Vòng đời của một lời nói dối

Một vài thông tin trước khi đọc bài:

Thí nghiệm nhà tù Stanford (Stanford Prison Experiment) được tài trợ bởi Cơ quan Nghiên cứu Hải quân Mỹ, diễn ra tại Đại học Stanford vào tháng 8/1971. Cuộc thử nghiệm cũng nhằm tìm hiểu các tác động tâm lý mà cái gọi là quyền lực đưa đến với con người. Nhóm nghiên cứu đo lường tác động của việc nhập vai, gắn nhãn và kỳ vọng xã hội đối với hành vi của các cai ngục trong khoảng thời gian hai tuần.

Trước khi thí nghiệm diễn ra, Zimbardo giả thiết rằng hành vi chịu tác động của hoàn cảnh hơn là do tính cách bẩm sinh. Để chứng minh giả thiết, ông chọn các sinh viên để đóng vai tù nhân hoặc lính canh trong môi trường nhà tù mô phỏng.

24 tình nguyện viên được chia ngẫu nhiên thành 2 nhóm lính canh và tù nhân với số người bằng nhau. Các lính canh được lệnh không lạm dụng thể xác tù nhân và được cấp kính râm phản chiếu để ngăn mọi giao tiếp mắt. Các tù nhân đã bị “bắt giữ” bởi cảnh sát thật và giao cho nhóm tiến hành thí nghiệm trong một nhà tù giả ở tầng hầm một tòa nhà thuộc khuôn viên trường Stanford.

Các sinh viên đóng giả tù nhân sau đó phải chịu sự đối xử tồi tệ y như tù nhân thực sự theo mô phỏng môi trường của một nhà tù ngoài đời thực. Zimbardo tạo ra một “bầu không khí áp bức” nhanh chóng, mỗi tù nhân được bắt mặc một “chiếc váy” như bộ đồng phục và mang xích khóa quanh mắt cá chân, sau đó bị đặt vào các tình huống khiến họ mất phương hướng, suy sụp tinh thần hoặc mất nhân cách. Các cai ngục giám sát tù nhân rất chặt chẽ. Tất cả người tham gia được quan sát và quay video bởi các nhà thí nghiệm.

Trong quá trình thí nghiệm, một số lính canh trở nên tàn nhẫn và chuyên chế, trong khi một số tù nhân trải qua các cảm giác ghê tởm, áp lực và tuyệt vọng.

Zimbardo dự định thí nghiệm diễn ra trong hai tuần, nhưng vào ngày thứ sáu nó đã chấm dứt do sự “ngược đãi tù nhân tăng cao đến mức báo động”.

Đó là vào tối muộn ngày 16/08/1971, Douglas Korpi 22 tuổi, một sinh viên tốt nghiệp trường Berkeley có thân hình mảnh khảnh, đầu bù tóc xù, nhợt nhạt, bị nhốt trong một chiếc tủ tối om ở tầng hầm của Khoa tâm lý học Stanford, người trần như nhộng, chỉ được khoác một chiếc áo choàng mỏng màu trắng đánh số 8612, và cậu ta đang ôm đầu hét trong hoảng loạn.

“Ý tôi là, Chúa ơi, bên trong tôi như đang bùng cháy!” cậu hét lên, tức giận đá vào cửa. “cậu không biết à? Tôi đang muốn thoát ra! Trong này tất cả đều như shit! Tôi không thể chịu đựng thêm một đêm nào nữa! Tôi không thể chịu đựng thêm được nữa!”

Đó là thời điểm quyết định thứ mà có lẽ đã trở thành nghiên cứu tâm lý nổi tiếng nhất mọi thời đại. Cho dù bạn đã học về “Thí nghiệm nhà tù Stanford” (SPE) nổi tiếng của Philip Zimbardo trong lớp học tâm lý nhập môn hay chỉ biết nó từ nguồn thông tin hành lang đâu đó, có thể bạn cũng đã nghe sơ qua về câu chuyện.

Zimbardo, một giáo sư tâm lý trẻ tại Stanford, đã xây dựng một nhà tù giả ở tầng hầm của Jordan Hall và xếp 9 “tù nhân” cùng 9 “lính canh” vào trong đó, tất cả đều là nam giới, thuộc độ tuổi đại học (theo những gì được viết trên báo), vai trò được giao ngẫu nhiên và được trả một mức lương khá hào phóng cho việc tham gia thí nghiệm. “Nhân viên” cấp cao của nhà tù bao gồm Zimbardo và một số học sinh của anh ta.

Cuộc nghiên cứu theo kế hoạch sẽ kéo dài trong vòng hai tuần, nhưng sau khi bạn gái của Zimbardo ghé qua vào ngày thứ 6 và chứng kiến các điều kiện trong “Nhà tù Stanford”, cô ấy đã thuyết phục anh kết thúc thực nghiệm. Kể từ đó, câu chuyện về những người cai ngục điên cuồng và làm tù nhân từng người từng người một khiếp sợ đã trở nên nổi tiếng trên thế giới, một tiêu chuẩn hành vi trở thành chủ đề của các cuốn sách, phim tài liệu và phim truyện – thậm chí là một tập phim của Veronica Mars.

SPE thường được sử dụng để dạy bài học rằng hành vi của chúng ta bị ảnh hưởng sâu sắc bởi các vai trò và hoàn cảnh xã hội, nơi chúng ta tìm thấy chính mình. Nhưng sâu xa hơn, đáng lo ngại hơn là tất cả chúng ta đều có một mầm mống của chủ nghĩa bạo lực (sadism lurking) tiềm ẩn bên trong chúng ta, chờ đợi để được nảy mầm nhờ vào hoàn cảnh. Nó được dẫn chứng để giải thích về vụ thảm sát ở Mỹ Lai trong Chiến tranh Việt Nam, nạn diệt chủng của người Armenia, và sự khủng khiếp của vụ thảm sát Holocaust. Và biểu tượng cuối cùng của sự thống khổ mà người đàn ông gây ra cho người anh em của mình là sự sụp đổ nổi tiếng của Korpi, xảy ra chỉ 36 giờ sau khi chứng kiến sự tàn bạo của những người bạn đồng trang lứa.

Chỉ có một vấn đề duy nhất: sự sụp đổ của Korpi là giả.

“Bất kỳ ai là bác sĩ lâm sàng đều biết rằng tôi đang giả vờ,” anh ấy nói với tôi vào mùa hè năm ngoái, trong cuộc phỏng vấn diện rộng đầu tiên mà anh ta đã tham gia. “Nếu bạn nghe đoạn băng, bạn sẽ thấy nó không hề hoàn hảo. Tôi diễn xuất không giỏi. Ý tôi là, tôi nghĩ tôi làm khá tốt, nhưng tôi bị kích động nhiều hơn là nghiêng về bị tâm thần. ”

Giờ đây, bản thân là một nhà tâm lý pháp y, Korpi nói với tôi màn trình diễn ấn tượng của anh ấy trong SPE thực sự được truyền cảm hứng bởi nỗi sợ hãi, nhưng không phải từ những tên cai ngục thích ngược đãi. Thay vào đó, anh ấy lo lắng về việc không thể vào được trường sau đại học

“Lý do tôi nhận công việc ấy là vì tôi nghĩ rằng mỗi ngày mình có thể ngồi một mình và học để chuẩn bị cho kỳ thi GRE,” Korpi giải thích về các Kỳ thi GRE (Graduate Record Examination (GRE) là bài kiểm tra tiêu chuẩn được sử dụng trong việc xét điều kiện nhập học sau đại học (Master hoặc PhD) ở các chuyên ngành khoa học tự nhiên và khoa học xã hội (trừ Y, Dược, Luật) tại Mỹ.) thường được sử dụng để xác định việc nhập học sau ĐH, anh nói thêm rằng mình đã được lên lịch thi kiểm tra ngay sau khi thí nghiệm kết thúc.

Một thời gian ngắn sau khi thí nghiệm bắt đầu, anh ấy đã xin sách của mình để học. Các nhân viên nhà tù đã từ chối. Ngày hôm sau Korpi hỏi lại, vẫn không được đáp ứng. Tại thời điểm đó, anh ấy nhận ra rằng, như anh ấy đã nói với tôi, “Công việc này chẳng mang lại lợi ích nào cả.” Đầu tiên, Korpi thử giả đau bụng. Khi cách đó không hiệu quả, anh đã cố gắng giả vờ suy sụp. Anh nói thêm, không phải là cảm thấy bị sang chấn tâm lý, anh ấy thực sự đã rất thích thú trong phần lớn thời gian ngắn ngủi của mình tại nhà tù, ngoại trừ cuộc ẩu đả với cai ngục trên chính giường của anh ấy.

“[Ngày đầu tiên] thực sự rất vui,” Korpi nhớ lại. “Cuộc nổi loạn rất vui. Cũng chẳng để lại hậu quả nào. Chúng tôi biết [lính canh] không thể làm tổn thương chúng tôi, họ không thể động tay động chân với chúng tôi được. Họ là những đứa trẻ đại học da trắng giống như chúng tôi thôi, vì vậy đó là một hoàn cảnh rất an toàn. Nó đơn thuần chỉ là một công việc. Nếu bạn nghe cuốn băng, bạn có thể nghe thấy giọng nói của tôi trong đó: Tôi có một công việc tuyệt vời. Tôi phải la hét và hành động hết sức cuồng loạn. Tôi phải hành động như một tù nhân. Tôi đã hoàn thành tốt vai trò của mình. Đó là khoảng thời gian khá vui vẻ.”

Đối với Korpi, điều đáng sợ nhất trong cuộc thí nghiệm là khi người ta nói rằng, bất kể anh muốn từ bỏ thế nào đi nữa cũng không được phép rời đi.

“Tôi hoàn toàn bị sốc luôn,” anh nói. “Ý tôi là, việc đón tôi bằng một chiếc xe cảnh sát và cười cợt tôi là một chuyện. Nhưng họ thực sự đẩy game lên tầm cao mới bằng cách nói rằng tôi không thể rời đi. Họ đã nâng cấp nó lên một đẳng cấp khác. Tôi kiểu, “Ôi ba mẹ ơi.” cảm giác khi ấy của tôi là vậy đó. “

Một tù nhân khác, Richard Yacco, nhớ lại rằng cậu đã bị choáng ngợp vào ngày thứ hai của cuộc thử nghiệm sau khi hỏi một nhân viên cách từ bỏ cuộc thực nghiệm và biết rằng mình không thể. Tù nhân thứ ba, Clay Ramsay, đã rất thất vọng khi phát hiện ra mình bị mắc kẹt tại nhà tù nên anh ta bắt đầu tuyệt thực. “Tôi coi nó như một nhà tù thực sự, và vì [để thoát ra], bạn phải làm điều gì đó khiến họ lo lắng về trách nhiệm của mình,” Ramsay nói với tôi.

Khi tôi nói chuyện với Zimbardo vào tháng 5 vừa rồi về những tuyên bố của Korpi và Yacco, ban đầu anh ta phủ nhận về việc họ bị buộc phải ở lại.

“Dối trá,” anh nói. “Đó chỉ là một lời nói dối không hơn không kém”

Nhưng nó không còn chỉ là vấn đề về lời nói của Zimbardo chống lại các lời cáo buộc nữa. Tháng 4 vừa qua, một học giả và nhà làm phim người Pháp – Thibault Le Texier đã sử dụng văn thư lưu trữ của Zimbardo tại Đại học Stanford để kể một câu chuyện khá là khác về cuộc thí nghiệm. Sau khi Zimbardo nói với tôi rằng những lời buộc tội của Korpi và Yacco là vô căn cứ, tôi đã đọc cho anh ta một bản sao được Le Texier khám phá về cuộc trò chuyện giữa Zimbardo và nhân viên của anh ta vào ngày thứ ba của cuộc thí nghiệm: “Một điều thú vị là trong mấy gã đến từ hôm qua, có hai gã bước vào và nói rằng muốn rời đi, thế là tôi đã nói không,” Zimbardo nói với nhân viên của mình. “Chỉ có hai điều kiện giúp bạn có thể rời khỏi nhà tù, một là trợ giúp y tế, hoặc hai là bị tâm thần… Tôi nghĩ họ thực sự tin rằng họ không thể ra ngoài”.

“Bây giờ ư, được” Zimbardo hiệu đính bản thân qua điện thoại với tôi. Sau đó, anh ta thừa nhận rằng các mẫu đơn thỏa thuận đã được thông báo mà các đối tượng ký có bao gồm một mệnh đề an toàn cực kỳ rõ ràng: “Tôi từ bỏ cuộc thử nghiệm.” Chỉ có cụm từ chính xác đó mới có thể giúp họ ra ngoài.

“Không ai trong số họ nói điều đó,” Zimbardo nói. “Họ nói,‘ Tôi muốn ra ngoài. Tôi muốn gặp bác sĩ. Tôi muốn mẹ tôi, v.v., v.v. Về cơ bản, tôi đã nói với họ, “Bạn phải nói rằng,” Tôi từ bỏ cuộc thử nghiệm. “”

Nhưng các mẫu đơn thỏa thuận được gửi đến những người tham gia thử nghiệm của Zimbardo đã ký, có sẵn trên trang web trực tuyến riêng của Zimbardo, và chúng không hề đề cập đến cụm từ “Tôi từ bỏ cuộc thử nghiệm”.

Bản tường thuật tiêu chuẩn của Zimbardo về thí nghiệm nhà tù Stanford cung cấp phản ứng cảm xúc của các tù nhân như bằng chứng về việc họ bị ảnh hưởng mạnh mẽ như thế nào bởi sự ngược đãi của cai ngục. Cú sốc của việc cầm tù thực sự đem lại một lời giải thích đơn giản hơn và ít đột phá hơn nhiều. Nó cũng có thể có những quan hệ mật thiết với pháp lý, các tù nhân có thể sử dụng chúng cho các buổi kiện tụng. Korpi nói với tôi rằng, nuối tiếc lớn nhất trong cuộc đời anh ấy là không kiện Zimbardo.

“Tại sao chúng tôi không đâm đơn kiện vì bị tống giam?” Korpi được hỏi trong một cuộc phỏng vấn. “Thật xấu hổ làm sao! Đáng lẽ chúng tôi phải làm gì đó! ”

Theo James Cahan, cựu Phó nghị sỹ Quận Santa Clara của Đại học Stanford, Korpi có thể đâm đơn trong trường hợp: khoảng sáu giờ sau khi Korpi thể hiện mong muốn từ bỏ thí nghiệm, phần lớn thời gian ấy anh ấy bị giam trong tủ, và điểm này dường như đã đáp ứng đủ các yêu cầu luật định đối với việc bắt giam trái phép ở California.

Cahan nói, “Nếu anh ấy nói, ‘Tôi không muốn làm thực nghiệm nữa. Tôi muốn nói chuyện với anh về việc cho tôi ra ngoài’, và sau đó anh ấy bị nhốt trong phòng, thì tại thời điểm anh ấy đang cố gắng hoặc yêu cầu ra khỏi căn phòng đó để giao tiếp với tư cách là một nhân viên hợp đồng hoặc bất cứ tư cách nào khác mà anh ấy không được ra khỏi căn phòng đó, thì điều ấy dường như sẽ rất gần với việc vượt ra khỏi phạm vi của hợp đồng đã ký và rơi vào trường hợp vi phạm luật hình sự. “

Theo: Khám Phá Thế Giới

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *