1, Ăn cơm ở đâu, để xe ở đâu, nghỉ trưa ở đâu?
Cái này hơi xàm nhưng thực tế nó lại sinh ra muôn vàn nỗi muộn phiền trong kiếp đi làm. Nên phải hỏi rõ ràng.
Nếu công ty nào không quan tâm đến ăn ở của anh em, không cho ngủ trưa, gửi xe xa lận tám nghìn kí lô mét, thế thì phỏng vấn chỗ khác đi.
Tất nhiên đừng đòi hỏi như là đi rì sọt. Theo tui thì công ty dừng lại ở level có tủ lạnh và lò vi sóng, có sàn trống để trải thảm bé bé ngủ trưa, có chú bảo vệ và bãi gửi xe ngay cạnh là đủ.
2, Công việc cụ thể của em là gì, khối lượng bao nhiu, có công việc phát sinh không, có làm thêm giờ không?
Cùng một vị trí “quay dựng phim”, nhưng mỗi công ty sẽ có một nhu cầu khác nhau. Có nơi cần quay nhiều dựng ít, có nơi phải ra ngoài làm việc, có nơi phải làm trong phòng thu không được bật điều hoà rất nóng.
Tui từng gặp trường hợp bên kia tuyển quay dựng cho phim chếch.
Tuy nhiên, câu này nên hỏi khéo léo, nên trình bày là em đã tìm hiểu về nội dung công việc cũng như yêu cầu của công ty, tuy nhiên, em muốn biết rõ ràng cụ thể hơn về các đầu việc thường xuyên xử lý để có chuẩn bị phù hợp.
Đừng có bảo em chưa biết vị trí này cần làm gì. Chưa biết thì các ông các pà đi chợ đi chơi đi rải CV phỏng vấn bừa chắc???
Công việc phát sinh và làm thêm giờ cũng thế. Không phải hỏi để chối đây đẩy không làm ngoài giờ không làm việc ngoài chuyên môn. Nếu cứng nhắc thế thì còn lâu mới tìm được việc.
Mình hỏi để tự lượng sức xem như thế thì mình có làm được không. Và mình hỏi để đàm phán về quyền lợi.
Cùng phải làm thêm giờ, nhưng có lương ngoài giờ vẫn tốt hơn không có, đúng chưa?
3, Em có được đóng bảo hiểm không? Bao giờ? Hợp đồng được ký khi nào?
Trong suốt quãng thời gian phỏng vấn ứng viên 2 3 năm nay, rất hiếm khi tui được thấy các bạn ứng viên hỏi cặn kẽ về vấn đề này.
Ai cũng ngại.
Nhưng nếu công ty làm ăn đàng hoàng thì nhà tuyển dụng không bao giờ ngán mấy câu hỏi như vậy. Họ sẽ trả lời rất kỹ. Cơ hội để pr “công ty của kao tốt lắm” mà, ngu gì không giải đáp cho kỹ?
Nếu nhà tuyển dụng lập lờ, hoặc vì thế mà có ác cảm với bạn, thì bạn nên đi phỏng vấn công ty khác. Tui nói thật.
4, Em cần thử việc mấy tháng và lương thử việc là bao nhiêu % lương chính thức?
Cái này cứ đúng luật mà nghe. Thông thường thử việc không quá 60 ngày, kết quả thử việc phải báo trước 3 ngày nếu không mặc định là được lên chính thức. Lương thử việc không dưới 85% lương chính thức.
Thường thì bên tuyển dụng sẽ chủ động nói luôn phần này khi họ giới thiệu về công việc, công ty, đãi ngộ. Nên không phải hỏi đâu.
Bên nào lập lờ cái này cũng chạy. Chạy càng nhanh càng tốt.
5, Em cần chuẩn bị trang thiết bị gì khi đi làm?
Có một số nơi yêu cầu laptop mạnh, máy ảnh cá nhân cái loại mấy chục trẹo ấy chẳng hạn. Không phải ai cũng có và nó là một khoản chi phí khá lớn nên mình phải hỏi trước.
6, Em sẽ được nhận những khoản thu nhập nào? Khoản nào fix, khoản nào tuỳ tình hình?
– Lương cứng có fix hông, dựa trên ngày công hay dựa theo tháng hay dựa theo kpi?
– Phụ cấp ăn trưa gửi xe có hông? Có fix hông?
– Thưởng ngày lễ có hông? Hông cần nhiều nhưng phải có mới vui nha.
– Thưởng KPI có mốc hông? Mọi người thường đạt mốc nào, hay đặt ra cho có chứ KPI cao như cây nêu chưa ai đạt được?
NHỮNG CHIẾC RED FLAG NẾU GẶP THÌ CHẠY NHANH CÒN KỊP
1, Văn phòng công ty bừa bãi lộn xộn
– Phải phân biệt giữa lộn xộn vì không ai thèm để ý và lộn xộn khi đang làm việc. Một số môi trường sản xuất khi vào giờ làm nó rất khủng khiếp, nhưng điều đó là bình thường.
– Dưới sàn nhà trong góc văn phòng có rác hông có giấy lộn hông có mạng nhện hông có vỏ kẹo hông?
– Có cốc nước nào có màu kỳ dị nhưng có vẻ lâu rồi không ai dọn hông?
– Có cửa sổ vỡ, đèn hỏng, bảng biểu cũ nát hông?
– Có bóng bay xịt từ hôm 8.3 trong khi nay là tháng 11 hông?
Nếu toàn là có có có có thì thôi mình né.
Các bạng phải nhớ nằm lòng một câu thế này, đi làm có zui không tinh thần có tốt không, hầu hết do thằng lead bé. Môi trường có sạch sẽ an toàn không, tất cả do những ông lead lớn.
Bạn phải để ý những điều cơ bản nhất để biết ông lead cấp cao nhất của công ty là dạng người gì.
Sàn nhà có vỏ chuối vỏ kẹo là do chủ công ty vô trách nhiệm. Nhớ đó.
2, Nhà tuyển dụng quanh co lập lờ
– Tiền lương có rõ ràng hông? Nếu hông chốt ngay ở phỏng vấn thì phải viết rõ trên mail mời nhận việc.
– Giờ làm có rõ ràng hông?
– Nội dung công việc có rõ ràng hông?
– Bảo hiểm có đóng cho hông?
Nếu toàn không không không thì bỏ đi. Nha.
3, Nhà tuyển dụng thích thách đấu IQ EQ
Trừ những công việc đặc thù ra, nếu HR có dấu hiệu hỏi lắt léo hỏi khó ứng viên, thì dẹp đi.
Zí dụ tui từng phỏng vấn vị trí cộng tác viên đào tạo của một công ty to to nọ.
Cái bạn phỏng vấn tui bản hỏi thế em đi làm vì gì? Tại sao em ứng tuyển zô công việc này?
Tui bảo vì em đã từng tiếp xúc với những công việc tương tự và thấy rằng cá tính của mình phù hợp, mình có thể làm tốt công việc này.
Em thích được làm việc với các bạn học viên và cũng thích được hỗ trợ các bạng.
Bạn lại hỏi tiếp. Thế nhưng mà em thích gì ở công việc này?
Dạ như em đã trình bày, em thích được hỗ trợ các bạng học viên ạ.
Bạn lại hỏi, thế em hông thích tiền à?
Dạ em thích. Nhưng công việc nào cũng có tiền thôi ạ nên em nghĩ chị mong muốn được nghe những lý do khác.
Cuối cùng bạn nhận tui. Nhưng tui không nhận bạn. Vì bạn hỏi vặn quá là xàm xí.
Một số trường hợp khác HR cũng có những câu hỏi rất là xàm chắc là đọc được trên mạng.
Bỏ đi.
Mình đi làm để làm công việc chuyên môn chứ có phải để giải ô chữ nhận thưởng đâu.
4. Nhà tuyển dụng chưa gì đã doạ
Chưa đi làm đã doạ anh ở đây là không chấp nhận đi muộn đâu đấy nhá.
Chưa phỏng vấn xong đã doạ chị là có rất nhiều ứng viên khác tiềm năng đấy nhá.
Chưa làm xong bài test đã doạ mình đánh giá kỹ năng chuyên môn của bạn hơi kém đấy nhá. Kém thì nhận tui vào làm gì gửi mail mời nhận việc làm chi?
Chưa đồng ý đi làm đã doạ công ty là có khoản phạt này khoản phạt này đấy nhá.
Ngoài doạ ra, nếu nhà tuyển dụng tỏ ra đẳng cấp quá, bạn cũng đi phỏng vấn chỗ khác đi.
Người đẳng cấp thật sự không phông bạt không phải không có, nhưng nếu bạn phỏng vấn với họ, bạn không ngồi đây đọc cái bài xàm xí này của tui đâu.
Để tui nói cho nghe, cứ bảo tuổi trẻ va vấp một tí cũng được. Nhưng thật sự là vấp gì chứ vấp phải công ty dở là bay mất luôn nửa cái tuổi trẻ.
Những công ty đầu tiên mình làm việc nó ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và cách tiếp cận công việc của mình sau này. Nên cố gắng chọn kỹ được bao nhiêu thì kỹ nha.
Hết văn rồi chốt thế thui nhá!!