo trên đường phố. Mẹ cô là một nghệ sĩ hát rong người Ý gốc Algeria, bà là một người bệnh hoạn vô tâm không quan tâm gì đến con gái của mình. Edith sau khi được sanh ra người ta đax gửi gắm lại cho bà ngoại, cô bé phải sống trong điều kiện nghèo đói tồi tệ. Edith bị bỏ bê trong đói khát dơ bẩn cơ hàn. Sau đó cha cô đem về gửi cho bà nội – một chủ nhà chứa ở Normandie trước khi ông lên đường nhập ngũ. Chính các cô gái làng chơi ở đây đã yêu thương và chăm sóc cho Edith, giúp cho cô bé dần dần khôi phục lại sức khỏe và khôn lớn. Sau chiến tranh cha Edith trở về và cùng cô con gái của mình bắt đầu cuộc sống nay đây mai đó, bằng nghề trình diễn trên các đường phố Paris hoa lệ.
Theo thời gian Edith nhận ra chất giọng đặc biệt của mình. Năm 15 tuổi, Edith lại từ giã người cha của mình để bay nhảy với một đôi cánh mỏng manh non dại, Edith đã chọn khu Belleville và Pigalle để làm nghề ca hát.
Năm 17 tuổi Edith gặp người đàn ông đầu tiên trong đời và cô sinh được một người con gái, nhưng 2 năm sau đứa bé lại qua đời và người đàn ông đó cũng vỗ cánh chim bay để Edith ở lại với một vùng trời trơ trọi bơ vơ.
Lúc này Edith đã ở tuổi 20 , cô sống nghèo đói với một tinh thần suy sụp. Edith tiếp tục lang thang ca hát trên các khu phố nghèo cho đến một buổi chiều. Một buổi chiều định mệnh 1935, khi Louis Leelee, chủ một phòng trà ca nhạc sang trọng trên đại lộ Champs Elysée đi ngang qua tình cờ phát hiện ra cô. Louis Lepke nhận ngay ra rằng giọng ca của cô gái này không phải để hát trên đường phố , mà là phải hát dưới ánh đèn màu lóng lánh vì thế ông đã đưa Edith về hát tại phòng trà c Gerny’s của mình. Ông đặt cho Edith nghệ danh ‘la Môme Piaf’ có nghĩa là “ con chim sẻ nhỏ’, xuất phát từ vóc dáng mảnh khảnh chỉ cao 1,47, của cô. Ông cũng yêu cầu Edith mặc toàn đồ đen khi hát. Đây là hình ảnh độc đáo mà Edith đã đeo đuổi suốt cuộc đời cô. Với con mắt tinh đời mà Piaf đã không phụ lòng ông. Giọng của con “chim sẻ nhỏ” đã chinh phục được khách của Gerny’s . Chẳng mấy chốc cả Paris đổ xô về đây để thưởng thức một tài năng vừa mới được khám phá. Trên đà thành công của Edith, Lepke quyết định giúp cô thu âm đĩa hát 78 vòng đầu tiên vào tháng 2/1936.
Một sự việc bất ngờ xảy đến khiến sự nghiệp của Edith vừa lóe sáng đã gặp sự cố. Tháng 4/1936, Louis Lepke bị giết tại nhà riêng, Edith bị nghi có dính líu và cô đã bị cảnh sát thẩm vấn và báo chí công kích cô.
Người ta tẩy chay cô dù vụ án sau đó không được làm sáng tỏ rõ ràng. Cô phải từ bỏ Gerny’s và có nguy cơ trở lại đường phố. Trong lúc khó khăn này thì một người bạn của Edith là nhạc sĩ Raymond Asso, đã giúp cô tìm chỗ trình diễn và rèn luyện kỹ năng ca hát để trở thành ca sĩ chuyên nghiệp.
Năm 1937 Edith được nhận vào nhà hát ABe và ngay lập tức cô tỏa sáng ở đây. Raymond Asso đề nghị cô đổi nghệ danh thành Edith Piaf cái tên sau này theo đuổi suốt đời. Sau thành công ở ABC, Edith còn biểu diễn ở nhà hát Bobino, tham gia đóng kịch và đóng phim. Đến tuổi 30, Edith Piaf đã vững vàng trong sự nghiệp cầm ca , nhưng không quên bước khởi đầu gian nan của mình, vì thế cô đã nghĩ tới việc giúp đỡ những nghệ sĩ trẻ non trẻ.
Mùa hè 1944 cô gặp Yves Montand, người chỉ làm nhiệm vụ hát mở màn cho những tiết mục của ở Moulin Rouge. Cô đã hướng dẫn giúp đỡ mọi mặt cho Yves. Cô đề nghị Henry Cortet, nhạc sĩ chuyên viết bài hát cho cô, sáng tác nhiều bài riêng cho Yves. Chính Edith cũng viết riêng cho Yves nhạc phẩm ‘La vie en rose’ (Cuộc đời màu hồng, 1945), sau này trở thành một trong những bản nhạc nhẹ nổi tiếng của mọi thời đại.
Trong thời gian này Edith quen với nhóm ca sĩ trẻ Les Compagnons de la chanson, chuyên trình diễn những giai điệu cổ có âm hưởng dân ca. Edith khích lệ nhóm chuyển sang loại nhạc trẻ và cô có làm vài chuyến đi Mỹ.
Trong một chuyến đi Mỹ, cô hát trong một số phòng trà ca nhạc ở New York chưa được khán giả chú ý mấy. Edith có ý định quay trở về châu u thì tình cờ cô đọc được một bài phê bình với lời lẽ khích lệ đặc biệt trên một nhật báo lớn khiến cô thay đổi ý định. Edith ký hợp đồng hát một tuần cho Cafe Versailles, một phòng trà khá nổi tiếng ở Manhattan. Chính nơi đây, Edith mới được khán giả Mỹ công nhận nên tiếp tục cộng tác và sau này còn trở lại nhiều lần. Danh tiếng của Edith nhanh chóng lan tỏa. Nhiều nhạc sĩ cầu cạnh để cô hát ca khúc của họ.
Cũng tại Mỹ cô gặp và yêu Marcel Cerdan một võ sĩ quyền Anh. Một năm sau, vào ngày 28/10/1949, Marcel bạn cô thiệt mạng trong một tai nạn máy bay khi đi từ Paris sang New York . ngay hôm đó Edith có chương trình biểu diễn và cô đã dừng lại để khóc và vào đêm hôm sau ‘chim sẻ nhỏ’ lại nghị lực phi thường bước ra sân khấu cô hát đến bài thứ 6 thì Edith bật khóc rồi ngất xỉu. Đó là bài ‘Le chant d’amour’ (Ca khúc tình yêu). Nỗi đau này đã khiến cô tà tạ và triền miên suy sụp cho đến cuối đời. Kế đến là từ năm 1951 Edith lại bị tai nạn ô tô 3 lần. Những cơn đau vì tai nạn đó đax khiến cô phải sống lệ thuộc vào thuốc giảm đau và rượu. Năm 1952, cô kết hôn với ca nhạc sĩ Jacques Pills. Dù bị rượu và morphin tàn phá, thời gian này Edith lại bước lên tuyệt đỉnh của vinh quang. Ngày 25/9/1962 nhân ra mắt bộ phim ‘Le jour le plus long’ (Ngày dài nhất), cô đã hát từ tầng 1 của tháp Eiffel Paris với độ cao 57m cho 25.000 khán giả ngưỡng mộ. Bài hát kết thúc trong ánh sáng muôn màu của hàng ngàn pháo hoa rực sáng cả vùng trời bên bờ sông Seine lãng mạn.
Ngày 10 tháng 10 năm 1963 vào lúc 13 giờ 10, Edith Piaf qua đời tại Plas Cassier một thôn nhỏ nằm ở Grasse thuộc vùng Alpes-Maritimes, khi cô mới 47 tuổi nhưng đã phải chịu quá nhiều đau khổ về tinh thần và thể xác. Thi hài của ngôi sao ca nhạc nhẹ được bí mật chuyển về Paris, cái chết của cô được công bố chính thức vào ngày 11 tháng 10, cũng đúng ngày này Jean Cocteau, người bạn thân thiết của Piaf cũng qua đời. Édith Piaf được an táng tại nghĩa trang Père-Lachaise, Paris trong ngôi mộ cạnh người bố.
Công chúng Paris đặc biệt yêu quý và thương tiếc cô. Đường phố Paris đã kẹt cứng do hàng chục ngàn người đổ xuống đường tiễn biệt cô về nơi an nghỉ tại nghĩa trang Père La Chaise, trong khung cảnh của một buổi chiều buồn lạnh giá mùa thu.