Tất cả chúng ta, thậm chí đứa trẻ lên 3 cũng được dạy rằng: Hãy nói “Cảm ơn” khi người khác giúp đỡ mình và “Xin lỗi” khi mình phạm sai lầm. Lâu dần 2 khái niệm này đảm nhiệm luôn cả việc “thể hiện phép lịch sự”, có thể nói chúng luôn đi với nhau và là biểu tượng cho phép lịch sự trong giao tiếp. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, bạn hãy nói “Cảm ơn” thay vì “Xin lỗi” ngay cả khi bạn mắc lỗi. Tại sao à?
“𝐗𝐢𝐧 𝐥𝐨̂̃𝐢” 𝐥𝐚̀ 𝐭𝐮̛̣ 𝐡𝐚̣ 𝐭𝐡𝐚̂́𝐩 𝐠𝐢𝐚́ 𝐭𝐫𝐢̣ 𝐜𝐮̉𝐚 𝐛𝐚̉𝐧 𝐭𝐡𝐚̂𝐧:
“Tôi không có nhiều lỗi cho bạn xin đâu!” – Chắc hẳn bạn đã từng nghe câu này khi bạn xin lỗi ai đó đúng không? Đúng, đó chỉ là một câu nói đùa thôi, nhưng lại là một câu nói đùa rất thật. Không ai có lỗi cho bạn xin cả, người sai là bạn mà, bạn mới là người có lỗi mà bạn lại đi xin người ta. Vô lý không?
Nói vui vậy thôi, nhưng đúng à.
Tôi nói “Xin lỗi” là bạn đã tự hạ thấp giá trị bản thân mình vì nó làm giảm sự tự tin của bạn, nó biến bạn thành như kiểu tội đồ vậy á mà đa phần là không đến mức phải thế.
Ví dụ: Bạn có buổi hẹn với đối tác hay khách hàng mà bạn đến muộn, bạn nói:
“𝑇𝑜̂𝑖 𝑟𝑎̂́𝑡 𝑥𝑖𝑛 𝑙𝑜̂̃𝑖 𝑣𝑖̀ đ𝑎̃ đ𝑒̂́𝑛 𝑚𝑢𝑜̣̂𝑛!”
Vậy là bạn đã phơi bày lỗi lầm của mình với họ, cho họ thấy mình là người không biết quản lý, sắp xếp thời gian, vô hình chung bạn tự hạ mình xuống thấp hơn 1 bậc so với họ, trong khi đang hợp tác là thế cân bằng. Bất lợi không?
Tuy nhiên, ý của tôi không phải là lời “Xin lỗi” không quan trọng đâu nhé. Chúng ta vẫn sẽ bắt buộc phải nói lời xin lỗi trong một số trường hợp nhất định, khi chúng ta mắc những lỗi lầm nghiêm trọng cần sự ăn năn, còn cái chúng ta đang bàn luận là lời “xin lỗi” trong giao tiếp.
“𝐂𝐚̉𝐦 𝐨̛𝐧” – 𝐂𝐮̣𝐦 𝐭𝐮̛̀ đ𝐚̂̀𝐲 𝐪𝐮𝐲𝐞̂̀𝐧 𝐧𝐚̆𝐧𝐠.
Nếu như “Xin lỗi” làm giảm giá trị bản thân bạn thì “Cảm ơn” tức là bạn đang thể hiện lòng biết ơn, sự trân trọng đối với người đối diện, điều đó sẽ lan toả sự ấm áp đến với họ. Và dĩ nhiên, trong bất kỳ mối quan hệ nào thì sự trân trọng, cách nói lời cảm ơn chân thành luôn khiến cho mối quan hệ đó trở nên tốt đẹp hơn.
Hơn thế nữa, nói lời “Cảm ơn” sẽ không khiến cho giá trị của bạn bị giảm đi, thậm chí nó còn giúp lấp liếm đi những sai lầm của bạn.
Rất thần kỳ, phải không?
𝐇𝐚̃𝐲 𝐧𝐨́𝐢 “𝐂𝐚̉𝐦 𝐨̛𝐧” 𝐧𝐠𝐚𝐲 𝐜𝐚̉ 𝐤𝐡𝐢 𝐦𝐚̆́𝐜 𝐥𝐨̂̃𝐢.
Trong ví dụ trên, nếu như thay vì nói “Xin lỗi”, bạn nói:
“𝐶𝑎̉𝑚 𝑜̛𝑛 𝑣𝑖̀ đ𝑎̃ 𝑘𝑖𝑒̂𝑛 𝑛ℎ𝑎̂̃𝑛 𝑐ℎ𝑜̛̀ 𝑡𝑜̂𝑖!”
Bạn sẽ không cho khách hàng thấy lỗi lầm của bạn, nhưng vẫn khiến họ cảm thấy vui vì sự chờ đợi của họ đã được ghi nhận, được trân trọng. Nếu như bạn nói “Xin lỗi”, bạn chỉ cho họ thấy lỗi của bạn, vậy còn sự chờ đợi của họ thì sao?
Hay thay vì nói: “𝑋𝑖𝑛 𝑙𝑜̂̃𝑖 đ𝑎̃ 𝑙𝑎̀𝑚 𝑝ℎ𝑖𝑒̂̀𝑛 𝑏𝑎̣𝑛!”
hãy nói: “𝐶𝑎̉𝑚 𝑜̛𝑛 𝑣𝑖̀ đ𝑎̃ 𝑑𝑎̀𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑜̛̀𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑞𝑢𝑦́ 𝑔𝑖𝑎́ 𝑐𝑢̉𝑎 𝑏𝑎̣𝑛 𝑐ℎ𝑜 𝑡𝑜̂𝑖!”
Nếu bạn tự cho rằng bản thân đã làm phiền họ thì họ cũng sẽ nghĩ như thế.
Hoặc hãy nói: “𝐶𝑎̉𝑚 𝑜̛𝑛 𝑣𝑖̀ đ𝑎̃ 𝑏𝑎𝑜 𝑑𝑢𝑛𝑔 𝑣𝑜̛́𝑖 𝑡𝑜̂𝑖!” thay vì: “𝑋𝑖𝑛 𝑙𝑜̂̃𝑖 𝑣𝑖̀ 𝑛ℎ𝑢̛̃𝑛𝑔 𝑙𝑜̂̃𝑖 𝑙𝑎̂̀𝑚 𝑐𝑢̉𝑎 𝑡𝑜̂𝑖!”
Hãy nói: “𝐶𝑎̉𝑚 𝑜̛𝑛 𝑣𝑖̀ đ𝑎̃ 𝑙𝑎̆́𝑛𝑔 𝑛𝑔ℎ𝑒 𝑡𝑜̂𝑖!”
thay vì :”𝑋𝑖𝑛 𝑙𝑜̂̃𝑖 𝑣𝑖̀ 𝑡𝑜̂𝑖 đ𝑎̃ 𝑛𝑜́𝑖 ℎ𝑜̛𝑖 𝑛ℎ𝑖𝑒̂̀𝑢!”
Có một sự thật rằng con người luôn muốn nghe những điều tốt đẹp hơn là những điều tiêu cực, bởi vậy nên họ muốn nghe câu “Cảm ơn” hơn là câu “Xin lỗi”. Xin lỗi không phải là cách duy nhất để nhận lỗi, nếu bạn cảm thấy có lỗi, hãy nói “Cảm ơn” người đối diện vì họ đã gánh chịu hậu quả từ lỗi lầm của bạn, kèm theo đó là dành tặng họ những lời khen tuỳ với từng hoàn cảnh, tin tôi đi, cái nhìn của họ sẽ khác và họ sẽ đánh giá cao bạn hơn đấy. Tất nhiên trong cuộc sống chúng ta không thể tránh khỏi những lúc mắc sai lầm, nhưng đừng quá lạm dụng lời xin lỗi, điều đó sẽ khiến nó trở nên vô hồn, được phát ra một cách “lịch sự” mà không mang lại điều tốt đẹp gì cho chúng ta lẫn người nhận chúng. Vậy nên đừng quên, việc sử dụng phương tiện giao tiếp đắc lực là ngôn ngữ một cách hiệu quả chính là cách giúp bạn đạt được những thành công nhất định trong tương lai đấy.