Bên tháp Eiffel con tim đi lạc
Một thời cuồng si giữa trời Paris.
*
Triển lãm “Great Exhibition of the Works of Industry” tổ chức tại Luân Đôn 1885, nhà cầm quyền Pháp bỗng nhận ra rằng phía sau những tiến bộ nghệ khoa học kỹ thuật, là hình bóng của những lợi ích chính trị, và sẽ là phí phạm nếu không biết tận dụng nó đến chốn đến nơi.
. Ngày 8 tháng 11 năm 1884, Jules Ferry ký sắc lệnh chính thức tổ chức Triển lãm Hội Chợ thế giới năm 1889 tại Paris, thời gian từ ngày 5 tháng 5 tới 31 tháng 10 năm 1889. Năm được chọn chính là dịp kỷ niệm 100 năm Cách mạng Pháp, Paris sẽ lại một lần nữa được nâng lên hàng “trung tâm” văn minh thế giới.
Để đạt mục đích này, tháp Eiffel được xây dựng, vơi một công trình kiến trúc bằng thép tại công viên Champ-de-Mars bên cạnh sông Seine .Tên của tháp được đặt theo tên của ngài kiến trúc sư Gustave Eiffel, sau khi công ty của ông thiết kế và xây dựng công trình .
Tuy nhiên, Gustave Eiffel không phải là người sáng tạo ra thiết kế. Hai kỹ sư của công ty là Eiffel là Maurice Koechlin và Emile Nouguier đã thiết kế bản vẽ. Sau khi Kiến trúc sư trưởng Stephen Sauvestre sửa chữa nhiều điểm. Quyền xây dựng ngọn tháp được đăng ký với tên Eiffel cùng Koechlin và Nouguier. Rất nhanh sau đó, Gustave Eiffel mua lại quyền của hai kỹ sư này để nắm độc quyền về tương lai ngọn tháp .
Tháp Eiffel hoàn thành vào năm 1889 với kỳ vọng trở thành đỉnh điểm của Triển lãm thế giới 1889 tại Paris, nhân kỷ niệm 100 năm Cách mạng tư sản Pháp. Qua đó Pháp muốn khẳng định với thế giới mình là một cường quốc công nghiệp, đồng thời thể hiện tính táo bạo của người Pháp dám khởi đầu một cuộc cách mạng mới trong lịch sử ngành kiến trúc sử dụng sắt, thép, gang…Tháp Eiffel có chiều cao nguyên bản là 300m. Với cột ăng-ten trên đỉnh, tháp đạt đến chiều cao 325m.
Ngay từ ban đầu, bên cạnh chức năng du lịch tháp còn được sử dụng cho các mục đích khoa học. Một phòng thí nghiệm về khí tượng và hàng không đã chiếm dụng tầng cao nhất của tháp. Ngày nay, tháp tiếp tục là một trạm phát sóng truyền thanh và truyền hình cho toàn Paris. Hơn một trăm năm nay nước Pháp và thủ đô Paris gắn liền với hình ảnh tháp Eiffel. Thật khó hình dung nếu Paris không có tháp Eiffel. Vậy mà đã có thời kì, sự ra đời của tháp bị nhiều người phản đối kịch liệt. Tháp Eiffel là công trình đã gây ra nhiều tranh luận nhất ở Paris. Không một người dân nào ở thủ đô nước Pháp sống vào cuối thế kỷ XIX lại có thể thờ ơ với sự xuất hiện của tháp Eiffel. Khi đang trong quá trình xây dựng, ngọn tháp đã nhận nhiều lời gièm pha. Nhiều nghệ sĩ cho rằng công trình sắt thép đồ sộ này xấu xí và kì dị, sẽ là một vết đen trên bầu trời Paris. Thậm chí, một nhóm kiến trúc sư và học giả đã ký vào văn bản phản đối việc xây dựng ngọn tháp.
Tuy nhiên, tháp Eiffel vẫn được hoàn thiện và thành công nhanh chóng, trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất thế giới. Ngày này tháp Eiffel đã trở thành nguồn cảm hứng của nhiều văn, nghệ sĩ. Tháp xuất hiện trong rất nhiều tác phẩm hội họa, nhiếp ảnh, văn học, điện ảnh, truyền hình. Chiều cao và sự nổi tiếng khiến tháp Eiffel trở thành đích ngắm cho nhiều nhà thể thao trình diễn cũng như những người mạo hiểm thực hiện các hành động liều lĩnh.Bắt đầu từ những thập niên cuối của thế kỷ 20, quảng trường Champ-de-Mars cùng với tháp Eiffel là nơi tổ chức các lễ hội, các buổi hòa nhạc của thành phố Paris, là nơi hội tụ của tao nhân mặc khách, hào hoa lãng mạn từ mọi miền các đất nước.
Với kiến trúc độc đáo, tháp Eiffel còn ẩn chứa một điều đặc biệt trên đỉnh tháp mà không có nhiều người biết. Chính vì vậy mà mỗi năm tháp Eiffel hút hơn 7 triệu du khách đến tham quan của tổ hợp thép với 1.671 bậc thang, tháp được làm từ 15.000 tấm sắt và 2.5 triệu chiếc đinh tán, nặng 8.092 tấn, trong quá trình thiết kế tòa tháp mang tên mình, Gustave đã cho xây dựng một căn phòng bí mật trên đỉnh tháp hầu như không ai được phép đặt chân vào.
Điểm đặc biệt khác lạ với cấu trúc cầu kỳ của tháp, căn phòng của Gustave chỉ là một nơi cư trú đơn giản như bao căn phòng bình dân khác ở Paris trong thế kỷ 19, với những tấm thảm, giấy dán tường, tủ và một buồng ngủ.
Có thể nói đây là một căn phòng tồi tàn nhất Paris, nhưng đây chắc chắn là vị trí đẹp nhất để chiêm ngưỡng toàn thành phố. Từ đây, người ta có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh Khải Hoàn Môn, Vương cung thánh đường Sacré-Coeur, sông Seine và muôn vàn cảnh đẹp khác của thành phố Paris mộng mơ. Trong cuốn sách La Tour Eiffel de Trois Cent Mètres, tác giả Henri Girard giải thích vào thời điểm đó, tham quan căn phòng là niềm mơ ước của toàn bộ người dân Paris. Vì thế, rất nhiều người sẵn sàng chi khoản tiền lớn để ngủ trong căn phòng trong một đêm, nhưng những đề nghị của họ đều bị kỹ sư Eiffel từ chối.
Trong khi cả tòa tháp được làm từ thép thì căn phòng nhỏ được thiết kế với những đồ nội thất bằng gỗ, giấy dán tường hoa văn nhiều màu và một cây đàn piano. Kiến trúc sư còn thiết kế một phòng thí nghiệm nhỏ, nơi đặt các trang thiết bị khoa học công nghệ cao thời đó.
Căn phòng cũng là nơi kỹ sư Eiffel thường dùng để tổ chức những cuộc gặp gỡ trong thời gian ông ở Paris. Phần lớn khách trong các bữa tiệc là nhân vật nổi tiếng và những người có ảnh hưởng lớn trong giai đoạn ấy bao gồm cả Thomas Edison. Căn phòng đã được khóa lại sau khi kỹ sư Eiffel qua đời và chỉ mới mở cửa lại cho công chúng tham quan vào năm 2016. Dù vậy, du khách chỉ có thể nhìn căn phòng này qua khung cửa kính chứ không được vào bên trong. Có một bà cô …họ bà con xa của tôi, làm công tác bảo quản tầng cao ở tháp kể cho tôi nghe rằng, ngài đại kỹ sư muốn giữ riêng căn phòng này cho mình là để ban đêm ngài lén nhìn xuống các mái… nhà, dọc theo hai bờ sông Seine để chiêm nghiệm “một cái gì đó” mà bà cô không biết chi mô?
Thật tế nếu bạn trèo lên tầng cao nhất tháp để nhìn xuống hai bờ sông Seine, rất có thể bạn có nhiều cái để mà…nhìn thấy. Bạn sẽ nhìn thấy những mái nhà lợp kẽm lóng lánh màu xanh xám đặc biệt mà Pháp vẫn nổi tiếng một quốc gia có nhiều di sản phi vật thể. Nhiều người có lẽ không biết “ mái nhà” là gì? Theo tôi mái nhà là một phần quan trọng của ngôi nhà, nếu không muốn nói là một đặc điểm để nhận diện của hình thái kiến trúc. Với các căn nhà ở hay công trình dân dụng, mái là bộ phận quan trọng phản ánh rõ nhất sự khác biệt khí hậu, vật liệu địa phương và kỹ thuật xây dựng đương thời. Đến các vùng xứ lạnh có tuyết rơi nhiều, sẽ thấy ngay những mái dốc lớn, dày, kết cấu gỗ đồ sộ, ốp vật liệu đá kiên cố, và vì thế chiếm tỉ lệ lớn trong khối tích công trình. Ngược lại, ở khu vực nắng ấm, độ dốc mái lại thấp hơn hẳn, vật liệu, kết cấu cũng thoáng nhẹ hơn, để đảm bảo thông thoáng, thoát nhiệt là chủ yếu. Vì thế, yếu tố mái, từ vật liệu, tỉ lệ đến đường nét, là « tấm danh thiếp » cô đọng bản sắc và lịch sử địa phương.
Cũng trong quy luật đó những mái nhà lợp kẽm (zinc), hiện che phủ phần lớn các tòa nhà ở Paris, giữ trong nó dấu ấn của thời kỳ bước ngoặt của quy hoạch và kiến trúc thủ đô Pháp, và trở thành đặc trưng cảnh quan đô thị đến tận ngày nay. Mái kẽm màu xanh xám, vốn che phủ khoảng 80% các tòa nhà ở Paris, một trong những đặc trưng kiến trúc của kinh đô ánh sáng Paris, có nguồn gốc thế nào, trong khi ở nhiều vùng miền khác tại Pháp, mái nhà chủ yếu là ngói đất nung màu nâu đỏ. Các Kiến trúc sư cũng là một người chuyên về cảnh quan và di sản.
Đối với một số du khách đến thăm Paris, chắc không ai cũng bỏ lỡ cơ hội lên thăm đồi Montmartre, một quần thể kiến trúc đặc biệt của nhà thờ Sacre Coeur, khu phố nghệ sĩ và những nấc thang huyền thoại.
Montmartre tọa lạc trên một đỉnh điểm cao nhất Paris , khách tham quan Montmartre được có cơ hội ngắm toàn cảnh Paris từ trên cao. Và có lẽ họ sẽ không thể không ấn tượng trước một biển màu xanh ghi của những mái kẽm trải dài đến tận chân trời, điểm xuyết màu ghi sẫm của mái đá phủ các công trình lớn, những mái đồng xanh vì oxy hóa theo thời gian của nhà thờ Madeleine, Đại điện Grand Palais hay chớp vàng lấp lóa của Điện Invalides. Nếu khéo léo chọn được thời điểm ngồi bên những bậc thềm trên đồi Montmartre lúc hoàng hôn buông xuống, ta sẽ được chiêm ngưỡng ánh sáng cuối ngày lấp lánh phản chiếu trên những mái kẽm như sóng bạc. Hoặc giả, ngay giữa một chiều đông xám xịt mù đặc khí hậu miền Bắc nước Pháp, khung cảnh vẫn không làm ta thất vọng, bởi màu mái đan hoà như tan vào màu trời, thành một lớp loang xám xanh trên bức tranh màu nước. Ngoài ra, đứng trên những công trình cao như nóc Khải Hoàn Môn, Nhà thờ Đức Bà, tháp Eiffel cũng đủ để mọi người ngắm nhìn những trùng điệp mái nhà Paris phủ màu xanh xám.
Không biết có phải vì chính ngọn đồi Montmartre vốn là nơi quy tụ của giới nghệ sĩ thời đầu thế kỷ 20, mà khung cảnh Paris trải dài những mái nhà ghi xanh đi vào nhiều tranh vẽ của các họa sĩ lớn như Cezanne, Van Gogh, Gustave Caillebotte hay Nicolas de Staël và sau này là trong những bức ký họa màu nước như của Fabrice Moireau, rồi đến bộ ảnh Paris đầy chất nghệ thuật của Michael Wolf hay Gilles Mermet .
Người yêu điện ảnh Pháp cũng được mãn nhãn với những khung hình mái nhà Paris trong nhiều bộ phim nổi tiếng, từ chú chuột Ratatouille ngồi ngắm những mái nhà trong màn đêm, đến trường đoạn rượt đuổi gay cấn của nam tài tử Belmondo trên những mái nhà trong bộ phim « Peur sur la ville », hay trong nhiều cảnh quay của bộ phim lãng mạn đạt 4 giải César và đề cử Oscar « Le fabuleux destin d’Amélie Poulain”, và gần đây nhất là những cảnh panorama 4D Paris đầy ấn tượng trong bộ phim Hugo Cabret dành 5 giải Oscar ».
Hơn trăm năm trước, họa sĩ Van Gogh đã trải qua những tháng năm ngắn ngủi của đời nghệ sĩ trong một căn gác mái khu đồi Montmartre, nơi ông đã ngắm và vẽ những mái nhà Paris, với niềm hy vọng trong những ngày chập chững bước vào nghiệp vẽ, bởi Kinh Đô Ánh Sáng là mảnh đất tự do để ươm mầm nghệ thuật, và ở đó, vẻ đẹp sóng mái xanh ghi đã in sâu trong tiềm thức của những tâm hồn yêu mến Paris hoa lệ.