Kiểu người như thế nào sẽ dễ bị bệnh trầm cảm?

Là người từng bị trầm cảm nặng nề và bị tra tấn gần như sắp chết, tôi từng không có hy vọng cho tương lai và chỉ trích bản thân, đôi khi tôi tức giận và hy vọng rằng thế giới này sẽ vỡ tan cùng với những nỗi đau của tôi. Khi đó, tôi không chỉ sa sút phong độ nghiêm trọng mà còn mất khả năng chăm sóc bản thân trong một thời gian khá dài.

Nhưng khi ý thức tự lực tự cường của một con người được đánh thức và họ bắt đầu muốn quay trở lại nguồn gốc bên trong của mình, cả thế giới sẽ có nhiều sức mạnh bất ngờ để giúp họ, và đó cũng chính là lúc tôi thay đổi bản thân mình. Khi tôi quyết định chữa lành cho bản thân, tôi bắt đầu tự mình xóa mờ những ký ức bị tổn thương thời thơ ấu của mình, và giải tỏa rất nhiều nỗi tức giận, bất bình, sợ hãi và những cảm xúc khác bị kìm nén. Sau khi bình tĩnh lại, tôi bắt đầu tập viết về lợi ích của bản thân và những người xung quanh.

Có lần tôi chán nản đến mức nằm trên giường 20 tiếng mỗi ngày, để tránh cho mình nỗi buồn quá độ, tôi lê lết ra ngoài đi dạo, tắm nắng và nghe mưa. Ngay từ đầu, tôi chỉ có thể đi bộ 5 phút 10 phút mỗi ngày, tôi muốn khóc ở một cột đèn giao thông, tôi cảm thấy như rút hết năng lượng ra khỏi người, mệt đến mức chỉ có thể ngồi xuống. bên lề đường và thở dốc một cách yếu ớt. Đến bây giờ, tôi có thể đi bộ 5km trong một hơi thở, tôi đã nỗ lực rất nhiều, rất nhiều, nguồn động lực này xuất phát từ việc tôi nhìn thấy những tổn hại mà tôi đã gây ra cho bản thân, và tôi muốn cân bằng bản thân. Hãy tự cứu mình trước, sau đó làm hòa với cha mẹ, và tạo ra một cuộc sống hoàn toàn mới trong tương lai.

Trước đây tôi đã thử nhiều phương pháp nhưng không thể thoát khỏi trầm cảm. Đó là do tôi không tin tưởng vào những phương pháp đó. Tôi luôn nghi ngờ và sợ rằng hy vọng của mình sẽ sụp đổ. Nên tôi đã không bao giờ luyện tập tốt.

Tuy nhiên, cùng với đó, tôi vẫn chưa tin tưởng các loại kiến thức và sự giúp đỡ của các thầy cô dành cho tôi. Mối quan hệ giữa một người và cha mẹ họ là nền tảng của tất cả các mối quan hệ giữa các cá nhân. Khi mối quan hệ của tôi với cha mẹ không suôn sẻ, thì mối quan hệ của tôi với giáo viên cũng sẽ như vậy. Nếu bạn chống lại cha mẹ và coi thường cha mẹ, thì bạn cũng sẽ vô thức chống lại và coi thường giáo viên. Sau này khi tôi chữa bệnh và viết về những điều tốt đẹp của mẹ tôi, tôi cũng bắt đầu thực sự tin tưởng vào sự dẫn dắt của thầy cô giáo. Khi thoát khỏi trầm cảm, bước đột phá quan trọng nhất là tin tưởng bản thân, coi mình là thầy, coi mọi việc là thầy, rồi coi cha mẹ là thầy, thầy là thầy của mình, và tất cả mọi người chính là cô giáo của tôi.

Nói tóm lại, tin vào phương pháp, tin vào thầy, tin vào chính mình, và tin vào vạn vật, bất kể bạn bắt đầu từ khía cạnh nào, bạn đều có thể đạt được hiệu quả chữa bệnh, cuối cùng bạn sẽ đạt được điều bạn muốn.

Trên đây là những chia sẻ của tôi, cảm ơn các bạn đã đọc, chúc các bạn gặp nhiều may mắn.

  1. Theo đuổi sự hoàn mỹ quá mức

2. Hay thích đè nén cảm xúc của bản thân.

Luôn để ý đến cảm xúc và nét mặt của người khác, thậm chí là không dám từ chối yêu cầu của người khác, quá mức hiểu chuyện, quá mức thiện lương, không dám nói ra suy nghĩ và câu từ chối của bản thân để không làm cho người khác khó xử. Có chuyện gì cũng đè nén trong lòng, không có cách nào để giải tỏa. Để không làm cho bản thân đau khổ, họ liền đóng chặt cửa sổ trái tim, khép mình và dồn ứ làm tê liệt tất cả các cảm xúc.

Có những lúc dù vui vẻ đến mấy cũng phải kìm nén lại. Để tình trạng như vậy lâu dài, thực sự là làm cho bản thân không thể vui vẻ, không thể hạnh phúc được nữa.

3. Có mầm mống của vết thương thời thơ ấu, mất kết nối với cha mẹ.

Nghiên cứu lâm sàng của bộ môn Tâm lý học cho thấy: Những đứa trẻ từng có gia đình đổ vở, có tuổi thơ không mấy tốt đẹp, bất kể vì lý do gì, đều sẽ để lại một vết thương tâm lý đau thương, tạo cho chúng cảm giác như chúng bị bỏ rơi. Hơn nữa, vết thương tâm lý này rất khó để có thể điều trị và xóa bỏ.

Người nào từ nhỏ không nhận được tình yêu thương, đều sẽ đi tìm kiếm và quỵ lụy sự yêu thương trong suốt cả đời mình, làm cho bản thân mình bi thương tới đầu rơi máu chảy, cũng giống như hạt thông trong câu truyện “Cuộc đời của hạt thông bị người đời ghét bỏ”.

4. Không có sự giao lưu ngôn ngữ và kết nối đầy đủ giữa các thành viên trong gia đình.

Lúc còn nhỏ, bố mẹ chỉ quan tâm đến việc học hành, làm ăn và cuộc sống riêng của mình, chứ không từng quan tâm tới cảm xúc cá nhân của con gái; lại còn hay nói mấy câu như kiểu: “Học sinh thì chỉ cần học tốt là được rồi, còn phải quan tâm điều gì khác sao?”, “Còn khóc nữa đến lúc tao tức mày, không cần mày nữa đó.”, từ chối việc giao tiếp có hiệu quả với con trẻ.

Sau khi trưởng thành, chủ đề nói chuyện giữa người nhà cũng chỉ loanh quanh vài câu: “Ăn cơm chưa?”, “Đi ngủ chưa?” “kết quả thi sao rồi”, hoặc là nói chuyện như lý thuyết cứng nhắc, suốt ngày nói những thứ đạo lý đao to búa lớn với con trẻ, mà không từng nghe con tâm sự những lời trong lòng.

5. Trầm cảm sau khi sinh.

Sau khi sinh con xong, những bà mẹ mới thường sẽ không thể ngủ một giấc ngon lành, còn phải thường xuyên dỗ dành đứa con lúc nào cũng khóc nháo không ngừng. Cùng lúc đó, họ phải đối mặt với sự thay đổi của nội tiết tố, thân hình chảy sệ xấu xí, thêm vào cả sự phức tạp trong mối quan hệ gia đình, cũng như xung đột trong công việc, v…v…

Những người mẹ mới này sẽ dễ dẫn tới những trạng thái cảm xúc như bị tổn thương -> tức giận -> trầm cảm, v…v… Những người mẹ này sau khi sinh, không có đủ “dương khí” (*), không có đủ năng lượng, không có sự vui vẻ hiện hữu về lâu về dài dễ phát triển thành bệnh trầm cảm sau khi sinh.

(*) : Ám chỉ một khoảng không gian riêng, không có thời gian tận hưởng cuộc sống như người bình thường.

6. Trật tự trong gia đình hỗn loạn, con cái phải đảm đương sự việc một cách miễn cưỡng.

Có một vài người phụ nữ, sau khi nhận những sự tổn thương từ chồng mình, đặc biệt thích tố khổ với con mình. Trước mặt con cái, mắng cha của con mình vô dụng như thế nào, bạo lực như thế nào, mong muốn con cái có thể đi khuyên giải cha nó, hoặc là muốn con cái bảo vệ bản thân mình, điều này sẽ khiến cho những đứa con bị mất đi nguồn năng lượng sống từ cha của bọn chúng.

Hay như là thường xuyên kể về khuyết điểm của người thân, họ hàng nào trong gia đình với con mình, nói với con mình ông bà nội của bọn chúng trọng nam khinh nữ, ngày đó thiếu chút nữa thì không cho mẹ sinh con, v..v…

Những việc làm bên trên rất dễ khiến cho nền móng gia đình bị lung lay, khiến cho đứa con không được đứng đúng vị trí của mình trong gia đình, khiến chúng phải gánh chịu quá nhiều trách nhiệm, khiến cho bản thân chúng ngày càng không có sức sống, ngày càng chán nản.

7. Trầm cảm do phá thai.

Chúng ta nên tôn trọng căn nguyên của mọi chuyện, đừng cố giấu giếm hay quên nó đi. Giống như việc từng nạo phá thai, hay đứa con của mình mất đột ngột khi còn nhỏ, có một số người vì để tránh sự đau thương, gần như sẽ xóa đi sự tồn tại của đứa trẻ này. Việc làm đó vô tình sẽ tạo ra một khoảng trống, một hố đen tâm lý trong lòng các thành viên của gia đình, dòng họ, vô hình trung làm ảnh hưởng tới cả những đứa con khác còn đang sống cùng với họ, khiến cho việc học tập của chúng bị trễ nãi, sa sút tinh thần.

Đôi lúc, việc phá thai này còn trực tiếp ảnh hưởng tới cơ thể người mẹ. Người mẹ này sẽ luôn dằn vặt, tự trách bản thân, thậm chí là muốn đi theo cả đứa con đã về thế giới bên kia của mình, lâu ngày tích tụ cũng có thể dẫn tới bệnh trầm cảm.

8. Các thành viên trong gia đình thiếu sự bao dung và mở lòng.

Mỗi người trong chúng ta đều ở trong một hệ thống với nhiều quy mô khác nhau, chẳng hạn như gia đình, trường học, công ty,… Trong những hệ thống này, chúng ta đều phải tôn trọng quy luật tổng thể của cuộc sống.

Những người bị người thân trong gia đình bài trừ hoặc ghét bỏ vì phạm tội hoặc mắc lỗi, hoặc trẻ em bị gia đình đem đi làm con nuôi, hoặc những người đã từng bị tổn thương trong gia đình, đều nằm trong hệ thống này. Chúng ta đều phải dành cho họ một vị trí trong lòng mình, nếu không những đứa trẻ nhạy cảm, trong sáng sẽ dễ sinh ra nỗi bất an, sợ hãi trong gia đình. Cùng với những cảm giác không an toàn, dần dần những thứ đó về lâu về dài tích tụ lại, liền biến thành bệnh trầm cảm.

9. Cách cân bằng cuộc sống sai lầm.

Có những đứa trẻ nhận thức được rất rõ công lao của cha mẹ đối với mình, nhưng chúng không có khả năng báo đáp lại những kỳ vọng từ phía bố mẹ, vô hình chung nhận phải áp lực quá lớn, kết quả là tạo ra cảm giác tội lỗi. Vì thế, chúng hy vọng có thể dùng cách coi thường bản thân, biến cuộc sống của bản thân trở nên tồi tệ, để chứng minh rằng công lao của cha mẹ trong sinh mệnh này là không đáng giá. Đây chính là một cách cân bằng sai lầm.

10. Chìm đắm trong thế giới của bản thân, không tiếp tục để cuộc đời mình sang một trang mới.

Một số người sau khi trải qua những đau thương lớn, ví dụ như nợ nần, bệnh tật, ly hôn …, để rồi tự chìm đắm trong thế giới của riêng mình, buồn bã, khóc lóc, không muốn đứng dậy bước tiếp.

Nhưng điều làm bạn đau khổ không phải là những sự kiện đó, mà là nhận thức, suy nghĩ, lựa chọn của bạn. Bạn không muốn buông bỏ quá khứ, mà cứ liên tục nhìn lại những việc trong quá khứ đó, diễn giải nó một cách quá cảm tính. Do đó, họ sẽ rơi vào tình trạng trầm cảm do chính họ tạo ra và không thể tự giải thoát cho mình. Người không tự giải thoát cho mình trước thì chẳng có ai nguyện hỗ trợ cả, người đã mà có ý chí tự cứu lấy bản thân, thì đều được người khác giúp, đến ông trời cũng sẽ giúp.

11. Thích tự biên tự diễn drama bằng đầu óc, nhưng lại có suy nghĩ tiêu cực.

Rất nhiều người nội tâm có cảm giác thiếu thốn, tuổi thơ có nhiều ký ức xấu, những mầm mống này dễ bị ảnh hưởng bởi ngoại cảnh và yếu tố môi trường bên ngoài, sẽ sinh ra sự đổ lỗi.

Ví dụ, tôi hiện tại xui xẻo như vậy, là vì lãnh đạo đì tôi, lúc nào cũng tạo áp lực với tôi, các đồng nghiệp luôn xét nét gnh ghét tôi, lúc nào cũng bị ra rìa, chẳng chóng thì chầy tôi cũng sẽ bị đứng đường mà thôi Nhưng thực tế thì lãnh đạo, đồng nghiệp của anh ta cảm thấy mọi việc không hề nghiêm trọng đến thế, chính là vì trong đầu người này còn lưu lại ấn tượng về thời thơ ấu bị cha mẹ chối bỏ, liền dễ dàng kích thích cái mầm mống tự ti tiêu cực trong mình. Người mà anh ta oán hận muốn trả đũa lại chính là cha mẹ anh ta, vì vậy cần phải có một liệu trình thích hợp để chữa liền lại vết sẹo của tuổi thơ đau khổ đó.

12. Giam mình tiêu cực trong nhà cả ngày, kèm suy nghĩ quá nhiều.

Thường là sẽ chịu không nổi mà suy nghĩ về một số sự việc, cho dù là việc đó đã qua rất lâu rồi, thì vẫn là không ngừng nhớ đến. Vì sao ngày đấy lại bỏ học? Vì sao ngày đấy cô ấy lại chia tay tôi? Vì sao mà kẻ đó lại nhẫn tâm lừa tiền tôi như vậy? Càng nghĩ không thông, càng khiến cho bản thân thêm đau lòng, phẫn nộ, xấu hổ, chán nản. Khi con người càng chán nản, thì càng không có động lực để vận động, không ra khỏi cửa nhà, tiến về phía trước trong cuộc sống. Cuối cùng, cuộc sống cứ một vòng luẩn quẩn rối như tơ vò, cuối dùng dần bước vào con đường trầm cảm.

13. Để cảm xúc thăng trầm một cách quá độ.
“Phẫn nộ tức giận nhiều gan, yêu đương thích thú nhiều thì hại tim, suy nghĩ nhiều tâm tư nhiều hại lá lách, đau buồn nhiều thì hại phổi, sợ hãi nhiều thì hại thận”. Nếu cảm xúc của một người trải qua thăng thăng trầm quá độ, đều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe. Mỗi con người đều cần có một trạng thái “cân bằng”, vậy nên mỗi khi chúng ta gặp phải vấn đề về thể chất hay tâm lý, thực ra đó chính là một quá trình sửa chữa : “chỉnh lệch” của cơ thể, giúp cơ thể trở về trạng thái “cân bằng” vốn có ban đầu.

14. Ít vận động, thể chất và tinh thần ký huyết kém lưu thông.
Vận động có thể giúp cho chúng ta vượt qua những rào cản trong thực tế. Khi chúng ta tập thể dục, năng lượng sẽ được lưu thông khắp cơ thể một cách tuần tự và rộng khắp. Trí tuệ, tinh thần của chúng ta cũng là một dạng năng lượng, vì vậy trong quá trình chúng ta vận động, linh hồn và tinh thần của chúng ta cũng sẽ từ trạng thái hỗn loạn mà trở nên trật tự hơn. Khi đó chúng ta sẽ không có thời gian để có những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực, đồng thời cũng sẽ tăng thêm không gian tinh thần cho chúng ta. Cho dù chỉ là đi bộ trong một giờ đồng hồ thôi, cũng là một bài tập thể dục tốt cho mọi người.

15. Tự tấn công bản thân, khiến nội tâm bị tổn thương nghiêm trọng
Sự tiêu hao lớn nhất của mỗi con người, không phải đến từ sự suy giảm trí tuệ hay thể chất, cũng không đến từ những sự tranh đấu với đồng loại hay với tự nhiên, mà đến chính từ cuộc chiến với bản thân mình. Bởi vì trong cuộc chiến này, bất luận là về phương diện nào, súng ống, đạn dược, quân binh hay chiến thuật, cũng đều chỉ có mình bạn, không ai có thể hỗ trợ bạn chiến đấu và đứng dậy cả.

16. Ngủ không đủ, ngủ không yên giấc.
Giấc ngủ chính là liều thuốc bổ tốt nhất, thế nhưng trong cuộc sống hiện đại bây giờ, rất nhiều người không thể có cho mình được một giấc ngủ ngon. Bởi vậy ban ngày họ không có tinh thần, tâm trạng cũng không tốt, thường cáu gắt, xử lý công việc hàng ngày phải bỏ ra nhiều công sức hơn mà kết quả thì không bằng. Nếu như là một người thực sự nghiêm túc, theo đuổi sự hoàn hảo quá mức, sẽ tự trách mình vô dụng, đặt ra cho bản thân nhất định phải cố gắng gấp năm gấp mười, để giúp cho hiệu quả công việc trở về bình thường. Rồi đến buổi tối, sẽ lại vì quá để ý đến giấc ngủ mà càng thêm lo lắng, lại càng không ngủ được. Tình trạng mất ngủ kéo dài còn khiến cơ thể ngày càng suy nhược.

17. Chơi máy tính, điện thoại di động thời gian dài
Trong thời đại không thể tách rời điện thoại di động và máy tính, có rất nhiều người xem điện thoại di động và máy tính hơn 8 tiếng mỗi ngày. Trong “ Hoàng Đế nội kinh” (*) có nhắc đến đôi mắt là cửa sổ tâm hồn con người, cũng là nơi đưa tinh khí (tinh thần, sức lực) vào các cơ quan nội tạng.

Khi dùng điện thoại, máy tính quá nhiều, bạn sẽ làm tiêu hao đi những tinh khí, tinh thần đó của bạn. Lâu dài sẽ làm tổn thương năng lượng của bạn, cũng chính là sức sống của cơ thể bạn. Thực tế các bạn cũng có thể thấy mấy ông IT, ông nào mà viết code, java + mà càng giỏi thì càng hói =))))))

Ngoài ra, những đoạn phim ngắn hấp dẫn, mới lạ ngu ngốc trên tiktok cũng sẽ khiến bạn ngày càng trở nên vô tổ chức, ngày càng bốc đồng, không thể khiến bản thân bình tĩnh và khó ngủ vào ban đêm. Việc đắm chìm trong thế giới mạng và thiếu giao tiếp thực tế sẽ khiến một người dễ bị trầm cảm.

(*) : Hoàng Đế nội kinh (giản thể: 黄帝内经, phồn thể: 黃帝內經, bính âm: Huángdì Nèijīng) là một tài liệu y học cổ của Trung Quốc, được coi là nguồn gốc giáo lý cơ bản của nền y học cổ truyền Trung Quốc trong hơn hai thiên niên kỷ.

18. Thích yêu cầu, phán xét người khác
Càng đòi hỏi nhiều, càng làm bản thân đau khổ; việc đòi hỏi quá nhiều từ người khác chính là nguồn gốc dẫn đến sự đau khổ của bản thân. Thế giới này là một vòng tròn, những cách những gì mà bạn cho đi đối xử với người khác một ngày nào đó sẽ quay lại với chính bạn. Bạn cho đi tình yêu, tình yêu sẽ trở về với bạn. Bạn cho đi những lời chỉ trích, rồi cũng sẽ nhận lại những lời chỉ trích đó từ người khác. Bởi vậy từ việc chỉ trích những người xung quanh, chỉ trích những việc nhỏ nhặt như thời tiết xấu hay đồ ăn ở nhà hàng đó không ngon, dần dần trở thành lời oán thán số mệnh bản thân, cuối cùng không còn hy vọng dành cho thế giới hay con người ở đây nữa, cũng dễ dàng tiến vào con đường trầm cảm.

19. Công việc áp lực cao, càng đẩy nhanh sự sụp đổ thể chất và tinh thần
Nhiều người coi mình như những cỗ máy, hận không thể hoạt động 24 giờ một ngày, luôn muốn dùng sức mạnh ý chí của mình để vượt qua giai đoạn khó khăn này. Nhưng điều này cũng giống như một chiếc máy tính có phần cứng cũ kỹ, phiên bản thấp, nhiều rác và một đống virus, lúc này ổ cứng sẽ chỉ khiến máy tính ngày càng chạy chậm hơn, thậm chí là sập nguồn, chết máy.

Nếu công việc này không phải là điều bạn thích, đi làm mỗi ngày chẳng khác nào đi xuống mồ, về lâu dài sẽ càng dễ khiến con người rơi vào trạng thái trầm cảm.

20. Bỏ qua cảm xúc, thể xác và tinh thần của bản thân trong một thời gian dài
Thế giới này có nhiều các lĩnh vực trí tuệ khác nhau, cũng có cả trí tuệ thể chất và trí tuệ về tinh thần. Tầm quan trọng của hai phần đầu tiên luôn được đánh giá cao hơn nhiều so với phần cuối cùng.

Tuy nhiên, ở cuộc sống hiện đại, có rất nhiều người gần như mất đi sự liên kết với cơ thể mình, không biết cơ thể mình sưng, đau, nhức ở đâu, khi nào cần ngủ nghỉ, thư giãn, xả hơi. Chỉ khi cơ thể và tinh thần thực sự đau đớn, bạn mới chú ý đến cơ thể mình, khi đó sẽ rất dễ gây ra những nguy hại về thể chất và tinh thần. Cơ thể biết nhiều vấn đề về tinh thần của chúng ta hơn chúng ta nghĩ, vì vậy chúng ta cần kết nối với cơ thể đúng cách, nhận thức được cảm xúc và giải phóng được những trầm cảm, tức giận và lo lắng.

21. Không chăm lo tốt cho cuộc sống hàng ngày của bản thân.

Khi bạn đau khổ và chán nản, nếu bạn có thể chăm sóc cơ thể của mình tốt, thì nó cũng sẽ chăm sóc bạn. Khi con người lo lắng, mệt mỏi, cơ thể và tinh thần luôn trong tình trạng “tồi”, lúc này nên ăn những thực phẩm đơn giản hơn để giảm áp lực tiêu hóa ở dạ dày, ruột và tiết kiệm lượng năng lượng có hạn của cơ thể. Lúc buồn ăn ngọt một chút sẽ vui vẻ hơn

Tuy nhiên, con người càng ở trong tình trạng tiêu hao quá mức, thích dùng đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay, lạnh và kích thích để đối phó với việc tâm trạng của bản thân không tốy, điều này sẽ càng làm trầm trọng thêm tình trạng ứ trệ thể chất và tinh thần, tăng khả năng mắc bệnh trầm cảm trong tương lai.

22 . Không có việc làm, không chăm chỉ, không có định hướng nghề nghiệp
Ai cũng muốn có cuộc sống ổn định, giàu đẹp nhưng giá nhà đất vẫn cao, nuôi con nhỏ thì áp lực như bị núi đè, nếu như còn không có được công việc ưng ý, không phát triển được sự nghiệp thì người ta dễ sinh ra lo âu, chán nản, mất nhiệt huyết với cuộc sống, không biết ý nghĩa của cuộc sống.

Lúc này, bạn phải bình tĩnh, chữa lành vết thương cho bản thân, điều chỉnh cuộc sống, lột bỏ những ham muốn mà xã hội gán cho bạn, lấy chính bạn làm gốc để thiết lập một cuộc sống mới.

23. Thiếu hụt cảm xúc nội tâm, luôn mong chờ người khác dành tình cảm cho mình.

Bất kể là ai, việc đem chìa khóa để mở cửa hạnh phúc của bản thân mình đem giao vào tay người khác, đều là một việc làm vô cùng nguy hiểm. Ngay cả khi đối phương là cha mẹ, chồng con, công việc… Sự thiếu hụt tình cảm bên trong không thể bù đắp bằng tình yêu của những đối tượng bên ngoài này. Bạn chỉ có thể hàn gắn vết thương thời thơ ấu của mình với sự giúp đỡ của chuyên gia tâm lý trị liệu, xóa tan nỗi sợ hãi và duy trì nhận thức trong cuộc sống, để bạn không cảm thấy bất an hay thậm chí bị trầm cảm mọi lúc.

24. Thiếu sự kết nối và hòa mình với tự nhiên.

Con người hiện đại chúng ta hàng ngày sống trong những tòa nhà cao tầng, giữa những bê tông cốt thép, quá xa vời với thiên nhiên. Nguyên khí giữa đất trời là đại bổ và đồ bổ rẻ nhất, nó còn hơn rất nhiều so với việc bạn bỏ ra hàng đống tiền để mua nhân sâm, đông trùng hạ thảo này kia. Nếu bạn có tiền để mua những thứ đồ bổ này, không bằng bạn tìm đến một ngôi làng nhỏ có phong cảnh đẹp để nạp lại năng lượng trong môi trường tự nhiên, như vậy cũng có thể tránh xa chứng trầm cảm. Suốt ngày ở trong nhà buồn chán, cũng không muốn kéo rèm lên sẽ càng khiến con người ngày càng khép kín và trầm cảm hơn.

25. Thích xem những bộ phim ba xu, lâm ly bi thương.
Tôi (tác giả) từng bị trầm cảm nặng, nhưng tôi đặc biệt thích xem phim buồn và nghe những bản nhạc buồn, tôi sống nội tâm và nhạy cảm, không ai có thể giao tiếp nên tôi chỉ có thể quan sát cuộc sống của người khác trên phim.

Nếu bất kỳ bộ phim nào có thể gây ấn tượng với tôi ngay lập tức, để tôi cũng có thể hồi phục lại bản thân thì tốt rồi. Tuy nhiên, nhiều câu chuyện thành công trong phim đều nhìn từ góc nhìn những người có nhiều sự lệch lạc, và thành công trong thực tế đòi hỏi nhiều yếu tố khác nhau, khoảng cách như vậy càng khiến người ta bớt hy vọng vào cuộc sống.

26. Những điều người khác không hiểu, lại quy tội về cho bản thân.

Nhiều người cho rằng trầm cảm là đạo đức giả, là điều vớ vẩn, suy nghĩ nhiều, nông nổi, sau đó sẽ thuyết phục người bệnh làm việc chăm chỉ, kìm nén cảm xúc, làm một người trưởng thành, tình cảm ổn định, không gây chuyện.

Nhưng trạng thái và khí chất của một người là tấm gương phản chiếu toàn bộ chất lượng cuốc sống của người đó, gồm cả những mối quan hệ gia đình đằng sau. Những trường hợp trầm cảm mà tôi tư vấn gần đây, có những cái chết ngoài ý muốn, và những câu chuyện về nỗi uất hận tột cùng đối với cha mẹ, gia đình của họ.

Không tìm hiểu về căn nguyên của bệnh trầm cảm, làm việc mù quáng đối với bản thân mình chỉ khiến cho mọi việc tệ đi mà thôi.

27. Mang tâm lý nạn nhân.
Khả năng và hành trang quan trọng nhất để bước vào xã hội là gạt bỏ tâm lý nạn nhân trong trí óc mỗi chúng ta. Bản thân bạn phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những gì mình làm ra và xảy ra với mình, biết yêu và chấp nhận bản thân. Dũng cảm đối mặt với nỗi buồn và nỗi đau trong cuộc sống. Chỉ bằng cách hiểu được sự thật về nỗi đau của bạn, với sự giúp đỡ của mọi người, loại bỏ đi vết thương trong lòng, nâng cao về nhận thức bản thân, thì mới có thể vượt qua được những nỗi đau của chính mình..

28. Không thể tự bình tĩnh.
Nhiều người thích đeo tai nghe để nghe nhạc và đi dạo, khi về nhà lại bật TV để tràn ngập âm thanh xung quanh, để chống lại sự cô độc trong lòng. Tuy nhiên, yên tĩnh khí sinh ra trí tuệ, trí tuệ lại sinh ra trí tuệ, một chút tĩnh lặng suy nghĩ cùng tự vấn cũng có thể tạo ra cả sự nghiệp. Khi một con người có thể bình tĩnh đối diện với cuộc sống, đối diện với công việc, không mơ mộng đến những thứ xa vời, hay một trạng thái tốt hơn, rất khó để người ấy bị chứng trầm cảm.

29. Luôn áp đặt chính mình
Đính cái mác “Tôi không đủ tốt” trong lòng mà đi nỗ lực đi phấn đấu, mà những nỗ lực đó chỉ có thể đổi lại những kết quả hạn chế. Suy nghĩ tiêu cực, không có sự nhận thức và hiểu biết về tiềm lực tiềm thức của bản thân, thì điều này không chỉ cản trở thành công của bạn, mà còn thực sự trói chặt hai chân bạn một chỗ.

30. Đừng tự trách bản thân quá nhiều, hãy học cách dũng cảm tiến về phía trước.
Nhiều người vì bị trầm cảm mà làm ra một số việc gây tổn thương cơ thể, hoặc ảnh hưởng đến tương lai hoặc hôn nhân của họ, mà tự trách và oán giận bản thân .

Bạn cần biết rằng những cảm xúc tiêu cực như vậy không có ích gì cho bạn, bạn nên xem những gì bạn đang làm và đang hủy hoại cơ thể và tâm trí của bạn. Bây giờ bạn đã choáng ngợp rồi thì bạn không cần phải phán xét quá nhiều, chỉ cần bạn nhìn thấy bằng trái tim của mình thì cuộc sống sẽ trôi và cuộc sống sẽ có chiều hướng tốt đẹp hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *