PHÁT HIỆN HỌC SAI NGÀNH? NGHỈ HAY TIẾP TỤC HỌC?

Nếu bạn đang cảm thấy ít nhất 1 ý định chuyển ngành, hoặc đang hoang mang “Liệu mình đang học sai ngành” thì bài viết này dành cho bạn.

Hồi xưa mình năm 3 cũng hoang mang vì phát hiện mình học sai ngành rồi. Và bạn bè, anh chị mà mình quen biết cũng rất rất nhiều case gặp phải điều này.

Vài lý do phổ biến như này:

Vì trước đó chọn ngành vì tên nghe hay hay thui ạ

Bạn em nó khuyên em ngành A nhưng vào học mới biết em không thích số ạ

Vì bạn em nó cũng học ngành đó

Ba mẹ hướng em đi học Ngân hàng vì ngành này hot, nhưng vào học thì cực kỳ chán, em thấy không hợp

Khoan khoan, nhưng mà cứ bình tĩnh bạn nha.

Mình biết là có tới 78-80% sinh viên đều có cái cảm giác này vì đơn giản hệ thống hướng nghiệp từ năm cấp 3 của chúng ta có chút chưa mạnh.

Nhưng đây là một số ý kiến mà mình và bạn đã thảo luận cũng như từ kinh nghiệm cá nhân đã trải nghiệm.

Hướng thứ 1: Tiếp tục học

B1: Xác định lại điều bạn muốn học cái gì, thích gì, nếu không học ngành này thì học ngành nào, trường nào? Hoặc nếu không học thì làm gì?

B2: Nếu không tìm được câu trả lời cho câu hỏi ở trên thì bình tĩnh và cứ đi học tiếp đi các bạn nha.

Kiến thức tại đại học có thể chưa cần thiết ngay và sau khi ra trường có thể sử dụng được liền. Nhưng theo cá nhân mình trải nghiệm thì sẽ áp dụng được vào môt thời điểm nào đó nha.

Lý do tại sao bạn nên tiếp tục học:

1. Không có tiền đóng thêm học phí.

2. Phải định thần lại, dành thời gian cho bản thân suy nghĩ kĩ về ngành học vì ban đầu mình chưa biết được liệu rằng mình có thích nó hay không. Hãy cứ trải nghiệm nó một thời gian. Ít nhất là trong một năm đầu để xem môi trường đó có thực sự phù hợp hay không (Đằng nào cũng đóng học phí rồi).

3. Cái bạn thích và đam mê có thể là nhất thời vì giai đoạn này bạn có thể chưa chín chắn để ra cho mình một quyết định về lâu dài.

4. Năm đầu tiên thì đa số học về đại cương. Đã là đại cương thì chắc chắn ngành nào cũng phải học. Nên học ngành nào thì bạn cũng phải trải qua các môn đại cương.

5. Nếu bạn xác định được ngành mình yêu thích và đam mê. Thì hãy cứ học song song giữa cái bạn thích (Kiến thức, phần mềm, kĩ năng) và học các môn đại cương ở trên trường.

6. Việc học tiếp tục và nghiêm túc sẽ giúp bạn đạt được một số thành tựu nhỏ, từ đó có thể sẽ nuôi dưỡng niềm yêu thích với ngành học này.

————————

Để mình lấy ví dụ 1 case ha:

Bạn đam mê sáng tạo và muốn trở thành 1 content creator và sở hữu blog, youtube channel, tik tok 

Bạn đang học quản trị kinh doanh nhưng ngành quá rộng và chỉ học nền chung chung trong kinh doanh, bạn thấy chán

Nhưng nếu làm content creator cũng cần quản lý nội dung, phân bổ thời gian, nếu có làm cùng với team thì cần cách quản lý team, làm việc cùng team. Vậy là có sử dụng leaderships, kỹ năng làm việc nhóm, đã có áp dụng kiến thức học từ chuyên ngành quản trị kinh doanh rồi.

Đừng quá lo lắng nha, cứ trải nghiệm trước đi, tính sau. 

Sau đó tham gia trải nghiệm ở các mảng khác, mảng mà bạn thích, nhiều cơ hội để trải nghiệm mà.

Hướng thứ 2: Chuyển ngành, chuyển trường ngay và luôn:

1. Sẵn sàng bỏ số tiền đã đóng.

2. Chắc chắn được đam mê, sở thích và ngành nghề mình gắn bó sau này (Điều này khó xảy ra vì nếu bạn biết được như thế thì bạn đã không phải rơi vào hoàn cảnh này).

Hướng thứ 3: Bảo lưu đi trải nghiệm, hay còn gọi là gap year cũng được

Mình thấy gap year có 1 thời điểm là xu hướng, vì ai ai cũng muốn gap 1 năm để tìm hiểu bản thân, trải nghiệm sau đó quyết định về học tiếp hoặc là có thể sẽ hiểu hơn thực tế và áp dụng vào việc học.

Nhưng hãy cẩn thận, ở đây có bẫy…

Đừng gap year nếu như:

Bạn không biết mục đích của việc gap year để làm gì?

Bạn không có plan ít nhất cho 6 tháng trước khi quyết định bảo lưu

Điều này tránh việc ăn chơi, không biết làm gì rồi lại thất vọng về bản thân nhiều hơn

Trải nghiệm cá nhân nên nhờ mọi người cho thêm góc nhìn ạ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *